Trồng rau thủy canh là gì?

Trồng rau thủy canh có nghĩa là trồng rau trong môi trường nước mà không phải là trồng trong môi trường đất như chúng ta thường thấy. Trong môi trường đất khi chúng ta trồng rau thì ra chỉ hấp thụ được 5% các dưỡng chất từ đất để phát triển, còn lại là 95% là rau tự tạo các dưỡng chất từ quá trình quang hợp và tự hấp thụ chúng. Đất chỉ đóng vai trò là nơi lưu trữ các chất dinh dưỡng để cây rau hấp thụ từ từ. Vậy nên nếu lưu trữ được và tạo ra được các chất dinh dưỡng thành dạng dung dịch ở dạng lỏng để cho cây rau hấp thụ được thì cái kho đât hay là môi trường đất không còn cần thiết nữa. Chính vì vậy chúng ta trồng rau không cần đất nữa mà trồng vào nước gọi là trồng rau thủy canh.

Nguyên lý của trồng rau thủy canh đó là dùng nước làm môi trường chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng các nguyên tố vi lượng cần thiết để cho cây phát triển. Đồng thời phải đảm bảo đủ lượng ánh sáng cho cây quang hợp (CO2) và cây rau hô hấp (O2). Đủ hai điều kiện này cây rau sẽ phát triển tốt và cho ra năng suất rất cao.

Trồng rau thủy canh có những ưu điểm gì?

Ưu điểm của trồng rau thủy canh

♦ Trồng rau thủy canh không cần tốn quá nhiều diện tích như trồng thổ canh. Chỉ cần có khoảng không gian nhỏ nhỏ là cũng lắp đặt được một hệ thống trồng rau thủy canh được rồi.

♦ Khi trồng rau bằng phương pháp thủy canh chúng ta dễ dàng kiểm soát được chế độ dinh dưỡng cung cấp cho rau phù hợp. Điểu chỉnh được hệ tưới tiêu hợp lý.

♦ Dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện trồng khác nhau như có khí hậu lạnh, khí hậu nóng, cũng có thể trồng ở các nơi như ban công, sân thượng, trong nhà hay trồng ngoài sân. Rất tiện lợi luôn đó.

♦ Trồng rau bằng phương pháp thủy canh giúp sản lượng rau được tăng cao, chất lượng tốt. Trồng được nhiều mùa kể cả trồng trái mùa cũng được. Chi phí dùng trồng rau bằng phương pháp thủy canh này vừa hợp lý túi tiền của mỗi gia đình.

♦ Sản phẩm thu hoạch đảm bảo tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng, mẫu mà sản phẩm đẹp, đồng đều và đặc biệt là sản phẩm an toàn sạch không thuốc luôn ạ.

♦ Phương pháp trồng rau bằng thủy canh này thì không cần dùng các thuốc trừ sâu. Bởi khi tiến hành trồng rau chúng ta sử dụng các biện pháp cách lý với các nguồn phát sinh sâu bệnh.

♦ Dùng phương pháp này rất an toàn với sức khỏe con người. Bởi trồng trong nước chúng ta kiểm soát được nguồn nước không bị nhiễm các kim loại nặng, hay các hoạt chất hóa học xâm nhập.

♦ Mỗi nhà hay gia đình thiết lập được một hệ thống trồng rau thủy sinh trong nhà không chỉ đảm bảo được nguồn rau vệ sinh an toàn cho gia đình, còn giúp tạo nên môi trường xanh sạch đẹp mang hơi thở thiên nhiên đến với đô thị.

♦ Giúp cho con trẻ có thể gần gủi với thiên nhiên khi hiện tại quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng. Tạo công việc làm cho trẻ cũng như những thành viên trong gia đình để giải tỏa căng thẳng sau công việc tập trên trường lớp, giảm stress cho người lớn khi đi làm về.

Điều kiện trồng rau thủy canh

♦ Điều kiện để tiến hành trồng rau thủy canh không khó lắm. Đầu tiên chúng ta phải có vị trí để trồng rau. Vị trí thích hợp nhất là sân thượng có mái che hay ban công. Phải đảm bảo được đủ lượng ánh sáng vì rau cần ánh sáng để quang hợp, thời gian quan hợp ít nhất khoảng 6 tiếng đến 7 tiếng mỗi ngày. Đảm bảo phải có mái che vì tránh cho quá nóng hay trời mưa làm loãng dung dịch nuôi cây, hay làm hại cây rau.

♦ Chúng ta nên thiết kệ hợp lý giàn trồng rau thủy canh với mỗi gia đình. Chúng ta có thể trồng rau thủy canh bằng thùng xốp, hay chậu hoa, chậu nhựa, hay chậu inox tùy theo sở thích miễn sao độ sâu của chúng sâu khoảng 15cm và không bị rỉ nước.

♦ Và quan trọng nhất đó chính là tìm được dung dịch dinh dưỡng thủy canh chuyên dụng, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Người chăm sóc phải thường xuyên kiểm tra để luôn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho rau.

Trồng rau thủy canh cần những dụng cụ nào?

Để tiến hành trồng rau thủy canh chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:

♦ Chúng ta chuẩn bị ống nhựa thủy canh hay là thùng xốp, chậu nhựa, hay chậu inox… Đây là dụng cụ dùng để chứa dung dịch dĩnh dưỡng thủy canh.

♦ Nên chuẩn bị rọ nhựa thủy canh, rọ nhựa này dùng để chứa giá thể và rau để trồng thủy canh. Giá thể có thể là xơ dừa, Perlite, Đất sét nung. Rọ nhựa thủy canh là nơi bảo vệ bộ rể của cây rau ổn định.

♦ Chuẩn bị dinh dưỡng thủy canh. Đây là dụng cụ quan trọng nhất nó quyết định đến 80% sự thành công của phương pháp trồng rau thủy canh này. Dinh dưỡng thủy canh có hai dạng đó là dạng nước hay dạng bột, cả hai dạng này đều có khả năng hòa tan trong nước tốt. Để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rau dưới dạng ion để chúng có thể phát triển tốt. Và phải đảm bảo dung dịch dinh dưỡng có đầy đủ các nguyên tố đa vi lượng, trung vi lượng để cho cây rau phát triển một cách tốt nhất.

♦ Bút đo nồng độ PPM đây là dụng cụ dùng để kiểm soát nồng độ PPM. Nồng độ này rất quan trọng nó ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau. Khi tiến hành pha dung dịch dinh dưỡng hay là kiểm tra dung dịch dinh dưỡng trong hệ thống hoặc khi thay nước chúng ta đều phải sử dụng bút đo nồng độ PPM này.

Trồng rau thủy canh trong không gian có mái che được không?

Chúng ta có thể trồng rau thủy canh trong không gian có mái che. Bởi có mái che sẽ tránh được mưa to gió lớn làm rau bị ngã hay bị giập nát và tránh được cả sương muối làm chết rau. Dù có mái che sẽ làm giảm lượng ánh sáng hạn chế sự quan hợp của cây rau. Nhưng cũng không đáng kế, chúng ta vẫn làm được một hệ thống rau thủy canh hợp với gia đình mình. Nên cân nhắc việc lựa chọn giống rau khi trồng và nên trồng bao nhiêu thì phù với với diện tích. Tránh trồng quá nhiều không đảm bảo được cây rau vẫn phát triển xanh tốt.

Hướng dẫn kỹ thuật cách trồng rau thủy canh tại nhà.

Trồng rau thủy canh bằng mô hình tưới nhỏ giọt.

Trồng rau thủy canh bằng mô hình tưới nhỏ giọt là một trong những phương pháp trồng cây bằng thủy canh. Trồng rau thủy canh bằng phương pháp này thì gồm có một hệ thống tưới nhỏ giọt, có máy bơm, và có một bể chứa chất dưỡng để tưới trực tiếp lên bộ rể của cây rau. Và đồng thời các chất dinh dưỡng dư ra lại trở về bể chứa ban đầu để tiếp tục tưới lên những lần tiếp theo. Như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều về nguồn chất dinh dưỡng. Phương pháp này giúp luôn giữ cho bộ rể luôn duy trì được độ ẩm, và hiểu quả hấp thụ dinh dưỡng tăng gấp hai lần, phù hớp với những nơi có nguồn nước hạn hẹp, phòng ngừa được sâu bệnh, công sức chăm bón không cần phải tốn nhiều thời gian.

Hướng dẫn kỹ thuật, cách trồng nấm hương tại nhà nhanh lớn nhất

Các dụng cụ cần có cho mô hình tưới nhỏ giọt của trồng rau thủy canh:

  • Bể chứa: đây là nơi chứa dung dịch dinh dưỡng cung cấp cho cây rau.
  • Hệ thống ống dẫn dùng để vận chuyển dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa đến các mô đun.
  • Hệ thống ống tưới nhỏ giọt là dùng để vận chuyển tiếp dung dịch dinh dưỡng từ các mô đun đến bộ rể của cây để giúp cây rau hút và thẩm thấu nhiều hơn để cho cây rau phát triển.
  • Bệ giá đở cây giúp cây con ở giai đoạn vừa bắt đầu cấy vào rọ nhựa thủy canh.
  • Máy bơm dùng để tạo lực đẩy dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa thông qua hệ thống ống dẫn.

Dựa vào nguyên lý hoạt động của mô hình tưới nhỏ giọt của trồng rau thủy canh chúng ta phân ra thành hai loại như sau: hệ thống tưới nhỏ giọt hồi lưu và hệ thống tưới nhỏ giọt không hồi lưu.

  • Hệ thống tưới nhỏ giọt hồi lưu: đây là phương pháp lưu chuyển vòng tuần hoàn dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa tới các mô đun và khi bộ rể hấp thụ không hết thì dung dịch dinh dưỡng dư thừa sẽ được đưa về bể chứa ban đầu. Biện pháp này được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng nhưng ở Việt Nam lại không được áp dụng nhiều vì chi phí ban đầu bỏ ra khá là cao.
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt không hồi lưu: là phương pháp chất dinh dưỡng dư thừa sẽ không được đưa về bể chứa ban đầu. Tuy nhiên phương pháp này cũng không làm lãng phí dung dịch dinh dưỡng vì chúng ta canh chỉnh thời gian và lượng dung dịch phù hợp. Chỉ là phương pháp này khá là tốn thời gian giám sát.
  • Lưu ý: cả hai loại trên luôn chú ý phải luôn luân chuyển dung dịch dinh dưỡng trong bể chứa tránh mất độ cân bằng PH do bị lắng xuống đáy.

Hướng dẫn cách trồng rau thủy canh bằng chai nhựa.

Phương pháp trồng rau thủy canh bằng chai nhựa là chúng ta tận dụng những chai nhựa bỏ đi để trồng rau. Phương pháp này rất phù hợp với các gia đình có diện tích nhỏ chật hẹp mà vẫn muốn trồng rau để ăn và làm cho nhà mình có không gian xanh. Mà chi phí bỏ ra lại không nhiều, lại trồng được nhiều loại rau mà chúng ta muốn.

Các dụng cụ cần chuẩn bị để trồng rau thủy canh bằng chai nhựa: chuẩn bị các vỏ chai có kích cỡ khoảng tầm 5 lít đến 6 lít, 1 con dao, 1 cây kéo, chuẩn bị đất và phân hữu cơ, dây vải và các loại cây rau con mà chúng ta muốn trồng.

Cách trồng rau thủy canh bằng chai nhựa:

  • Trước hết chúng ta cần tái chế lại các chai nhựa như sau: đem các chai nhựa đi rửa sạch, rồi sau đó chúng ta tiến hành cắt bỏ phần tay cầm và lột hết vỏ dán của các nhãn hiệu dãn bên ngoài, đối với loại chai không có tay cầm như chai nước suối, nước ngọt thì chúng ta nhìn và đếm từ trên xuống khoảng 2 nất của chai rồi làm dấu.
  • Sau đó chúng ta lấy kéo hoặc dao tiến hành cắt đôi chai nhựa theo chiều ngang nơi mà chúng ta đã đánh dấu.
  • Ở phần trên phần có nắp chai ta lấy nắp chai đem đục 1 lổ có kích thước khoảng 1x2cm. Tiếp đến chúng ta lấy dây vải xuyên qua cái lổ vừa đục. Dây vải này giúp duy trì độ ẩm cho cây rau mà chúng ta trồng.
  • Tiếp đên lấy phần có nắp đã gắn dây vải để phần nắp hướng xuống dưới rồi đem phần có nắp chồng lên phần còn lại của chai. Phần còn lại này chúng ta chứa đầy nước có thể pha loãng ít dung dịch dinh dưỡng.
  • Sau khi chồng hai phần của chai nhựa lên nhau. Chúng ta tiến hành trộn đất với phân hữu cơ, trộn thật đều cho đất tơi xốp và phân được đều. Rồi chúng ta đem đất đã trộn này bỏ vào các phần thân trên của chai nhựa. Bỏ lượng đất vừa đủ và không nên nén chặt đất sẽ làm mất đi độ tơi xốp ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • Sau khi hoàn tất các bước trên thì giờ tới bước cuối cùng là lấy cây rau con hay hạt giồng đem trồng vào đất. Lúc tiến hành trồng cây con hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng tránh làm hỏng cây. Trồng số lượng cây hợp lý không nên trồng quá nhiều sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau.
  • Chúng ta nên quang sát mỗi ngày xem lượng nước phía dưới đã hết chưa nếu hết chúng ta đổ thêm nước vào để duy trì độ ẩm cho cây rau. Nên để những chậu nhựa này gần nơi có ánh sáng để chúng quang hợp và phát triển tốt hơn nhé.

Hướng dẫn cách trồng rau thủy canh bằng ống nhựa.

Phương pháp trồng rau thủy canh bằng ống nhựa chính là sử dụng ống nhựa làm nơi lưu chuyển dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây rau. Dùng máy bơm bơm liên tục để đảm bảo dòng lưu chuyển của dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa lên các ống, rồi từ các ống lại chảy về bể chứa cứ lặp lại vòng tuần hoàn như vậy rể cây sẽ duy trì độ ẩm thường xuyên và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Phương pháp này dùng cho những hộ gia đình nhỏ cũng được mà dùng cho mô hình trồng nông nghiệp cũng vô cùng hiệu quả. Bởi phương pháp này giúp tiết kiệm được rất nhiều diện tích trồng rau. Ở những hộ gia đình chúng ta có thể tận dụng lang cang, ban công hay sân thượng để thiết lạp hệ thống trồng rau thủy canh bằng ống nhựa.

Các công cụ cần chuẩn bị để trồng rau thủy canh bằng ống nhựa bao gồm:

  • Các ống nhựa thủy canh: nên chọn loại ống nhựa tốt, bền có chất lượng cao và không có lẫn tạp chất các kim loại nặng. Chúng ta nên chọn loại ống nhựa có 2 lớp để tránh nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến dung dịch bên trong ống nóng lên ảnh hưởng đến sự phát triển của các cây rau. Trên bề mặt ống chúng ta khoét các lổ có đường kính phù hợp với đường kính của các giá thể và khoảng cách giữa các lổ với nhau là 15cm. Các lổ này là nơi đựng các giá thể trồng cây rau. Trong các giá thể chúng ta bỏ xơ dừa đã qua xử lý để định hình cây rau lúc ban đầu khi trồng vào giá thể.
  • Chuẩn bị các rọ nhựa thủy canh: như nói ở trên rọ nhựa là chính là cái để đựng giá thể xơ dừa là nơi để trồng cây rau vào. Các rọ nhựa này phải có các khe để dung dịch dinh dưỡng có thể đi qua để rễ cây rau có thể hấp thụ.
  • Giá thể xơ dừa: rất được ưa chuộng trong trồng rau thủy canh bởi nó tăng tỉ lệ nảy mầm lên đến 95%, là giá thể lý tưởng để ươm mầm giống cây con và giâm cành bằng phương pháp vô tính. Tuy nhiên xơ dừa có rất nhiều vụn cần xử lý chúng trước như nên cho xơ dừa vào các túi màng mỏng hay lắp các màng mỏng ở những nơi dung dịch chảy ngược về bể chứa nhằm tránh vụn dừa làm bẩn bể chứa và làm tắt nghẽn máy bơm.
  • Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch dinh dưỡng phải đảm bảo đủ các nguyên tố vi lượng và các chat dinh dưỡng để cung cấp đủ cho cây rau để cây rau phát triển tốt nhất.
  • Và không thể thiếu được bút đo nồng độ dung dịch dinh dưỡng. Bút này dùng để đảm bảo độ dinh dưỡng cân bằng tránh tính trạng thiếu hụt chất hay dư thừa chất và kiểm tra dung dịch có bị nhiễm độc hay không.

Hướng dẫn cách trồng rau thủy canh bằng thùng xốp.

Phương pháp trồng rau thủy canh bằng thùng xốp chính là sử dụng thùng xốp làm noi chứa dung dịch dinh dưỡng nuôi cây rau. Chúng ta có thể tận dụng thùng xốp có sẵn trong nhà hay cũng có thể mua các thùng xốp ở chợ các quầy bán trái cây hay ở các nơi chuyên bán thùng xốp. Khi tiến hành dùng phương pháp này chúng ta thấy cũng không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo năng suất cũng như chất lượng của các loại cây rau. Phương pháp này thực hiện khá dễ dàng, đơn giản. Đối với những gia đình có em bé mà nhà quá chật cũng có thể làm được 1 thùng đến 2 thùng để có rau sạch cho bé ăn dặm. Chúng ta tận dụng các khoảng trống như ban công, sân thượng hay trước sân nhà. Nhưng muốn để đạt hiệu quả cao nhất chất lượng tốt thì chúng ta nên lưu ý một số vấn đề về phương pháp này nhé.

Đầu tiên là chuẩn bị các dụng cụ để tiến hành trồng rau thủy canh bằng thùng xốp:

  • Chuẩn bị số lượng thùng xốp mà chúng ta muốn trồng.
  • Chuẩn bị thêm nilong đen hay là sơn đen để phía trong thùng xốp hay sơn trực tiếp vào bên trong của thùng xốp.
  • Rọ nhựa thủy canh chúng ta có thể mua ở nơi chuyên bán hoặc cúng có thể lấy những chiếc cốc nhựa đem đục các lổ nhỏ.
  • Chuẩn bị giá thể trồng cây rau là xơ dừa đã qua xử lý.
  • Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng dạng bột hay dạng nước đều được.
  • Và chuẩn bị một cây bút dùng để đo nồng độ dinh dưỡng của dung dịch dinh dưỡng.

Các bước tiến hành trồng rau thủy sinh bằng thùng xốp như sau:

  • Đầu tiên chúng ta lấy màng nilong lót vào phía bên trong của thùng xốp hoặc có thể dùng sơn đen để sơn phía bên trong của thùng. Chúng ta việc này mục đích là giúp giữ lượng dung dịch thủy sinh để cây rau không bị tình trạng ngập úng thối rễ.
  • Phía trên nắp của các thùng xốp chúng ta đục thành nhiều lổ khoảng cách giữa các lổ là 5cm hay 6cm là được. Đường kính của lổ thì tùy theo đường kính của rọ thủy canh. Xếp các rọ thủy canh vào các lổ vừa đục.
  • Tiếp đến chúng ta cho giá thể xơ dừa vào các rọ nhựa thủy canh với lượng xơ dừa vừa đủ, rồi để khoảng 5 phút đến 7 phút để cho xơ dừa ngấm nước. Rồi chúng ta tiến hành ươm giống hay cấy cây rau con vào.
  • Khi ươm hạt giống vào giá thể xơ dừa thì nên ươm tầm khoảng 3 hạt đến 5 hạt và gieo nông không gieo quá sâu làm hạt không nảy mầm được. Còn trồng cây con thì nên nhẹ nhàng không làm cây con bị gãy.
  • Tiếp khâu cuối cùng chính là pha dung dịch dinh dưỡng. Chúng ta nên pha theo hướng dẫn trên bao bì tùy sản phẩm. Cần đảm bảo độ cân bằng dinh dưỡng của dung dịch dinh dưỡng. Chúng ta dùng bút đo nồng độ cho chính xác. Và nên mua dung dịch dinh dưỡng ở những nơi uy tín.

Khi tiến hành phương pháp trồng rau thủy canh bằng thùng xốp chúng ta nên lưu ý:

  • Nên che chắn cho rau tránh khi trời nắng quá to hay trời mưa to gió mạnh sẽ làm hư rau của chúng ta trồng.
  • Chúng ta nên theo dõi để thay đổi lượng dung dịch dinh dưỡng cho phù hợp theo từng giai đoạn cây lớn lên. Cây rau càng lớn thì lượng dinh dưỡng phải tăng thì mới đảm bảo cho rau phát triển tốt.
  • Nên thực hiện khuấy đều dung dịch thường xuyên tránh để bị lắng đọng bên dưới cây không hấp thụ được.
  • Cứ hàng tuần chúng ta nên xục oxi một lần để cây phát triển tốt hơn.
  • Tiến hành loại bỏ những cây bị hư bị úng, các cây bị úa vàng còi cọc. Và xem có bị sâu bệnh hay không.

Phương pháp trồng rau thủy canh bằng thùng xốp này chỉ phù hợp với các gia đình chứ không nên áp dụng cho mô hình nông nghiệp lớn. Vì thùng xốp được làm ra từ các hạt nhựa EPS loại này thì khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Khi sản xuất hay vận chuyển thì dễ bị vở hay bị nứt. Với lại thùng xốp không phải là chất liệu chuyên dụng nên không cách nhiệt được dễ làm nước bị nóng khi bị trời quá nóng, dễ bị bám rêu.

Mô hình trồng rau thủy canh tĩnh.

Trồng rau thủy canh tính là một phương pháp trồng rau không cần trồng trên đất, mà trồng trên dung dịch dinh dưỡng chó bộ rể của cây rau tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng. Là sự kết hợp của bệ nổi để đựng các rọ chứa cây rồi cho tiếp xúc với nước. Độ sâu của nước khoảng 20cm đến 30cm. Phương pháp trồng rau thủy canh tỉnh là 1 phương pháp đơn giản dễ làm có chi phí thấp rất thích hợp với các gia đình trồng phục vụ cho nhu cầu của gia đình.

Trồng rau thủy canh tĩnh có mô hình cấu tạo bao gồm: bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm không khí, đường ống hay các vòi, khối sủi bọt để tạo bọt, rọ nhựa thủy canh, giá thể và bệ nổi như các miến xốp hay các nắp nhựa.

Khi chúng ta trồng cây vào các rọ nhựa thủy canh, các rọ nhựa này được cố định bởi miến xốp hay nắp nhựa. Bệ nổi giúp giữ khoảng cách của cây rau với nước. Bộ rễ của cây thông qua các khe hở của rọ nhựa thủy canh được ngâm dưới dung dịch dinh dưỡng để hấp thụ chất dinh dưỡng. Và bộ rễ sẽ không bị ngạt thở do trong nước có các bong bóng cung cấp oxi từ máy bơm. Máy bơm càng tạo nhiều bọt thì lượng oxi càng nhiều thì càng có lợi cho hô hấp của cây rau.

Mô hình trồng rau thủy canh tĩnh cũng có nhưng ưu điểm và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm của mô hình trồng rau thủy canh tĩnh: không cần phải tốn công làm đất, nhổ cỏ, bón phân hay tưới tiêu cho cây rau, giảm được sức lao động rất nhiều. Phương pháp này có thể tiến hành trồng nhiều mùa vụ và luôn cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên đạt năng suất cao hơn rất nhiều so với trồng trên thổ canh. Vì là trồng trên nên nước nên cũng hạn chế được rất nhiều các mầm móng sâu bệnh có trong đất.
  • Nhược điểm của mô hình trồng rau thủy canh tĩnh đó là: chúng ta phải đầu tư bể chứa lớn, chiếm rất nhiều diện tích trồng rau, bị rêu bám xung quanh thùng chứa nó sẽ hút hết chất dinh dưỡng cũng như khí oxi làm cây rau chậm phát triển.

Kỹ thuật thực hiện trồng rau thủy canh tĩnh chúng ta làm tương tự phương pháp trồng rau thủy canh bằng thùng xốp như đã nói phia trên nhé.

Hệ thống trồng rau thủy canh hồi lưu:

Trồng rau thủy canh hồi lưu là phương pháp dùng các bể chứa dung dịch dinh dưỡng rồi dùng máy bơm để bơm dung dịch dinh dưỡng lên các ống trồng rau sau đó những dung dịch dinh dưỡng thừa sẽ được vận chuyển về bể chứa ban đầu và lặp lại quá trình như vậy. Dung dịch dinh dưỡng sẽ được hoạt động theo vòng tuần hoàn làm cho cây rau hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt nhất.

Phương pháp này tận dụng triệt để các chất có trong dung dịch dinh dưỡng và đặc là hệ thống trồng rau thủy canh hồi lưu này có khả năng giúp oxy hòa trộn được vào dung dịch dinh dưỡng nhiều hơn so với những phương pháp khác.

Hệ thống trồng rau thủy canh hồi lưu hoạt động theo cơ chế như sau: dung dịch dinh dưỡng được hệ thống dẫn nước và máy bơm kết nói với hệ thống đóng mở tự động. Do đó có thể điều chỉnh số lần bơm và thời gian bơm hàng ngày. Phương pháp này cung cấp một lương chất dinh dưỡng vừa đủ để cho cây rau phát triển. Và dùng hệ thóng này thì không cần sử dụng chất kích thích để cây tăng trưởng mau.

Hướng dẫn cách trồng rau thủy canh hồi lưu như sau:

  • Trướt hết chúng ta chuẩn bị mái che dùng để tránh gió hoặc mưa to làm hư hại cây rau. Xung quanh chúng ta làm những tấm che bằng lưới kim loại hay là lưới nylong hoặc lưới nhựa với kích cỡ lỗ nhỏ để phòng tránh những tác nhân gây sâu bệnh. Mặt bằng bên dưới được làm bằng phẳng sạch sẽ có thể trải cát hoặc đổ xi măng.
  • Tiếp đến chúng ta tiến hành lắp các giá sắt để nâng đở các ống nhựa thủy canh. Giá sắt phải được làm chắc chắn có chiều cao khoảng 70cm đến 80cm và có độ nghiêng về bể đựng dung dịch dinh dưỡng thu hồi về là khoảng 3 độ. Tùy thuộc vào mô hình to hay nhỏ mà chúng ta thiết kế bao nhiêu kệ sắt và độ dài bao nhiêu cho phù hợp.
  • Bể đựng dung dịch dinh dưỡng chúng ta có thể tận dụng các thùng nhựa hay là xây bể xi măng mới để chứa dung dịch dinh dưỡng. Bể chứa cũng phụ thuộc vào mô hình chúng ta trồng lớn hay nhỏ mà kích cở bể chứa cho phù hợp.
  • Bể đựng dung dịch dinh dưỡng thu hồi cũng vậy sử dụng thùng nhựa hay xây đều được kích thước làm phù hợp với mô hình của vườn rau chúng ta muốn trồng.
  • Chuẩn bị ống dẫn dung dịch dinh dưỡng đường kính của ống khoảng 11cm là được. Trên mặt ống chúng ta đục lổ các lỗ cách nhau 6cm có đường kính bằng với đường kính của các rọ thủy canh là được. Các ống dẫn nên để hơi nghiêng về bề đựng dung dịch thu hồi.
  • Nên sử dụng máy bơm hai chiều để điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng.
  • Tiếp đó là chúng ta chuẩn bị rọ nhựa thủy canh, giá thể xơ dừa đã qua xử lý, dung dịch dinh dưỡng và các loại giống cây rau muốn trồng.

Những ưu điểm của hệ thống trồng rau thủy canh hồi lưu:

  • Khống tốn quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc cây rau. Nên phù hợp cho những gia đình bận rộn mà muốn có một khu vườn rau xang trong nhà.
  • Có năng suất tôi ưu do hấp thụ chất dinh dưỡng hợp lý đầy đủ. Không sâu bệnh nên không cần dùng đến các thuốc phòng trừ sau bệnh. Có thể nói là rau sạch hoàn toàn không hóa chất.
  • Chí phí đầu tư một lần mà dùng được rất lâu, trồng được ở nhiều khu vực khác nhau kể cả nơi có khí hậu không được thuận lợi.

Mô hình trồng rau thủy canh bằng trụ đứng.

Trồng rau thủy canh bằng trụ đứng là mô hình trồng rau bằng cách xếp chồng lên nhau theo chiều dọc thẳng đứng. Mô hình trồng rau này là kết hợp giữa hydroponics và canh tác dọc. Các rọ nhựa thủy canh sẽ được thiết kế xung quanh một ống thủy canh hình trụ đứng. Bể chứa được thiết kế để ngay phía bên dưới và cần có máy bơm công xuất lớn. Để đưa dung dịch dinh dưỡng đến các rọ nhựa thủy canh cho bộ rễ của cây hấp thụ.

Đối với mô hình trồng rau thủy canh bằng trụ đứng cũng tiết kiệm được khá nhiều diện tích trồng. Nhưng chúng ta phải cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng lên cho các cây. Vì là thiết kế theo trụ đứng nên cần phải đưa được dung dịch dinh dưỡng lên cao và cung cấp đủ lượng dung dịch. Thiết kế hợp lý không sẽ dẫn đến tình trạng cây bên dưới thì nhận nhiều nước còn bên trên thì cung câp không đầy đủ.

Và đối với việc cung cấp đủ lượng ánh sáng thì các chổ đựng rọ nhữa thủy canh cần phải được thiết kế so le nhau. Như vậy cây sẽ nhận được đủ lượng ánh sáng ở mọi góc độ.

Loại trụ đứng này di chuyển dễ dàng nên có di chuyển bất cứ vị trí nào chúng ta muốn. Chúng ta có thể thiết kế theo nhu cầu cho mỗi gia đình cho phù hợp với không gian.

Hướng dẫn cách trồng rau thủy canh theo mô hình trụ đứng:

  • Trước tiên cần thiết kế mô hình trụ đứng mà chúng ta muốn. Hiện trên thị trường có bán các trục inox đã làm các lổ sẵn. Chúng ta mua về rồi lắp hệ thống dây dẫn dung dịch dinh dưỡng tới các lổ trên thân trục. Bên dưới tạo bể chứa và gắn máy bơm.
  • Tiếp đến chúng ta chuẩn bị các rọ nhựa thủy canh, giá thể xơ dừa đã qua xử lý, dung dịch dinh dưỡng, các mầm móng các loại rau cần trồng.
  • Chúng ta cho giá thể vào các rọ nhựa thủy canh ròi đem các rọ này để vào các lổ trên trục inox. Tiến hành bơm nước cho ngấm đều các rọ ròi tiến hành trồng cây con hay ươm mầm đều được. Pha dung dịch dinh dưỡng bỏ vào bể chứa theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì. Rồi cho máy bơm lên các ống dẫn tưới đều cho các bộ rễ của cây. Phần dung dịch dinh dưỡng còn dư sẽ xuống lại bể ban đầu rồi tiếp tục quy trình như vậy. Chúng ta sẽ tận dụng được hết các dung dịch dinh dưỡng mà không sợ lãng phí.

Tư vấn thiết kế mô hình trồng rau thủy canh.

Giàn chữ A

Mô hình trồng rau thủy canh với kiểu giàn chữ A là giàn được thiết kế theo tiêu chuẩn với 4 tầng có 8 ống nhựa thủy canh chuyên dụng dài khoảng 1.2m và bịt kín hai đầu.Giàn chữ A có kích thước chiều dài 2m, chiều rộng 1m và chiều cao 1.8m. Kèm theo là hệ thống dẫn dung dịch dinh dưỡng đến các ống và hút các dung dịch dinh dưỡng về bể chứa. Có máy bơm chuyên dụng.  Đây là giàn chữ A tiêu chuẩn và có thể tùy theo yêu cầu của mỗi gia đình mà thiết kế khác nhau. Kiểu giàn này thì thích hợp cho không gian thoáng như sân vườn hay sân thượng. Nên làm mái che để tránh gió mưa làm hư hại đến cây rau. Cây rau không bị gãy hay bị dập làm tốn công sức phải trồng lại từ đầu.

Giàn bán chữ A

Mô hình trồng rau thủy canh với kiểu giàn bán chữ A là kiểu biến tấu khác dựa trên mô hình kiểu giàn chữ A. Nó được cắt bỏ một bên để phù hợp với những kiểu không gian nhỏ hay bị che khất một bên như các góc tường, góc vườn, hoặc là ban công nhỏ. Một nữa chữ A dựa vào một bên của bức tường nhìn gọn gang đẹp mắt. Kiều này thì tùy vào độ cao mà chúng ta mong muốn đẻ thiết kế xem là có bao nhiêu tầng và bao nhiêu ống dài ngắn tùy theo nhu cầu. Cũng có máy bơm, hệ thống ống dẫn như mô hình giàn chữ A.

Giàn nằm ngang.

Mô hình trồng rau thủy canh với kiểu giàn nằm ngang là các ống nhựa thủy canh được xếp theo hàng ngang đều nhau tạo thành một mặt phẳng. Kiểu tiêu chuẩn của giàn nằm ngang này là mỗi giàn có khoảng từ 8 ống thủy canh đến 10 ống thủy canh dài từ 3m đến 6m mỗi ống, có kích thước chiều rộng từ 1m đến 1.5m, chiều cao từ 45cm đến 60cm. Với kiểu giàn này khá là tốn diện tích trồng cây rau. Nhưng tạo ra không gian cho cây rau phát triển một cách tối ưu nhất. Nên kiểu gian nằm ngang chỉ phù hợp khi làm ở sân vườn, trên sân thượng hay dành cho các cơ sở thủy canh chuyên sản xuất trồng rau sử dụng. Các dụng cụ trang thiết bị đều giống với kiểu giàn chữ A và kiểu giàn bán chữ A. Còn về số lượng ống thủy canh, máy bơm, hệ thống ống dẫn dung dịch dinh dưỡng thì phụ thuộc vào quy mô của vườn rau mà chúng ta muốn trồng.
id=”huong-dan-ky-thuat-cach-cham-soc-rau-thuy-canh-khi-trong”Sau khi tiến hành xông bước trồng cây con vào trong các rọ nhựa và đưa lên giàn hay là ươm hạt giống đã nảy mầm thành cây con. Lúc này chúng ta nên tiến hành điều chỉnh lượng dung dịch dinh dưỡng cho phù hợp. Cây càng lớn lên thì có nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng nhiều hơn, nên chúng ta phải tăng lên lượng dung dịch dinh dưỡng cho bể chứa. Để cung cấp đầy đủ cho cây phát triển tốt nhất. Đây là khâu quang trọng nhất.

Tiếp đến tiến hành điều chỉnh khoảng cách cây. Đối với mỗi loại cây khác nhau thì có khoảng cách khác nhau, cây nhỏ có thể trồng gần còn các cây có kích thước lớn thì trồng khoảng cách xa hơn. Để có không gian cho cây phát triển toàn diện.

Kiểm tra lá cây mỗi ngày xem có bị nhiễm sâu bệnh hay không để tiến hành biện pháp diệt trừ ngay không để ảnh hưởng đến các cây khác.

Những loại rau thường được dùng để trồng thủy canh.

Có rất nhiều loại rau phù hợp với mô hình trồng thủy canh. Nhưng cũng có nhiều loại nếu trồng theo phương pháp thủy canh này thì mang lại hiệu quả không cao. Các gia đình ở thành thị rất quan tâm đến mô hình trồng rau thủy canh này. Vì chúng mang lại một không gian xanh mát cho gia đình, cung cấp nguồn rau sạch không thuốc, đảm bảo sức khỏe lại không cần quá nhiều diện tích cho một vườn rau, không bỏ ra nhiều công sức để chăm sóc. Và những loại rau sau đây thường hay được dùng trồng trong mô hình trồng rau thủy canh:

  • Rau muống: là một loại rau khá là quen thuộc đối với chúng ta, thường xuyên xuất hiện trên các bữa ăn của gia đình. Loại rau này khá dễ trồng, dễ chăm sóc. Đối với rau muống chúng ta nên tiến hành ngâm hạt trong nước ấm thời gian khoảng 3 tiếng đến 6 tiếng rồi sau đó mang chúng đi ủ nơi không có ánh sáng. Sau khi rau muống bắt đầu nảy mầm được 2 lá thì chúng ta đem ươm cây vào giá thể ở các rọ nhựa, rồi bỏ vào dung dịch dinh dưỡng để tiến hành chăm sóc và các giai đoạn tiếp theo. Khoảng thời gian để thu hoạch được rau muống để ăn là khoảng 20 ngày đến 25 ngày.
  • Rau xà lách: là một loại rau với nhiều chất xơ, và các vitamin rất tốt cho cơ thể chúng ta. Thường được ăn sống và ăn kèm với thịt nướng. Cũng là một loại rau phù hợp với trồng rau thủy canh. Khoảng thời gian sinh trưởng của cây rau xà lách này thì từ 40 ngày đến 60 ngày. Tùy từng loại, xà lách có các loại như là xà lách Carol, xà lách xoăn, xà lách mỡ và xà lách Romaine. Rau xà lách là loại rau có thể trồng được quanh năm nhưng khi ở điều kiện khí hậu mát mẻ thì năng suất xà lách sẽ cao hơn mùa nóng.
  • Rau tía tô cũng là loại rau phù hợp với phương pháp trồng cây rau thủy canh. Nó cũng dễ sống và dễ chăm sóc, rau tía tô là loại rau thơm được ăn kèm với nhiều món khác nhau và có nhiều công dụng khác nhau.
  • Rau dền đỏ cũng là một loại rau phù hợp để trồng thủy canh. Rau dền có hai loại rau dền đỏ và rau dền trắng.
  • Rau bi na hay còn gọi là cải bó xôi rau này có rất nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ rất tốt cho cơ thể cũng là loại rau phù hợp để trông thủy canh.
  • Ngoài ra chúng ta có thể trồng các loại rau thơm như: Húng quế, hung dũi, diếp cá, rau kinh giới… Đối với các loại rau này chúng ta có thể cắt các cành già đem đi giâm cành vào dung dịch dinh dưỡng cũng được.
  • Rau cải xoan là loại rau chứa nhiều nhất các chất dinh dưỡng trong các loại rau. Chúng ta ăn nhiều loại rau này sẽ phòng ngừa được rất nhiều bệnh và giúp cho đôi mắt được cải thiện rất nhiều. Ở nước Mỹ người ta trồng và sử dụng loại rau này rất nhiều tuy nhiên ở Việt Nam còn đang rất ít người trồng loại này. Nên chúng ta chỉ tìm thấy một số ít trong các siêu thị mà thôi. Loại rau này rất phù hợp trong mô hình trồng rau thủy canh. Mọi người nên tìm giống trồng cho khu vườn của mình nhé.
  • Rau đay cũng là loại rau trồng bằng phương pháp thủy canh cực tốt nhé. Rau đay có tính hàn nên trong thời tiết nắng nóng ăn rau này sẽ giúp cho cơ thể giảm nhiệt. Món chủ của rau đay là món rau đay nấu với cua. Vừa mát vừa bổ sung được rất nhiều can xi cho cơ thể. Rau này lại khá là dễ trồng, dễ thích nghi với môi trường lại ít bị sâu bệnh. Chúng ta chỉ cần đem hạt của rau đay cho vào giá thể cung cấp đủ độ ẩm là cây nảy mầm nhanh. Sau khi cây nãy mầm thì cho vào dung dịch dinh dưỡng phù hợp. Rau đay phát triển rất nhanh nên sẽ nhanh có thức ăn cho gia đình mỗi ngày.
  • Rau cải chip rất dễ trồng cũng khá dễ ăn trồng cũng nhanh. Phù hợp với trồng rau thủy canh bằng thùng xốp.

Trên đây là những loại rau phù hợp với phương pháp trồng rau thủy canh. Ngoài ra chúng ta cũng có thể thử một số loại rau ưa thích khác nhé.

Những lưu ý khi trồng rau thủy canh.

  • Yếu tố đầu tiên và quang trọng đó là yếu tố ánh sáng. Ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cho cây rau quang hợp tốt tổng hợp được nhiều chất dinh dưỡng cho cây làm cho cây phát triến tốt nhất. Nếu trường hợp không đủ ánh sáng chúng ta có thể chiếu thêm đèn cho cây. Hoặc trường hợp nắng nhiều quá chúng ta nên che bớt lại không sẽ làm bốc hơi hết dung dịch dinh dưỡng.
  • Tiếp đến là chúng ta nên chọn những nguồn dung dịch dinh dưỡng phù hợp cho từng loại cây như loại rau ăn lá hay loại rau ăn quả. Chúng ta cũng có thể mua dung dịch pha sẵn hay loại bột đã được trộn theo công thức. Nên tìm những nơi uy tín để mua dung dịch dinh dưỡng.
  • Chúng ta cũng cần phải chú ý đến nồng độ pha dung dịch. Với mỗi giai đoạn phát triển của cây rau thì cần nồng độ dung dịch dinh dưỡng khác nhau. Đáp ứng cung cấp đủ để cây rau phát triển một cách tốt nhất để mang lại năng suất tối ưu khi thu hoạch.
  • Điểm quan trọng cần chú ý nữa đó là chọn giá thể phải chọn giá thể đã qua xử lý, không còn mầm móng vi khuẩn sạch sẽ và tơi xốp. Giúp định hình cho cây lúc mới ươm là giá nâng đở cây để cho bộ rễ tiếp xúc được với dung dịch dinh dưỡng.
  • Chúng ta nên phòng ngừa sâu bệnh cho cây. Thường ở các trại trồng rau có quy mô lớn thì hạn chế được rất nhiều sâu bệnh bởi đã được xây bao quanh hệ thống lưới hoăc nylong ngăn ngừa được nhiều mầm móng sâu bệnh. Còn đối với trồng thủy canh ở các gia đình thì điều này sẽ khó hơn. Chình vì vậy chúng ta nên để ý. Nếu phát hiện có sâu thì có thể dùng tay bắt và tiêu trừ còn trường hợp nhiều quá thì dùng chế phẩm tự nhiên sinh học để diệt trừ chúng như chế phẩm tỏi ớt… Dùng bình xịt dạng phun sương phun đều lên các cây rau.
  • Nên vệ sinh thường xuyên các thiết bị giàn sau khi chúng ta thu hoạch xong. Như là vệ sinh bể chứa các ống dẫn dung dịch dinh dưỡng xem có bị rêu bám vào hay không, dẫn đến vụ sau sẽ dễ gây nên mầm bệnh hay rêu hâp thụ dung dịch dinh dưỡng làm cây rau không đủ chất để hấp thu.

Bảng giá rau thủy canh trên thị trường hiện nay.

Chúng ta có thể tham khảo bảng giá một số loại rau trồng bằng phương pháp trồng rau thủy canh dưới đây:

  • Rau muống có giá: 000đ/kg
  • Rau cải dún có giá: 000đ/kg
  • Rau cải ngọt có giá: 000đ/kg
  • Rau cải thìa có giá: 000đ/kg
  • Rau cải bẹ xanh có giá: 000đ/kg
  • Rau tần Ô (rau cải cúc) có giá: 50.000đ/kg
  • Dưa leo bao tử có giá: 000đ/kg
  • Dưa leo Nhật Bản có giá: 000đ/kg
  • Rau mầm củ cải trắng có giá: 000đ/kg
  • Rau xà lách mỡ có giá: 000đ/kg
  • Rau xà lách Romen có giá: 000đ/kg
  • Cà chua pitoca chùm đỏ có giá: 70.000đ/kg
  • Rau tần Ô Nhật có giá: 000đ/kg

Mua rau thủy canh ở đâu giá rẻ chất lượng

Vì là rau trồng bằng phương pháp trồng rau thủy canh có giá thành cao hơn phương pháp trồng thổ canh truyền thống. Đối với nhưng cơ sở trồng rau thủy canh để kinh doanh thì chi phí đầu tư ban đầu bỏ vào rất cao. Nên do đó giá của những sản phẩm rau khi thu hoạch rồi bán ra thị trường sẽ cao hơn nhiều so với rau quả trồng bằng phương pháp thổ canh. Chính vì vậy hiện cung không đủ cầu và các sản phẩm rau thủy canh hiện chỉ được phân phối ở các siêu thị, các cửa hàng rau sạch hay bán trực tiếp cho người mua hàng bằng giao hàng tận nơi.

Vậy nên mọi người ai có nhu cầu ăn rau thủy canh nên trồng tại nhà hoặc ra các siêu thị hoặc cửa hàng rau sạch để mua nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *