Thỏ có tên tiếng anh là gì?

Thỏ ( rabbit) là động vật có vú, đây là loài động vật có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ có giá trị kinh tế cao, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Con thỏ có bao nhiêu loại, cách phân biệt.

Thỏ được chia làm 7 loại, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 4 loại điển hình gồm thỏ Mỹ, thỏ Pháp, thỏ Bỉ và Thỏ đỏ Newzealand. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân biệt của 4 loại này nhé.

Thỏ Bỉ

Thỏ Bỉ ( Belgian Hare) là loại thỏ có nguồn gốc từ Bỉ. Đây là loài có giá trị kinh kinh tế cao, đắt tiền. Thỏ Bỉ không phải là thỏ đồng chính gốc mà nó được lai tạp để có hình dáng giống với loại thỏ đồng. Những đặc điểm nổi bật của loại thỏ này như: là loại thỏ thông minh nhất, nhảy nhanh hơn các loại khác, thân mảnh mai và thon dài, tai cao và có đôi chân dài, cứng cáp. Giống thỏ này không được dùng để lấy thịt mà dùng để lấy lông vì đặc điểm của chúng có lông bóng và dày, cân nặng trung bình của giống thỏ nào dạo động trung bình từ 2.7- 4.1kg.

Thỏ đỏ New Zealand

Thỏ đỏ New Zealand đỏ có nguồn gốc từ Mỹ, đây là giống nuôi để lấy thịt tốt bởi chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn những loại thỏ khác, sinh sản nhiều và nhanh, thịt thơm ngon và hấp dẫn. Ngoài ra thỏ đỏ còn là loại động vật được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Cân nặng trung bình của giống thỏ đỏ New Zealand khoảng từ 4-5 kg.

Kỹ thuật cách nuôi cá mè trắng giống, thương phẩm lớn nhanh nhất

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con gà thịt, thả vườn, đẻ trứng tốt

Hướng dẫn kỹ thuật, cách nuôi con vịt con, thịt, thả vườn đẻ trứng tốt

Thỏ Pháp

Thỏ Pháp còn được gọi với cái tên khác là thỏ Flemish, đây là giống thỏ có nguồn gốc từ Bỉ. Thỏ Pháp có thân hình lớn, chân cao, tai dài và dày, hơi cụp xuống. Ngoài việc nuôi để cung cấp thịt và lông thì loại thỏ này còn nuôi để làm thú cưng và trình diễn. Trọng lượng trung bình của chúng từ 2,5-3kg.

Thỏ Mỹ

Thỏ Mỹ( American Rabbit) là loại thỏ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, đặc trưng của giống thỏ này có bộ lông trắng mượt và xám xanh. Đặc tính của Thỏ Mỹ là dễ nuôi, sinh sản cao, có khả năng kháng bệnh tốt, không kén ăn. Cân nặng trung bình của giống thỏ này khoảng 2- 4kg sau 2 tháng nuôi. Mặc dù chúng có nguồn gốc từ Mỹ nhưng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Trên đây là một số đặc tính của từng giống thỏ.

Thức ăn của thỏ là gì?

Thỏ ăn rau gì, lá gì, củ gì?

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về thức ăn của thỏ.

Thức ăn hàng ngày chủ yếu của thỏ là cỏ khô, rau tươi và hạn chế loại thức ăn viên. Trong cỏ khô có chứa nhiều chất xơ, là chất quan trọng để duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh của thỏ còn thức ăn viên dễ gây béo phì cho nó.

Rau xanh được bổ sung nhiều vào chế độ ăn hàng ngày, nó có thể ăn thỏa thích miễn là không để chúng bị tiêu chảy. Các loại rau tốt cho sức khỏe của thỏ như rau cải ngọt, cải xanh, rau xà lách, ngò, cái xoong, húng quế, cải xanh, cải xoăn, cải thìa, cải rổ, rau bồ công anh, rau mùi tàu, ớt xanh, cỏ lúa mì, súp lơ, dưa chuột, bí đao, măng tây, cà tím, cây bạc hà, mùi tây,…

Các loại củ và trái cây yêu thích và đặc biệt tốt cho sức khỏe của thỏ gồm củ su hào, cà rốt, củ cần tây, táo, chuối, lê, dâu tây, đào, cà chua, nho, xoài, dứa,…

Câu hỏi được mọi người thắc mắc nhiều nhất là “ thỏ có uống nước được không? Và thỏ con, thỏ mẹ có uống được sữa không?” thì ngay bây giờ chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn.

Thỏ có uống nước không?

Câu trả lời là thỏ CÓ uống nước và nước rất cần thiết cho sự phát triển của nó. Lượng nước cần thiết cho thỏ bổ sung trực tiếp chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể, khoảng 200-1500ml nước. Và có nhiều ý kiến cho rằng thỏ uống nước sẽ khiến nó bị đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều thậm chí uống nước làm chúng tử vong. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm,việc thỏ uống nước và gặp phải những tình trạng trên là do nguồn nước không được đảm bảo, trong nước có chứa các khuẩn ecoli, cầu trùng nên dẫn đến những tình trang trên.

Để giải quyết vấn đề trên thì chủ trang trại cần lắp hệ thống nước lọc để đảm bảo an toàn và điều chỉnh lại lượng nước mỗi ngày.

  Thỏ con, thỏ mẹ có uống được sữa không?

Thỏ mẹ không được uống sữa, bởi vì sẽ làm thay đổi đột ngột vì những chất lạ có trong sữa và gây ra đau bụng, tiêu chảy. Còn thỏ con chưa mở mắt thì được uống sữa bột công thức, sữa bột công thức nên cho thỏ uống là sữa bột làm từ sữa DÊ.

CHÚ Ý: Tuyệt đối không cho thỏ con uống SỮA BÒ.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi thỏ nhanh lớn

Kỹ thuật cách nuôi thỏ đẻ

♦ Để năng suất được hiệu quả, năng suất cao thì chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

♦ Vị trí chuồng thỏ đẻ: Không gần nguồn nước, không ồn ào, không gần đường giao thông, không đông người, vị trí cần thoáng mát, cao ráo.

♦ Trần nhà của thỏ cần sử dụng những vật liệu tốt để mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

♦ Vách tường làm bằng gỗ, tre hoặc lá, có thể là bằng gạch, xi măng nhưng phải thoáng mát.

♦ Nền nhà bằng xi măng hoặc lát gạch đỏ để dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.

Chọn  thỏ làm giống:

♦ Thỏ cái cần chọn những ngon không quá mập, lông mịn, lương phẳng, xương chậu rộng, chân khỏe.

♦ Thỏ đực: con đực chiếm vai trò rất quan trọng nên cần phải chú ý chọn những con khỏe mạnh, hai má phình ra, tai dài và cứng, đầu to vừa, ngực mông và đùi nở nang, lưng rộng nhưng hơi khum vồng lên phía sau. Không chọn những con ăn nhiều vì ăn nhiều làm chúng sản sinh tinh trùng kém.

Thức ăn của thỏ dùng làm giống:

Thỏ trong giai đoạn sinh sản cần ăn nhiều loại thức ăn, đặc biệt không thể thiếu là các loại thức ăn có hàm lượng đạm thô cao,  đây là loại giúp thỏ mẹ phát triển ổn định, sinh sản dễ dàng và tốt cho con bú.

Khẩu phần ăn trong giai đoạn mang thai như sau:

♦ Tuần thứ 2: tăng 5% tổng thức ăn một ngày,

♦ Tuần thứ  3 : tăng lên 10% so với tuần thứ 2

♦ Tuần thứ 4: Tăng lên 15% so với lượng thức ăn ở tuần 2

Khẩu phần ăn thay đổi sau khi đẻ như sau:

♦ Tuần 1: tăng 10% toàn bộ thức ăn.

♦ Tuần 2 và 3: tăng lên 30% toàn bộ lượng thức ăn

♦ Tuần 4: tăng lên 40% so với lượng thức ăn tuần 1.

Chăm sóc thỏ sinh sản:

Tuổi sinh sản của thỏ: độ tuổi phát triển nhất, khỏe mạnh nhất và đạt yêu cầu phối đối với thỏ đực là từ 7-8 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 3kg trở lên. Trong giai đoạn này cần cho thỏ đực ăn nhiều rau,lúa, bắp, đậu. Không nên cho ăn nhiều tinh bột cì sẻ giảm khả năng động đực.

♦ Chu kỳ động dục của thỏ đực diễn ra từ 10-16 ngày, thời gian kéo dài từ 3-5 ngày.

♦ Mỗi con thỏ đực có thể ghép đôi được với 4-5 con thỏ cái.

Cho thỏ phối giống:

♦ Thời gian thích hợp để phối giống là vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

♦ Thời gian phối khoảng 5-10 phút, chủ trang trại cần đứng gần để theo dõi.

♦ Cho thỏ cái phối 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 tiếng.

Cách nhận biết thỏ mang thai:

♦ Sau 10 ngày phối giống, các chủ trang trại cần tiến hành kiểm tra để biết thỏ cái đã mang thai chưa.

♦ Dùng tay vuốt nhẹ từ tử cun qua thành bụng rồi đến xương chậu, nếu có thai thì phần này sẽ mềm ở dạng hòn cục nhỏ.

♦ Hoặc các chủ trang trại chú ý quan sát nếu thấy thỏ cái nhổ lông ở bụng để ủ ấm cho con thì chúng sẽ đi chậm hơn bình thường, dữ hơn, không còn thích chạy nhảy.

♦ Chu kỳ một con thỏ mai thai khoẳng 30 ngày.

Thỏ đẻ:

♦ Gần đến ngày đẻ thì thay đổi lồng nuôi ổ để vừa với từng con, thỏ đẻ nhanh và hầu như không cần đến sự giúp đỡ của con người.

♦ Nhau thai thỏ sẽ tự ra ngoài khi đẻ, chúng ta cần quan sát và mang đi chôn ngay.

♦ Thỏ con sau khi ra đời cần được bú ngay để đảm bảo tỉ lệ sống sót cao.  

Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ con sau khi sinh.

Giai đoạn thỏ con còn ở với mẹ:

♦ Cần kiểm tra chuồng đẻ hàng ngày, dọn vệ sinh sạch sẽ.

♦ 1 tuần thay ổ đẻ một lần, sau 3 tuần thì bỏ ổ để nhốt chúng trong lồng.

♦ Đây là giai đoạn quan trọng của thỏ con nên cần cho bú đầy đủ, thỏ con khi được bú đầy đủ thì sẽ căng da, mập mạp. Còn những con thiếu sữa sẽ gầy còm, nhăn nheo.

♦ Sau 30-35 ngày thì thỏ con mở mắt.

♦ Giai đoạn cai sửa cho thỏ con khoảng 30-35 ngày sau sinh. Sau khi cai sữa thì nguồn thức ăn và nước cần phải bảo đảm, tránh gây rối loạn tiêu hóa.

Phòng ngừa dịch bệnh cho Thỏ:

Thỏ là loại động vật nhạy cảm, khi thời tiết và môi trường thay đổi thì sẽ dễ gặp bệnh tật vì vây khi nuôi cần chú ý đến khẩu phần ăn, thức ăn cần sạch sẽ và có xuất xứ rõ ràng, vệ sinh chuồng sạch sẽ.

Kỹ thuật cách nuôi thỏ con.

♦ Mỗi lứa thỏ đẻ từ 9-10 con, số lượng có thể thay đổi tủy vào thể trạng sức khỏe của chúng. Tuy nhiên việc nuôi con khéo hay vụng tùy vào thỏ mẹ, thỏ mẹ có thể nuôi 4,5 con nhưng lớn không đều nhưng có những thỏ mẹ nuôi 9 con mà lớn đều như nhau. Do đó, đối với những con sinh qua nhiều ta nên bỏ qua bớt những ổ ít con nhờ nuôi hộ. Đây được gọi là phương pháp dồn con.

Những lưu ý khi thực hiện hiện biện pháp này như sau:

♦ Chọn những ổ có ngày sinh như nhau.

♦ Thỏ sẽ nuôi con khi trên người nó không có mùi của con người, vì vậy cần phải rửa tay sạch sẻ.

♦ Nên dồn con vào ban đêm để thỏ mẹ không biết.

♦ Chọn những con có màu sắc lông hơi giống nhau để tránh thỏ mẹ không biết.

♦ Sau 12 ngày tuổi thỏ mới bắt đầu mở mắt và phát triển hơn. Nhưng tới khoảng 3 tuần tuổi thì chúng mới bắt đầu cứng cáp, mạnh dạn để đến các máng tìm thức ăn, nước uống.

♦ Không nên đột ngột cai sữa của thỏ con mà phải tiến hành từ từ.

Kỹ thuật cách nuôi thỏ giống

♦ Thỏ mở mắt khoảng 9-13 ngày sau khi sinh, các chủ trang trại có thể tập cho thỏ ăn tại lồng bằng rau xanh và các loại thức ăn bổ sung mà không cần cho theo mẹ. Bằng cách làm như vậy chúng ta tạo điều kiện để thỏ con cai sữa và thỏ mẹ cũng ít bị ảnh hưởng bởi thỏ con. Thỏ con sẽ cai sữa từ 30-35 ngày tuổi.

♦ Tiêm vaccine phòng những bệnh nguy hiểm và phổ biến ở thỏ. Dùng vaccine xuất huyết thỏ, chuồng trại cần vệ sinh sạch sẽ ở nơi thoáng mát.

♦ Thỏ con rất nhạy cảm và dẽ bị nhiễm ecoli nên phải áp dụng biện pháp phòng bằng kháng sinh ở ngày thứ 5-7.

♦ Trong một bầy thì các chủ trang trại tiến hành chọn thỏ con nhanh lẹ, có bố mẹ có sức khỏe tốt để làm giống và cai sữa muộn hơn khoảng 6 tuần tuổi thay vì 3-4 tuần như những con khác.

♦ Sau khi cai sữa cho thỏ đực và thỏ cái ở tách biệt nhau.

♦ Khi thỏ được 4 tháng cho thỏ sống riêng từng con và nuôi từng lồng riêng, đánh số để dễ dàng kiểm soát và theo dõi sự phát triển của chúng.

Kỹ thuật cách nuôi thỏ thả vườn

Thỏ thả vườn không cần đầu tư nhiều chuồng trại, không cần thuê nhiều lao động và vẫn mang lại sản lượng cao cho chủ trang trại, mang lại giá trị kinh tế cao.

Đối với thỏ thả vườn chúng ta nên chọn giống thỏ có nguồn gốc, biết tình hình sức khỏe của bố mẹ.

Cách chăm sóc:

♦ Trước khi thả ra vườn cần tiêm vaccine đầy đủ cho thỏ.

♦ Thỏ là loại động vật dễ nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường và dễ mắc bệnh khi sống trong môi trường ẩm ướt vì vậy cần thả thỏ vào mùa hè khi thời tiết khô ráo.

♦ Mỗi lứa thỏ sẽ nuôi khoảng 3 tháng, sau đó các chủ trang trại nên cho môi trường sống của chúng hồi phục.

♦ Nên bổ sung thêm thức ăn  để thỏ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn ngoài những thức ăn có sẵn trong vườn.

♦ Cần chú ý quan sát để loại bỏ những con vật có thể gây hại đến những con thỏ có trong vườn nuôi của mình.

♦ Đối với nuôi thỏ thả vườn thì chúng ta chỉ nên nuôi thỏ để lấy thịt, như vậy thịt thỏ sẽ ngon hơn. Không nên nuôi thỏ sinh sản vì điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Kỹ thuật cách nuôi thỏ trong chuồng

Chuẩn bị chuồng nuôi thỏ

♦ Chuồng thỏ được làm từ gỗ, tre hoặc sát nhưng phải đảm bảo được sự thoải mái, dễ dàng vệ sinh chuồng trại, dễ dàng để thỏ ăn và chăm sóc chúng.

♦ Chiều cao trung bình tốt nhất của chuồng là khoảng 45-50cm, tiếp đến chiều rộng khoảng 70-75cm, đáy chuồng phải làm bằng nam thẳng, khoảng cách giữa các nan khoảng 1,25-1,5 cm để tránh thỏ không bị vướng và kẹt chân.

Thức ăn của thỏ.

Thức ăn của thỏ gồm thức ăn thô, xanh, tinh và các loại thức ăn chế biến.

♦ Loại thức ăn xanh, thô là lá ngô, bắp cải, rau cải xoăn, lá chuối, cỏ voi,…

♦ Loại thức ăn tinh gồm các loại như ngô, sắn, lúa, khoai, thóc,..

♦ Không cho thỏ ăn các loại thức ăn khô cứng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của chúng.

♦ Có thể bổ sung thêm lượng thức ăn công nghiệp loại chuyên dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho thỏ con, hàng lượn đam từ 15-20%, hoặc có thể trộn thức ăn cho thỏ theo công thức 60% bột ngô+ 10-15 %( cám gạp, cám sắn)+ 15-20% cám công nghiệp. Sau đó cho vào máy và ép thành từng viên rồi phơi khô trước khi sử dụng.

Cách nuôi thỏ thịt.

♦ Buổi sáng: cho thỏ uống nước, sau đó cho thỏ ăn vào lúc 6-7 giờ, lượng thức ăn chiếm 5-8% trọng lượng cơ thể của từng con.

♦ Buổi trưa vào lúc 10-11 giờ, cho thỏ ăn những loại thức ăn thô xanh.

♦ Buổi chiều lúc 15-16 giờ, cho ăn các loại củ, quả như bí đó, cà rốt, khoai,…

♦ Buổi tối cho thỏ ăn vào lúc 20-21 giờ, thời gian này cho chúng ăn các loại thức ăn thô, xanh và cho ăn nhiều gấp 2  lần vào buổi ngày.

Chú ý:

♦ Cần giảm ánh sáng vào buổi chiều vào nơi sống của thỏ để thỏ có thể yên tĩnh ngủ nghĩ.

♦ Trước khi xuất chuồng giảm lượng thức ăn cho Thỏ.

Quy trình nuôi thỏ được chia làm 3 giai đoạn:

♦ Giai đoạn 1: ( 30-70 ngày tuổi) đây là giai đoạn thỏ sau khi cai sữa mẹ, trong giai đoạn này cần cho ăn các loại giàu dinh dưỡng, có nhiều vitamin A,B,C và có hàm lượng đạm cao. Trong thời gian này cũng cần chú ý đến nước uống cho chúng, nước uống phải được lọc sạch, không có các loại vi khuẩn nếu không thỏ sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.

♦ Giai đoạn 2: ( 70-100 ngày tuổi) là giai đoạn thỏ cỡ nhỡ, tách riêng thỏ đực và thỏ cái ra. Trong giai đoạn nay cần bổ sức thưc ăn giàu đạm và vitamin để thỏ phát triển toàn diện. Khẩu phần ăn của thỏ phần lớn là lá cây và các loại cỏ, bột ngô, sắn khô, khoai.

♦ Giai đoạn 3 ( 100- 120 ngày tuổi) đây là giai đoạn vàng thỏ được phát triển toàn diện nhất. Vật nuôi cần lượng thức ăn tinh bằng 1/9 lượng thức ăn thô xanh.

Khi thỏ đủ tiêu chuẩn về cân nặng để xuất chuồng thì thu hoạch.

Dưới đây chúng tôi tiếp tục giải đáp một số câu hỏi liên quan đến kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ.

Thỏ bị tiêu chảy thì làm sao? Dùng thuốc gì?

♦ Khi thỏ bị tiêu chảy thì cho thỏ nhịn ăn, bằng cách này bạn có thể quan sát quá trình, nguồn cung cấp nước và thức ăn của chúng. Thường xuyên kiểm tra xem thỏ tiếp tục bị tiêu chảy hay không, nếu sau một thời gian nhịn ăn và không bị tiêu chảy thì vấn đề ở nước hoặc thức ăn của thỏ có vấn đề.

♦ Nếu đến ngày thứ 2 thỏ nhịn ăn vẫn có hiện tượng tiêu chảy thì nguyên nhân không phải vì thức ăn hoặc do nước uống, mà khả năng vì thời tiết. Khi vào thời gian giao mùa, thỏ dễ gặp hiện tượng đau bụng vì lạnh và gặp phải tình trạng này.

♦ Khi thỏ bị tiêu chảy các bạn không nên cho chúng uống thuốc lung tung. Cần quan sát xem nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, sau đó báo triệu chứng với bác sĩ để giải quyết và cho thuốc phù hợp. Sau đó sẽ có kinh nghiệm cho những lần sau mà không cần đến bác sĩ.

♦ Một lưu ý nhỏ là khi một con trong đàn có vấn đề về sức khỏe cần tách chúng ra để không bị lây lan.

Làm sao khi thỏ cái không chiệu đực

Trong trường hợp này thì các bạn có thể bỏ thỏ cái vào lồng thỏ đực, để thỏ cái trong lồng thỏ được khoảng 5-6 giờ rồi bắt ra. Hoặc lấy cỏ của lồng thỏ đực cho vào lót ở lồng thỏ cái, bện cạnh đó bạn có thể cho lồng thỏ cái và thỏ đực cạnh nhau khoảng từ 24-48 giờ.

Nếu những cách làm trên mà thỏ cái vẫn không chịu thỏ đực thì dùng các phương pháp kích dục tố để kích thích lên giống và chịu cho đực phối.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi thỏ đẹp nhất

Thỏ là loài động vật dễ thương, hiền lành và sạch sẽ, do đó nó cũng là một trong những loại thú cưng được mọi người yêu thích. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi thỏ cảnh đẹp nhất nhé.

Cách chọn thỏ

♦ Giống thỏ là giống bạn phải chọn để nuôi, vì chúng có tính lanh lợi, dễ dàn tiếp xúc.

♦ Nên chọn những con từ 2 tháng tuổi trở lên, lúc này thỏ đã cai sữa và sống tự lập nên dễ dàng chăm sóc hơn.

Cách nuôi thỏ đủ chất dinh dưỡng

Chọn lồng cho thú cưng.

♦ Nên chọn lồng sắt vì chúng nhanh khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ và dễ vệ sinh lồng hơn. Lót gỗ nén ở dưới lồng để tránh ma sát gây tổn thương cho chân của bé thỏ, bên cạnh đó nó cũng giúp chúng dễ dàng nghỉ ngơi.

♦ Kích thước của lồng thỏ ko nên nhỏ quá, kích thước đương đối để thỏ có khoảng không gian để chơi.

Thỏ cảnh nên cho ăn gì?

Thức ăn yêu thích của thỏ là cỏ, lá cây, rau xanh. Bên cạnh đó bạn cũng phải bổ sung thêm các loại hạt, củ, thức ăn tinh để thỏ được phát triển toàn diện.

♦ Lá gồm lá ngô, lá mít, lá diếp cá, lá rau muống biển,…

♦ Củ gồm ngủ cà rốt, su hào, củ bí đổ, củ cải trắng, khoai lang,…

♦ Cỏ như cỏ vừng, cỏ tự nhiên,..

♦ Cám viên có chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Chú ý: Thức ăn của thỏ phải sạch, đảm bảo vệ sinh và để ráo nước trước khi cho chúng ăn. Nước phải đảm bảo tinh khiết, được lọc kỹ tránh trường hợp tiêu chảy cho thỏ.

Tắm rửa cho thỏ đúng cách

Vì thỏ ưa sạch sẽ nhưng một nhược điểm của thỏ mà các bạn cần lưu ý là thỏ rất kỵ nước, dễ bị hạ nhiệt, dẫn đến ốm và có thể chết do sốc nhiệt. Cùng tìm hiểu với chúng tôi cách tắm cho bé thỏ nhé.

♦ Thỏ nuôi làm thú cưng dễ bị hoảng loạn khi nước dính vào mắt, mũi và miệng nên tránh thả trực tiếp chúng vào chậu nước.

♦ Da và lông của chúng cũng rất nhạy cảm nên không thể chọn lung tung các loại sữa tắm không chuyên dụng vì thế cần hỏi bác sĩ loại sữa tắm phù hợp.

Hãy cùng mình tìm hiểu những cách tắm dưới đây nhé.

♦ Tắm khô: đây là phương pháp an toàn, bạn cần mua các sản phảm cát tắm, sữa tắm khô dành riêng cho thỏ. Bằng cách này chúng sẽ được sạch sẽ, thơm tho.

♦ Gỡ rối, chải lông cho chúng, chúng ta sử dụng loại lược chuyên dùng riêng cho thỏ. Khi chải thật nhẹ nhàng, vuốt ve chúng cẩn thận.

♦ Vệ sinh cục bộ bằng cách bạn lấy một chiếc khăn ấm và ẩm lau tại vùng lông có vết bẩn.

♦ Vệ sinh hậu môn và tuyến mùi: Với những bé thỏ có bộng lông sạch và mượt bạn chỉ cần vệ sinh phần hậu môn và tuyến mùi hương cho chúng. Sử dụng bông tăm hoặc khăn ẩm để lau ở khu vực đó.

♦ Khi tắm thỏ bằng nước bạn không cần tắm thường xuyên bằng nước. Khi tắm cần chuẩn bị một chậu nước ấm. Vẩy nhẹ nhàng nước lên lông thỏ, lấy khăn lau từ từ, bằng cách này chúng sẽ thích nghi từ từ với nhiệt độ rồi cho một lượng sữa tắm lên lông rồi mát xa nhẹ cho chúng. Xoa lại bằng nước ấm để làm sạch sữa tắm. Sau khi tắm sạch sẽ xong cần lấy ngay khăn để lau khô lông hoặc dùng máy sấy để làm ấm cơ thể để chúng không bị cảm lạnh và quay trở lại nhiệt độ bình thường.

Nuôi thỏ kiểng có hại, có hôi không?

Nuôi thỏ kiểng không hại và hôi nếu bạn chấp hành đúng quy trình trong việc chăm sóc. Việc bạn cần làm là  khử mùi hôi của thỏ bằng cỏ và nước sạch theo định kỳ, huấn luyện thỏ đi vệ sinh đúng nơi. Khi thỏ gặp vấn đều gì cần cho chúng đến khám với bác sĩ thú y, cho chúng mang những bộ áo quần đẹp giúp giảm bớt tình trạng rụng lông. Bằng những cách này các bạn sẽ tự tin chăm sóc chúng mà không cần lo ngại vấn đề gì.

Kỹ thuật cách làm chuồng thỏ đẹp.

Cách làm chuồng thỏ bằng tre, gỗ

Cần đáp ứng những yêu cầu khi làm chuồng như sau:

♦ Phải có trần cách nhiệt tốt để thỏ được mát vào mùa hè và ấm vào muà đông.

♦ Hệ thống cửa sổ đảm bảo nhà thoáng, khô ráo.

♦ Nền nhà phải có hệ thống thoát nước tiểu và dễ dàng quét vệ sinh.

♦ Kích thước tùy vào số lượng thỏ được nuôi. Các bạn cần xác định kích thước của lồng thỏ theo chiều dài, chiều cao, chiều ngang của mỗi ngăn lồng.

♦ Cách đo chiều ngang ngăn lồng: đặt thỏ nằm trên một cái bàn rộng và kéo dài 2 chân ra sau, tiến hành đo khoảng cách từ mũi đến cuối hai chân sau, đây là chiều rộng tối thiểu của ngăn lồng.

♦ Cho thỏ di chuyển để đo chiều dài của nang lồng, đo khoảng cách tối đa từ chân sau khi thỏ chưa nhảy cho tới khi thỏ phóng tới.

♦ Cách đo chiều cao của ngăn lồng phải vừa đủ, thỏ chồm lên được cao, trung bình khoảng 60cm.

Cách làm chuồng thỏ 2 tần.

Bảng giá thịt thỏ hiện nay.

Gía thịt thỏ làm sẵn:

Thỏ đã được rút xương giá nằm trong khoảng 320.000-350.000đ/kg.

Thỏ chỉ sơ chế như móc hàm thì có giá khoảng 170.000-190.000đ/kg.

Gía thịt thỏ hơi : Nó sẽ rơi vào khoảng 80.000-100.000đ/kg.

Biện pháp phòng tránh thỏ chết không rõ nguyên nhân.

Khử khuẩn chuồng trại

Chúng ta cần khử khuẩn chuồng trại theo định kì, thường xuyên vệ sinh lồng trại, để diệt vi khuẩn virus ảnh hưởng xấu đến thỏ trong chuồng.

Tim phòng huyết thanh, tim phòng bệnh

Tiến hành tiêm vaccine phồng bệnh, nếu trong tình huống tiêm vaccine thất bại thì tiến hành tiêm huyết thanh để có hiệu quả.

Kiểm tra nhiệt độ môi trường có biến động bất thường.

Mỗi ngày cần kiểm tra nhiệt độ môi trường để tránh tình trạng thỏ bị sốc nhiệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *