Thỏ cái không chịu đực là hiện tượng không phải hiếm gặp để khắc phục nó người nên thực hiện các cách sau.

Biện pháp tạm thời khi thỏ cái không chiệu đực

Nếu thỏ cái không cho con đực chồm lên người mình để giao phối thì có thể làm những việc sau như biện pháp tạm thời để kích thích con cái: cho thỏ cái vào chuồng của thỏ đực khoảng vài giờ rồi để con cái lại vào chuồng của mình. Hoặc có thể lấy một ít cỏ bên chuồng thỏ đực và cho vào chuồng thỏ cái hoặc có thể nhốt con cái kế bên chuồng con đực khoảng 24-48 giờ. Sau đó, thỏ cái có thể cho thỏ đực phối giống cùng.

Những biện pháp dài hạn khi thỏ cái không chiệu đực

Những nguyên nhân chính thỏ cái không thể động dục dẫn đến không chịu thỏ đực:

♦ Thỏ cái khó bị động dục, chu kỳ động dục của nó hay thay đổi hoặc đã qua kỳ động dục.

♦ Thỏ bị viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục và âm hộ của thỏ tiết ra nước dịch màu trắng.

♦ Thỏ bị nhiễm nấm: thỏ cái còn nhỏ tuổi thì có thể bị nhiễm bệnh nấm ở kẽ chân hoặc tai, thỏ trưởng thành thì bệnh nấm thường xuất hiện ở bụng hay nách.

♦ Thỏ cái bị ghẻ thường có những biểu hiện sau: thỏ hay bị ngứa, rụng lông và thường có vảy đóng thành mảng ở tai. Thỏ thường dùng hai chân trước nắm tai vào mồm để cắn, cọ đầu vào thành chuồng hay đồ vật xung quanh; ở vị trí bị ghẻ ban đầu sẽ thấy rụng lông, sau đó xuất hiện các vẩy trắng xám, dầy lên và khô cứng lại. Đôi khi, có mủ do nhiễm trùng da xuất hiện ở dưới vảy ghẻ.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con thỏ thịt thả vườn, sinh sản tốt

Cách khắc phục tình trạng này

Sau khi đã tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân vì sao thỏ cái lại không động dục. Bước tiếp theo người nuôi nên có hướng điều trị và chữa bệnh cho thỏ:

♦ Đối thỏ bị ghẻ thì tiến hành cách ly con nhiễm bệnh sang chuồng khác và tiêm cho thỏ thuốc có đuôi mectin như Hanmectin hay Ivermectin dưới da gáy 1 lần với liều 0.5ml/ 2 kg trọng lượng cho thỏ khoảng 2 tháng tuổi. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra định kỳ 2 tuần 1 lần từng con ở các vị trí hay có ghẻ.

♦ Đối với thỏ bị nấm thì tiến hành cách ly thỏ ra khỏi đàn và sử dụng thuốc tiêm có chứa các hoạt chất Ivermectin để điều trị cho thỏ với liều lượng là 1cc đối với thỏ nặng khoảng 0.7kg. Bên cạnh đó, dùng thuốc bôi nấm để bôi ướt vào vùng da bị nấm của thỏ liên tục trong 4-5 ngày mỗi ngày 1 lần.

♦ Đối với thỏ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục có chữa bằng cách tiêm thuống kháng sinh. Tuy nhiên tốt nhất là người nuôi nên liên hệ với bác sỹ thú y để có thể thăm khám kịp thời và có hướng điều trị tốt nhất cho thỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *