Bệnh dịch tả

Giai đoạn nào ở vịt trời đều có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên vịt trời có sức đề kháng cao nên số lượng con chết cũng ít đi nhiều so với các giống vịt khác. Cần có biện pháp điều trị kịp thời để tránh làm dịch bệnh lây lan nhanh. Bệnh này gây thiệt hại nặng nề nhất với tỷ lệ 20-70%.

Nguyên nhân: Bệnh do một nhóm virut thuộc nhóm Herpes gây ra làm bại huyết, bệnh thường xảy ra đối với vịt 15 tuổi trở lên.

Phương thức lây truyền: Lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với vịt mắc bệnh.Lây gián tiếp qua đường thức ăn, nước uống hoặc lây qua đường hô hấp.

Triệu chứng:

♦ Vịt đứng 1 chân, ủ rũ, bỏ ăn, hay rúc cánh, di chuyển chậm chạp. Tiếng kêu khàn khát thường, không muốn xuống nước, sốt cao đến 43 độ C. Khi vịt đẻ thì thấy sản lượng trứng giảm đột ngột.

♦ Thời gian mắc bệnh từ 3-7 ngày, có một vài con có biểu hiện chết đột ngột.

♦ Vịt khó thở, khò khè, có nước dịch từ mũi chảy ra, nước mũi khô, mắt đỏ, mi mắt sưng.

♦ Nhiều con cổ, đầu sưng to do liên kết tổ chức dưới da bị phù.

♦ Vịt ỉa chảy, phân lỏng, có màu trắng xanh và mùi tanh, hậu môn dính đầy phân. Lúc mới bị uống rất nhiều nước sau đó ngừng hẳn.

♦ Rất sợ ánh sáng, có dấu hiệu bị thần kinh, niêm mạc lở loét.

♦ Sản lượng trứng giảm từ 30-50%.

♦ Sau 6 ngày mắc bệnh, vịt nằm một chỗ, liệt chân, ốm yếu và chết. Bà con cần theo dõi thướng xuyên vì những nơi đầu tiên xuất hiện bệnh nếu không can thiệp kịp thời tỷ lệ chết rất cao.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt trời hiệu quả nhanh lớn nhất

Phòng bệnh:

Con giống: Chọn những con vượt trội, khỏe mạnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ những trang trại có giấy kiểm dịch. Cần theo dõi 10 ngày trước khi cho vào nuôi.

Chuồng nuôi: Khô ráo, thoáng mát, đầy đủ ánh nắng hoặc đèn sưởi ấm khi về mùa đông. Diện tích chuồng nuôi đúng kỹ thuật. Khử trùng chuồng trại định kỳ trước khi cho vào nuôi. Bố trí chuồng nuôi cách ly đối với những con bị bệnh.

Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: thường xuyên vệ sinh khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ ăn uống. Sau mỗi lần xuất chuồng thu gom rác, dọn dẹp, khử trùng để chuồng trống 10 ngày trước khi cho lứa mới vào nuôi. Không để người lạ vào chuồng, đặc biệt đối với thú y vì họ tiếp xúc nhiều vật nuôi bị bệnh khả năng lây bệnh rất cao.

Tiêm vaccine đầy đủ:

♦ Tiêm lần 1: Đối với bố mẹ đã được tiêm vaccine thì 2 tuần sau mới tiêm cho vịt con. Ngược lại, bố mẹ không được tiêm thì sau 1 tuần tuổi bắt đầu tiêm.

♦ Tiêm lần 2: Sau 3 tuần khi tiêm lần 1 tiếp tục tiêm lần 2.

♦ Tiêm lần 3: Đối với vịt giống, vịt đẻ tiêm lúc vịt 5 tháng tuổi. Sau mỗi lứa đẻ, tiếp tục tiêm nhắc lại.

Cách điều trị:

Đối với bệnh do virut gây ra nên hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phát hiện vịt bị bệnh cần tách sang chuồng riêng, thu gom những con chết để tiêu hủy, phun thuốc khử trùng, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi.

Dùng kháng thể Hanvet KTV tiêm lên bắp với liều lượng như sau:

♦ Dưới 2 tuần tuổi: 1ml/con, sau 3 ngày tiêm lại.

♦ Trên 2 tuần: 1,5 ml/con, sau 3 ngày tiêm lại.

♦ Dùng vaccine tiêm trực tiếp vào từng con với ổ dịch với liều gấp 2 lần bình thường. Những con chưa nhiễm bệnh sẽ có khả năng sống, những vịt qua khỏi không dùng nuôi làm giống.

♦ Bổ sung chất điện giải, gluco, giải độc gan: dùng Sorbitol 2g/ lít nước uống, dùng men Saccharo 1kg/ 60kg thức ăn.

♦ Phòng bệnh hô hấp: dùng Tetratylo 1g/ 4 kgP.

♦ Phòng bệnh tiêu chảy: dùng Apimix 1g/5kgP hoặc Coli-200 1g/lít nước dùng liên tục trong 5 ngày.

♦ Giết bỏ, tiêu hủy các con vịt bị bệnh cùng với vôi sống.

Bệnh tụ huyết trùng ở vịt trời

Nguyên nhân

Do vịt đang ủ mầm bệnh có sẵn truyền cho các con khác. Các chất thải và tiêu hủy những con bị bệnh không đúng kỹ thuật. Bệnh này có tên là vi khuẩn Pasterurella gây ra với nhiều type huyết thanh khác nhau. Điều kiện dinh dưỡng kém thức ăn kém chất lượng, các cơn gió lạnh đầu mùa cũng có thể làm lây lan dịch bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở vịt trên 15 ngày tuổi.

Triệu chứng:

Xảy ra ở 3 thể độc tính, vịt bệnh nặng hay nhẹ tùy vào độc lực của căn bệnh.

♦ Thể quá cấp tính: Đàn vịt đang khỏe bỗng nhiên nhiệt độ thân thể lên cao, ủ rũ, tối ăn bình thường sáng ra thì chết. Bệnh diễn biến nhanh không thể quan sát kịp các triệu chứng xảy ra, xác chết tụ máu bầm, gan, ruột, phổi đều bị viêm và tụ huyết. Vịt đẻ trứng sẽ bị vỡ. Tỷ lệ chết lên tới 50% tổng số con.

♦ Thể cấp tính: Vịt xù lông, bỏ ăn, di chuyển chậm chạp, chảy nước mũi làm vịt khó thở, nước bọt lẫn máu có màu đỏ sẫm. Vịt ỉa chảy, phân loãng có màu xám xanh hoặc vàng, mặt tụ máu bầm. Vịt sẽ bị chết sau 2 ngày do ngạt thở.

♦ Thể mãn tính: Ở thể này vịt có biểu hiện khó thở, gầy gò ốm dần đi, các khớp sưng to làm vịt bại liệt. Gan bị viêm hoại tử gây rối loạn cơ năng, đôi khi còn thấy vịt có triệu chứng thần kinh.

Bệnh tích

♦ Thể quá cấp tính: Còn xuất hiện xuất huyết tụ máu ở các xoang.

♦ Thể cấp tính: Khi vịt chết tim sưng phù, bao tim phình to có chứa dịch màu vàng. Thường tụ máu ở các tổ chức liên kết dưới da và cơ quan trong cơ thể. Phổi có màu nâu thẫm hoặc đỏ nhạt. Gan xuất hiện các chấm đỏ do hoại tử của bệnh tụ huyết trùng. Niêm mạc bị viêm và rỉ máu.

♦ Thể mãn tính: Buồng trứng, ống dẫn trứng sưng to, màu vàng nhạt, chứa nước dịch màu trắng. Thể này chủ yếu là viêm và hoại tử mãn tính đường hô hấp và gân.

Phòng bệnh

♦ Chọn con giống khỏe mạnh, vượt trội nhất trong đàn. Khi mới mua vịt về cần cho uống Bio vitamin C để phòng chống vi khuẩn gây hại. Trang bị bóng đèn sưởi ấm cho vịt 3 tuần lễ đầu. Cho vịt ăn các loại thức ăn dành riêng cho vịt con, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

♦ Khi vịt đạt 20 ngày tuổi cần tiêm vaccine tụ huyết trùng để phòng ngừa dịch bệnh. Tiêm vào những ngày thời tiết nắng ráo, vịt khỏe mạnh.

♦ Khi phát hiện các chuồng nuôi xung quanh có bệnh phải bổ sung lập tức cho vịt các loại kháng sinh sau đây: Bio Amoxycoli, Bio Enrofloxacin 10% để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

♦ Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại thường xuyên.

♦ Tuyệt đối không để người lạ, đặc biệt những hộ gia đình đang mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp với đàn vịt của mình.

♦ Tiêu hủy những con bị bệnh, khử trùng chuồng nuôi trước khi cho lứa khác vào nuôi.

♦ Bổ sung các chất điện giải, khoáng chất, vitamin vào khẩu phần ăn và nước uống để tăng cường chất đề kháng khi thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường xung quanh khi có dịch bệnh.

Điều trị

Bệnh thường diễn ra với tốc độ rất nhanh, vì vậy cần tiêm thuốc kết hợp với trộn kháng sinh vào thức ăn và nước uống để bệnh sớm được đẩy lùi. Khi phát hiện đàn vịt cần cho uống các loại thuốc sau đây:

♦ Bio Flodoxy 1ml/5 kg thể trọng.

♦ Lincogen 1ml/ 5 kg thể trọng. Tiêm liên tục lên bắp trong 3 ngày. Kết hợp với uống thuốc hạ sốt và chất điện giải để vịt mau khỏe.

♦ Tiêm Bio Anfio 1ml/5 kg thể trọng hoặc Erysultrim 1ml/10kg thể trọng.

♦ Trộn trực tiếp với thức ăn  Bio-Tetracolivit 4g/kg thức ăn.

Trong thời gian điều trị bà con phải chú ý cung cấp đầy đủ chất điện giải và khoáng chất cho vịt, theo dõi sức khỏe thường xuyên. Sát trùng chuồng trại khi vịt bị bệnh.

Bệnh nhiễm khuẩn Ecoli

Nguyên nhân

Bệnh do 2 chủng vi khuẩn E.coli 02 và 078 gây ra. Chủng Ecoli khác nhau sẽ gây bệnh và có triệu chứng bệnh tích khác nhau. Chúng xâm nhập qua vết thương ở đường hô hấp, tiêu hóa và đi thẳng vào máu gây bại huyết ở vịt. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, chủ yếu ở vịt từ 3-15 ngày. Tỷ lệ chết lên tới 50-60%, những con sót lại thường ăn kém, ốm yếu, chậm phát triển.

Vi khuẩn Ecoli thường kí sinh sẵn trong ruột già, khi điều kiện nuôi dưỡng không tốt, thức ăn không hợp lý sẽ tạo tiền đề cho vi khuẩn Ecoli phát triển và gây bệnh.

Triệu chứng

♦ Vi khuẩn Ecoli có sẵn trong cơ thể vịt hoặc từ môi trường bên ngoài tấn công vào. Khi chúng xâm nhập vào hệ thống làm nhiễm trùng máu, đến các xoang gây viêm thanh dịch, đến niêm mạc ruột gây viêm ruột, đến các cơ quan phủ tạng gây viêm hoại tử. Trong thời gian này, men tiêu hóa Protein và acid Chlohydric không còn hoạt động như bình thường để điều tiết lượng thức ăn dẫn đến vi khuẩn lên men thối rữa, ợ hơi và sinh ra các chất độc gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc gan, bị ngộ độc toàn thân, vịt có triệu chứng bị thần kinh như co giật, ủ rũ.

♦ Thời gian vịt ủ bệnh từ 2-10 ngày. Trong giai đoạn này, vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lờ đờ, sốt cao, sổ mũi, tiêu chảy kéo dài rồi chết. Trước khi chết vịt sẽ co giật, nghẹo cổ, vịt đẻ trứng sẽ bị vỡ.

Vịt có triệu chứng 3 thể nhiễm:

+ Thể viêm ruột: Làm vịt ỉa chảy, phân loãng có màu xanh, quan sát kĩ sẽ thấy phân có rĩ máu, xuất huyết phần trên ruột non.

+ Thể viêm rốn: Làm bụng vịt sưng to, chúng di chuyển vào máu gây viêm màng ngoài tim, có lớp màng mỏng bao quanh gan, viêm túi mật. Bệnh xuất hiện ở vịt mới nở.

+ Thể nhiễm trùng hô hấp- nhiễm trùng máu: xâm nhập qua đường miệng vào hệ thống hô hấp gây tổn thương nhiều cơ quan khác gây viêm màng bao tim, khớp, thận và lá lách.

Phòng bệnh

♦ Khử trùng chuồng trại bằng các hóa chất: Hanmid, vôi bột, Hankon,… định kỳ 2 lần/ tuần vừa tiến hành khử trùng kết hợp với dọn dẹp vệ sinh.

♦ Cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống hợp vệ sinh. Bổ sung thêm chất điện giải, khoáng chất bằng các loại thuốc như: Hantophan, Hanminvit super, các loại viatmin A,D, E,…

+ Khử trùng dụng cụ nuôi, chuồng trại theo định kỳ.

+ Chích ngừa vaccine phòng bệnh Ecoli cho vịt khi vịt đủ 20 ngày tuổi.

+ Tiêu hủy các con đang mắc bệnh và các con chết đúng nơi qui định, khi tiêu hủy cần rắc vôi sống để không làm dịch bệnh lây lan.

Điều trị

Tiêm vào bắp hoặc trộn vào thức ăn, nước uống các loại kháng sinh sau đây:

♦ Norfloxacin 200: 1cc/ 3 lít nước.

♦ Enro-Trimecol: 1g/ 2 lít nước.

♦ Hantril 100: 2ml/ lít nước dùng liên tục trong 5 ngày.

♦ Genorfcoli 1ml/10 kg thể trọng, tiêm liên tục trong 3 ngày.

Trong trường hợp bệnh nặng quá, dùng kháng sinh Bio-anflox 50 1ml/5kg thể trọng, chích liên tục trong 4 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *