Hiện nay, chó là loài động vật được hầu hết được con người nuôi với nhiều mục đích khác nhau. Dùng để giữ nhà, làm cảnh, săn mồi, điều tra tội phạm… với mỗi loại chó thì có cách chăm sóc khác nhau.

Đặc điểm của con chó

Con chó tên tiếng anh là gì?

Vậy Chó tên trong thuật ngữ khoa học được gọi là “Canis lupus familiaris hoặc Canis familiaris”. Trong tiếng hán được gọi là: cẩu, khuyển, hay gọi là cầy. Những con chó nhỏ nhỏ xinh xinh thì hay gọi chung chúng là “cún”. Chó được hình thành từ tiến hóa từ chó sói, bản chất thích ăn thịt là động vật có bốn chân trên cạn, và chúng có số lượng con lớn nhất. Loài chó được con người thuần hóa đầu tiên, và được sàn lọc qua hàng trăm thập kỷ. Tạo nên nhiều giống chó khác nhau trên thế giới.

Đặc điểm của con chó

Các giác quan phát triển mạnh nhất của chó đó là: thị giác, thính giác và khứu giác của chúng. Chó là giống loài động vật di chuyển bằng các đầu ngón chân và có bàn chân đặc trưng đó là ở hai chân trước có năm ngón còn ở hai chân sau có bốn ngón. Thỉnh thoảng có xuất hiện trường hợp đặc biệt là chân sau của chúng xuất hiện năm ngón, trường hợp này người ta gọi là “móng huyền”. Quá trình chó mang thai mất khoảng thời gian từ 60 ngày đến 62 ngày, cũng có thể là ngắn hơn mấy ngày hay dài hơn mấy ngày nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Khi chó con được sinh ra thì chúng đều nhắm mắt, tính ngày chó mở mắt thường ta lấy 7 ngày cộng với số con được sinh ra là số ngày chúng sẽ mở mắt. Chó con sinh ra cũng chưa có răng khoảng 4 tuần sau khi sinh thì chúng sẽ mọc răng, số răng là 28 cái răng mọc cùng một lúc. Tới khi chó trưởng thành thì bộ răng chúng có tổng cộng 42 chiếc răng. Cũng giống các động vật có vú khác chúng sẽ cho chó con bú bằng vú của chó mẹ sau khi sanh. Đặc biệt thời gian chó sanh con tính tình thường rất hung dữ, để bảo vệ lũ con và có tật là hay tha con vào chổ kín khi bị chúng ta sờ vào ổ hay có cảm giác chổ đó không an toàn.

Mắt của chó có ba mí: có mí phía trên, mí phía dưới và thêm mí ở giữa. Mí giữa này nằm sâu vào phía trong để bảo vệ mắt khỏi các bụi bẩn. Chó có thể phận biệt được màu sắc bằng mắt nhưng chỉ phân biệt hai màu đó là màu lam, và màu vàng. Chúng nhận diện đồ vật dựa vào chuyển động của vật rồi tới ánh sáng sau đó là hình dạng của đồ vật. Vào ban đêm khả năng quan sát của chó rất tốt.

Tai chó rất là thính chúng có thể nhận biết được khoảng 35000 âm khác nhau trong vòng 1 giây.

Mũi của chúng khá nhạy cảm với các mùi, và còn có thể ngửi thấy mùi ở khá xa, phân biệt được các mùi khác nhau sau khi tiếp xúc. Trên mũi chúng để ý thấy có những hình vân trên cánh mũi gọi là vân mũi.

Chó rất thông minh, bởi nó có bộ não rất phát triển, các nhà khoa học nghiên cứu trị tuệ của loài chó tương đương với trí tuệ của một đứa trẻ hai tuổi.

Bộ lông của chó có hai lớp một lớp bên ngoài và lớp bên trong. Lớp bên trong có nhiệm vụ giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông lạnh, hạ nhiệt cho cơ thể vào mùa hè nóng nực. Nhiệt độ của cơ thể chó là 38 độ C.

Các nhà khoa học tính ra tuổi chó so với người như sau:

  • Chó được 1 năm tuổi bằng với người 16 năm.
  • Chó được 2 năm tuổi bằng với người 24 năm.
  • Chó được 3 năm tuổi bằng với người 30 năm.

Và sau đó trở đi thì cứ 1 năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi mèo làm thú cưng đơn giản nhất

Chó có bao nhiêu loại, cách phân biệt

Sau đây chúng ta sẽ tham khảo 15 giống chó được nuôi phổ biến ở Việt Nam được nhiều người thích nhé.

Giống chó chihuahua:

Là một giống chó khá chảnh và hơi kén ăn. Để nuôi giống này thuần giống thì điều kiện nuôi khá tốn kém. Nên để phù hợp với nhiều đối tượng yêu thích chó chihuahua muốn nuôi dòng này thì đã lai tạo chúng với các dòng chó khác.

Có thân mình nhỏ, cân nặng khoảng từ 1.5kg đến 3kg, có chiều dài cơ thể tầm 30 cm, cao khoảng từ 16cm đến 20cm. Có cái đầu nhỏ tai dựng thẳng đúng mắt tròn trông hơi lồi ra tí.

Vì được lai với các dòng chó khác nên bộ lông của chúng cũng khá đa dạng về kích thước lông cũng như màu sắc lông.

Loài này tuy nhìn nhỏ nhỏ nhưng rất hung dữ, trông nhà được, bảo vệ chủ, cũng có tính hay ghen. Là một giống chó thông minh.

Giống chó Bắc Kinh và Bắc Kinh lai Nhật:

Hai giống chó này khá là giống nhau nên chúng ta gộp thành một. Chúng phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta và được nuôi khá phố biến.

Loài này có bộ lông dài nên thường hay dể bị rụng lông. Nên thường xuyên vệ sinh và chải lông cho chúng. Màu sắc lông của giống chó Bắc Kinh chủ yếu là đơn sắc, còn giống chó Lai Nhật thì kết hợp lai hai màu.

Cân nặng của giống chó này từ 1kg đến 6kg, có chiều cao từ 13cm đến 23cm.

Chó Bắc Kinh có cái mõm ngắn mũi hơi hếch lên, mặt bị gãy giữa trán với mũi.

Còn Chó Lai Nhật thì ngược lại với Chó Bắc Kinh. Mõm dài hơn mặt không gãy mũi không hếch.

Giống chó Lạp Xưởng hay còn gọi chó Xúc Xích:

Đây là giống chó có thân mình thon dài nhìn như cây xúc xích trông khá ngộ nghĩnh. Ngày xưa đây là giống chó săn nhưng hiện nay đã được thuần hóa nuôi dưỡng trong nhà nên tính cách dễ thân thiện hơn.

Thân hình của chó này dài, chân chúng ngắn, hai tai dài và cụp xuống. Chúng di chuyển nhìn như khúc gỗ di động vậy. Chúng di chuyển khá nhanh nhạy có cân nặng khoảng tầm từ 7kg đến 15kg.

Lông của chó này có dạng lông mượt, dạng lông ngắn hay dạng lông dài. Ở Việt Nam dạng lông ngắn với dạng lông dài là phổ biến hiếm thấy dạng lộng dài. Màu lông thường thấy là màu đen, màu nâu đỏ, hay màu vàng. Cũng có dạng lại hai màu màu đen điểm xuyến thêm màu hạt dẻ trông cũng khá ngộ nghĩnh.

Giống chó Phú Quốc:

Đặc điểm để nhận dạng giống chó này là chúng có xoáy trên lưng, hay là xoáy hai bên cổ… Chó này rất thích đi săn, chúng thông minh, nhạy bén, và có khả năng bật nhảy rất cao.

Thân mình giống chó Phú Quốc thon gọn, cơ bắp rắn chắc. Có cân nặng khoảng tầm từ 12kg đến 18kg.

Có mõm dài và nhỏ, có lưng thẳng, đuôi lúc nào cũng cong lên phía trên như cái cần câu, các cân thì nhỏ dài gân guốc.

Bộ lông của chúng thì ngắn nhìn mượt và bóng. Có các màu sắc lông như: màu vàng, màu nâu đỏ hay màu đen, màu sô cô la, màu vệnh và màu xám (hai màu này được ưa thích nhất vì chúng hiếm).

Giống chó Poodle:

Nhìn bộ lông mượt và hơi xoăn xoăn là đặc điểm để nhận biết giống chó này. Mắt chó này hầu như tròn, tai nhỏ luôn cụp xuống. Đuôi của chúng hầu như bị cắt đi khi còn nhỏ.

Loài giống chó này có nhiều màu như: màu nâu, màu đen, màu trắng, mà cà phê, màu xám… Chó Poodle có 3 kích thước: Toy poodle (chiều cao của dòng này từ 25cm trở xuống, có cân nặng khoảng từ 2kg đến 5kg), Miniature Poodle ( chiều cao của dòng này tối đa là 40cm, cân nặng khoảng từ 7kg đến 9kg), Standard Poodle ( Chiều cao từ 40cm đến 50cm, có cân nặng khoảng từ 20kg đến 30kg). Ngoài ra còn có một loại nhỏ nhỏ nữa cao tầm khoảng dưới 22cm và nặng khoảng từ 3kg trở xuống gọi là (tiny, teacup).

Ở Việt Nam thì hầu như được mọi người ưa chuộng nuôi Toy Poodle, Miniature và tiny,teacup. Loài này dể thương thông minh dễ huấn luyện nghe lời, tính tình vui vẻ.

Giống chó Pug:

Loài này còn được gọi với cái tên khác là Pug mặt xệ, vẻ mặt lúc nào nhìn cũng tỏ vẻ buồn rầu suy nghĩ nhiều do da mặt chúng chảy xệ thành các nếp nhăn. Nó thuộc giống chó quý tộc nên rất lười lại ham ăn thích nằm rất dể béo phì.

Thân hình của giống này to ngang, chiều cao khoảng tầm từ 30cm đến 35cm, cân nặng không đến 10kg. Có bộ lông ngắn và có các màu như màu hung có mặt đen, màu đen toàn thân, màu nâu nhạt hay có màu vàng sẫm.

Giống chó Alaska:

Loài này khá giống chó sói, xưa chuyên dung để kéo xe nên có thân hình khá to. Mặt chúng nhìn khá là hung dữ nhưng thực ra chó này rất hiền và thân thiện.

Chiều cao của giống chó này cao khoảng từ 55cm đến 70cm, cân nặng thì từ mức 35kg đến 50kg. Chúng có khung xương rất chắc chắn và rất khỏe. Mắt chó Alaska có hình hạt hạnh nhân cở trung bình.

Màu lông của dòng chó này đặc trưng là màu xám trắng hay màu lông chồn kết hợp với màu trắng, có màu trắng toàn thân, màu đen kết hợp với màu trắng, hay màu nâu kết hợp với màu trắng. Nhưng con nào cũng sẽ có mõm và chân là màu trắng.

Lông chó này khá dài và thường xuyên rụng nên phải chải lông thường xuyên cho chúng.

Giống chó Husky:

Loài này khá giống với chó Alaska nhưng có khuôn mặt lạnh lùng hoang dã hơn. Chiều cao của chúng cao khoảng tầm 50cm đến 60cm, có cân nặng khoảng từ 16kg đến 27kg.

Mắt của chó Husky có 3 màu đặc trưng đó là màu nâu, màu hổ phách hay màu xanh dương.

Màu lông cũng khá khá giống với màu lông của chó Alaska.

Giống Chó Samoyed:

Là giống cho luôn thu hút ánh nhìn với bộ lông trắng muốt và mượt mà, đầy quyến rũ.

Thân hình khỏe khoắn, lông dày và mượt, mắt hình hạnh nhân, đôi tai nhỏ có hình tam giác luôn vểnh lênh, cùng với chiếc đuôi đầy lông cong lên phía trên bắt mắt. Chúng có chiều cao khoảng 45cm đến 60cm, và có cân nặng từ 16kg đến 30kg.

Giống Chó phốc sóc:

Là giống chó nhỏ có khuôn mắt hơi giống cáo, có đôi má hóp, mắt to và sẫm màu, và có cái mõm nhỏ dài. Loài này có kích thước tiêu chuẩn cao tầm 25cm đến 30cm, có loại nhỏ hơn như cao tầm 20cm gọi là “mini”, loại teacup thì cao khoảng 15cm thôi. Hiện màu lông phổ biến của giống này là màu trắng hay màu nâu, có thể thêm màu vàng hay màu kem…

Giống chó này khá ngịch ngợm, nhưng chúng thông minh dễ dạy bảo.

Giống Chó Pitbull:

Là loài chó hung dữ nhưng khi thuần hóa và dạy bảo thì chúng rất nghe lời và trung thành với chủ. Với thân hình khá là to lớn, vạm vỡ, rắn chắc đầy cơ bắp. Chiều cao khoảng từ 45cm đến 55cm, có cân nặng từ 20kg tới 40kg. Bộ lông ngắn sát vào da và có màu nâu yếm trắng.

Giống Chó Shiba:

Đặc điểm đặc trưng của giống chó này là với khuôn mặt lúc nào cũng như đang cười. Mang đến niềm vui cho mọi người với vể đáng yêu ngộ nghĩnh và hài hước.

Thân mình giống chó này nhỏ gọn nhưng lại săn chắc, với bộ lông hai lớp trong ngoài, trên mặt có lông mao ngắn. Màu lông chủ yếu là màu nâu hay màu da bò…

Giống Chó Golden:

Được mệnh danh là chú chó thông minh, hiền lành, trầm tính, rất thích trẻ em. Là loài chó giàu tình cảm.

Với thân hình khá lớn có chiều cao từ 50cm đến 60cm, và có cân nặng khoảng từ 25kg tới 35kg. Bộ ngực to đầy đặn, có cái đầu to và đôi tai dài cụp xuống.

Bộ lông khá dài và hơi xoăn nhẹ. Thường có màu vàng kem hay màu vàng nâu. Lông của chó này không thấm nước.

Giống chó Becgie lai:

Là giống chó được ưa chuộng nhiều tại Việt Nam. Được huấn luyện kỹ càng cho việc phục vụ quân sự. Còn nuôi ở nhà mục đích là trông nhà khá tốt, không gần người lại.

Thân mình chắc khỏe, có thể chạy rất xa.

Giống Chó Corgi:

Được mệnh danh là chú chó có bờ mông quyến rũ bởi có cái mông to. Chân chúng ngắn, tai hình tam giác dựng đứng, có chiếc mõm nhọn dài và nhỏ nhưng lại có cơ hàm rất khỏe.

Hầu như không có đuôi, có bộ lông khá dày và cũng có hai lớp lông. Loài này có màu sắc lông khá là đa dạng nhưng màu phổ biến là màu cam kết hợp với màu trắng, hay màu vàng và màu trắng. Là giống chó thông minh nghe lời chủ rất dể dạy bảo chúng.

Thức ăn của chó là gì?

Thức ăn của chó là gì? Chó thích ăn gì nhất?

Thịt: là một món ăn ưa thích đối với chó. Bao gồm các loại thịt nạt như thịt heo, thịt gà, thịt bò… Trong thịt có rất nhiều protein giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa phát triển tốt tránh tình trạng đầy hơi. Trong các loại thịt thì thịt heo có hàm lượng axit amin và calo nhiều hơn các loại thịt khác nên chúng ta nên cho chó ăn thịt heo nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chúng.

Rau củ cũng được chó ưa thích ăn. Những loại rau củ cho chó ăn gồm các loại như: rau cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, cà rốt, bí đao, khoai lang… Những loại này cung cấp các chất xơ, vitamin, canxi, sắt, và axitamin… Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh tật, làm bộ lông thêm mượt mà bóng bẩy.

Nội tạng động vật bao gồm các loại gan, phổi, tim, lá lách… Các loại này khá giàu chất dinh dưỡng như chất đạm, chất sắt và các axit amin, bổ sung năng lượng dồi dào cho các chú chó. Đảm bảo chúng hoạt động cả ngày mà không thấy mệt.

Một số loại cá và tôm: Chúng ta nên cho chó ăn một số các loại cá như cá hồi, cá ngừ cá thu…và tôm. Như ở trong món cá hồi chúng ta đem nấu chin thì trong cá hồi có rất nhiều protein, axit amin và các chất béo. Giúp cho sự phát triển của khung xương chó, não bộ và tăng cường hệ miễn dịch tăng sức đề kháng. Còn như cá ngừ thì có nhiều omega3 giúp phát triễn cho mắt. Riêng tôm thì cũng nhiều chất dinh dưỡng mà cho chó ăn nhiều mà không bị béo phì.

Các loại trứng gà, trứng vịt… loại này thì giàu protein. Cho chó ăn sẽ cải thiện được sự đầy hơi của dạ dày. Lưu ý là chúng ta nên cho ăn lòng đỏ trứng và đừng nên cho ăn lòng trắng trứng sống sẽ không tốt cho cơ thể chó.

Cơm là một món ăn hầu như phổ biến mà nhiều nhà cho chó ăn. Trong cơm có lượng tinh bột cao, thêm nhiều các vitamin nhóm B. Kích thích sự thèm ăn cho chó và ngăn ngừa các bệnh ở dạ dày. Để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng khi cho ăn cơm thì trong khẩu phần ăn phải có 50% là thịt nhé.

Một số loại trái cây chó cũng thích ăn như táo, dưa hấu, dứa, chuối, xoài…

Đậu phộng cũng là một loại thức ăn dành cho chó có hương vị thơm chó cũng rất thích ăn nhưng chúng ta không nên cho chúng ăn quá nhiều. Vì trong đậu phộng có hàm lượng chất béo cao ăn nhiều chúng sẽ bị béo phì và dẫn đến bị các bệnh về tuyến tụy. Và món đậu phộng muối không nên cho ăn vì chúng khá mặng nhé.

Các thực phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Đây là những món ăn nhẹ ăn vặt khá lành mạnh cho chó. Như trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng chúng ta cũng không nên cho ăn nhiều quá trong một ngày.Cái gì tốt mà ăn nhiều thì cũng không tốt. Đặc biệt cũng có những chú chó bị dị ứng với loại thức ăn này nên chúng ta cần lưu ý. Mới ăn thì cho ăn ít một xem có phù hợp với chó hay không nhé.

Ngoài những loại thức ăn trên thì hiện nay còn có các dạng thức ăn được chế biến sẵn như hạt thức ăn khô, các loại pate, đồ hộp…

Không nên cho chó ăn thực phẩm gì?

Các loại thực phẩm không nên cho chó ăn:

Những loại trái cây sau chúng ta không nên cho chó ăn: nho khô hay nho tươi, hạt macca, quả bơ và trái cây họ cam quýt. Đối với nho chó ăn dễ bị suy thận. Còn hạt macca sẽ làm gây ức chế thần kinh, làm tăng nhiệt độ cơ thể cho chó. Còn trong quả bơ có chứa chất Persin là một chất độc gây hại làm nôn và tiêu chảy ở chỏ. Trái cây họ cam quýt vì chúng có độ chua nên sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của chó.

Những thực phẩm có chứa chất Xylitol như trong bánh ngọt, bánh kem, các loại kẹo cao su… hay những thực phẩm không đường (bơ đậu phộng…) Chất này làm cho chó mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, choáng váng và có thể dẫn tới hôn mê.

Không nên cho chó ăn sô cô la, ca cao hay cà phê. Và các loại đồ uống có cồn.

Không nên cho ăn hành tỏi, củ hành tây.

Không nên cho ăn các loại bột mì hay bột nở. Khi chúng ăn phải thứ này vào dạ dày thì bột này sẽ nở ra gây đau cho chó. Ngoài ra nếu bột ở trong dạ dày lâu sẽ sinh men chua tạo thành rượu gây đột tử ở chó.

Chó còn nhỏ nên cho ăn gì?

Giai đoạn dưới ba 3 tuần tuổi: gia đoạn này chó con mới được sinh ra cơ thể yếu ớt, dễ bị chết non, nên cho chó con bú sữa mẹ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và giúp chó con cứng cáp hơn. Lúc mới sinh sữa đầu cũng được xem là sữa non là nguồn sữa quý giá nhiều chất dinh dưỡng nên chúng ta nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn ở 3 tuần đầu. Trường hợp chó mẹ mất hay không đủ sữa thì mới cho uống sữa bột loại chuyên dùng cho chó. Không nên dùng sữa của bột người thay thế.

Giai đoạn từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8: Giai đoạn này cho ăn sữa bột chuyên dùng cho chó kèm thêm cháo xay chung với thịt.

Giai đoạn từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12: Giai đoạn này chó con đã ăn được cơm nhão trộn với thịt xay mềm, kèm thêm sữa bột. Ở giai đoạn này chó con đã mọc rang nhưng chưa chắc chắn nên ăn dạng thức ăn mềm. Cho ăn ngày từ 3 đến 4 lần.

Giai đoạn từ 12 tuần tuổi đến tuần thứ 24: có thể nấu thức ăn cho chó ăn với cơm, hay cũng có thể cho chó ăn thức ăn dạng hạt khô, hay dạng đồ hộp kèm với pate. Đây là gia đoạn phát triển toàn diện những chiếc rang vĩnh viễn vì thế chúng rất thích đi gặm đồ hay cắn đồ trong nhà. Chúng ta nên mua xương cho chúng ăn vừa tốt cho răng vừa ngừa đồ đạc bị chúng cắn hư. Cho ăn ngày từ 3 đến 4 lần.

Giai đoạn từ 6 tháng trở đi: đây là giai đoạn chó bắt đầu trưởng thành. Lúc này cần có các bữa ăn cân bằng lượng dinh dưỡng đầy đủ để chúng phát triển toàn diện. Đối với thức ăn khô chúng ta căn cứ theo hướng dẫn trên bao bì cho ăn đúng cách. Còn nếu cho chúng ăn đồ ăn tự nấu thì phải đảm bảo thực phẩm tươi sống nấu chín và cho ăn trong ngày, không cho chó ăn thức ăn bị ôi thiêu. Đảm bảo bữa ăn đầy đủ các chất protein trong thịt cá, các chất xơ từ rau củ, hay Carbohydrate trong cơm. Giai đoạn này nên tập chúng ăn ngày 2 bữa sáng và bữa tối.

Điều đăc biệt phải lưu ý trong các giai đoạn là nước cho chó uống phải đảm bảo nguồn nước sạch sẽ không bị nhiễm khuẩn. Thay nước thường xuyên tránh nước bị nhiễm bẩn chứa vi khuẩn. Ở mỗi giai đoạn của chó chúng ta cũng nên cần quan sát lượng thức ăn của chúng xem phù hợp chưa nhé. Cũng không nên cho ăn quá no hay là quá đói.

Tập chó chúng có thói quen ăn đúng giờ, ăn đúng trong bát của mình, không đòi ăn thức ăn khi chưa cho phép. Không nên cho chúng ăn bằng bát dĩa của chúng ta. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột mà phải thay đổi từ từ và dần dần. Không là chó dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn đến bị trầm cảm.

Chó mang thai không nên ăn gì?

Đối với thời kỳ chó mang thai thì vẫn cho ăn thức ngày thường ngày vẫn hay cho ăn. Đảm bảo lượng dinh dưỡng cân bằng trong khẩu phần ăng là được. Không cần tặng khẩu ăn trong giai đoạn 4 tuần đến 5 tuần đầu của thai kỳ. Vì giai đoạn này nếu cho ăn quá nhiều sẽ dẫn đến chó mẹ sẽ bị béo phì di chuyển khó khan, và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đến khoảng còn 3 tuần đến 4 tuần giai đoạn cuối thai kỳ. Thì lúc này nên tăng khẩu phần ăn bởi chó con trong bụng đã lớn lên chúng lấy rất nhiều dinh dưỡng từ chó mẹ. Nên phải đảm bảo cung cấp đủ lượng calo cho chó mẹ. Tăng khẩu phần ăn bằng cách tăng lên bữa ăn vì bụng chúng lúc này khá to nhưng đã chứa hầu như là chó con không có chỗ cho dạ dày. Nên cho chó me ăn nhiều bữa trong ngày. Cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho chó mẹ. Đặc biệt là không nên cung cấp nhiều canxi vào lúc này sẽ dẫn đến khó sinh và dị tật cho chó con.

Chó ăn gì để có bộ lông đẹp?

Da heo(bì lợn) đã làm sạch lông và lấy hết mỡ: Lấy da heo đã làm sạch đem cắt nhỏ rồi băm nhuyễn trộn vào khẩu phần thức ăn của chó mỗi ngày. Trong da heo có hàm lượng carbohydrate cao gấp 4 lần thịt heo mà trong khi hàm lượng chất béo của da heo chỉ bằng một nữa thịt heo. Là một loại thức ăn làm cho lông của các chú chó đẹp hơn.

Lòng đỏ của trứng gà cũng là một trong những thành phần có trong thức ăn làm đẹp cho chó. Chúng ta có thể cho chó ăn trứng lòng đào đối với chó đã trưởng thành. Còn chó con thì cho ăn chín kỹ hơn vì hệ tiêu hóa của chúng còn kém sợ ăn không tiêu, đầy bụng gây khó chịu.

Dầu omega3 và dầu omega6: có thể mua dưới dạng đã chiết xuất cô đặc tách biệt đem trộn vào khẩu phần ăn 1 muỗng nhỏ. Hay là mua cá về về chế biến nấu cho chó ăn. Cũng giúp làm mượt lông.

Thịt bò hay thịt trâu: cung cấp lượng protein dồi dào là cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi bộ lông chắc khỏe từ bên trong. Nên chọn thịt tươi sống chế biến không cho thức ăn ôi thiu cho chó ăn.

Hoa hồi chúng ta mua hoa về rồi đem nghiền thành bột mịn trôn với thức ăn trong khẩu phần hàng ngày của chó. Đây được xem là bí kíp dân gian truyền lại.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất. Thông thường trong các khẩu phần ăn đã có các chất này nhưng có thể là chúng ta chưa cung cấp đủ. Vì vậy chúng ta có thể bổ sung thêm các vitamin hỗn hợp có sẵn. Hoặc trên thị trường hiện này có những dạng thức ăn đóng hộp được bán tại các cửa hàng thú cưng như dạng pate, thịt hộp… loại thức ăn mềm.

Để có bộ lông đẹp mượt mà ngoài cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn cho chó thì cần cung cấp đủ lượng nước cho chúng uống. Thêm vào đó là phải vệ sinh sạch sẽ tắm thường xuyên, phòng ngừa ve, rận, các loại ký sinh trên da chó. Dắt chó đi dạo công viên hay quanh nhà giúp vận động thể dục thể thao cho chúng. Với những chú chó có lông dài phải chải lông thường xuyên chó chúng tránh có lông rối và dính cục.

Hướng dẫn kỹ thuật, cách nuôi chó hiệu quả nhất

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chó thịt:

Chó hiện nay không chỉ được nuôi trong nhà mà còn là một nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. Xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh chó cảnh cũng như kinh doanh chó thịt. Chó cảnh thì khó nuôi hơn chó thịt. Chó thịt là nuôi dùng để lấy thịt là chủ yếu. Mà nuôi chó thịt cũng không khó mấy vì chó thịt cũng không kén ăn.

Cách làm chuồng nuôi chó: chuồng chó thì được làm bằng chuồng sắt hay chuồn gỗ. Mà chuồng sắt hay chuồng gỗ thì cơ cấu làm chuồng là giống nhau. Chúng ta nên làm từng ô riêng biệt để nhốt mỗi con 1 lồng như vậy tránh chúng đùa giỡn hay cắn nhau. Trên có che mái tôn hay nhựa tránh mưa, lót thêm miến xốp tránh nhiệt khi trời quá nóng. Bên dưới nên lắp các bánh xe có thể di chuyển được. Nên làm mặt phía dưới dạng thưa song nhỏ tránh làm chó di chuyển bị đau chân.

Chuẩn bị thức ăn cho chó: Thường thì nuôi chó thì chỉ cần cho ăn thức ăn thừa vời cơm thừa là được. Nhưng nhà thì không đảm bảo đủ lượng thức ăn thừa này, chúng ta có thể liên kết với các quán bán đồ ăn hay nhà hàng và nhờ họ phân loại đồ ăn tránh bỏ vào các đồ như khan giấy, bao nilon, tăm. Chúng ta mang về đem nấu lại rồi cho chúng ăn. Ngoài ra trên thị trường đã có thức ăn công nghiệp được sản xuất giành cho chó phù hợp từng đối tượng như thức ăn cho chó con hay thức ăn cho chó trưởng thành. Hay cũng có thể cho chó ăn cám gạo đươc xát ở các nhà máy gạo, cám gạo này cũng nhiều chất dinh dưỡng dễ kiếm mà rẻ. Nuôi chó bằng cám hay thức ăn công nghiệp thì chó phát triển nhanh hơn nhưng thịt của chúng thì lại không ngon bằng cho ăn cơm với thịt. Nếu có điều kiện cũng có thể mua các loại gạo rẻ tiền hay các loại thịt vụn cá vụn nhưng không bị hư đem về nấu cho chúng ăn. Khi chó tiến hành thay lông thì nên tăng khẩu phần ăn cho chúng. Đảm bảo nguồn nước chúng uống phải sạch sẽ không bị nhiễm bẩn.

Phòng bệnh tật cho chó: Trước tiên là nên tiêm phòng dại cho chó trước. Để tránh bị dại. Trong quá trình nuôi thì chó thường hay mắc các bệnh như bệnh tiêu chảy, bệnh cúm, hay bị nôn mửa do ăn không tiêu… Vì vậy người nuôi chó nên cung cấp thêm các vitamin, canxi… để tăng cường sức đề kháng cho chó. Trộn vào khẩu phần ăn mỗi ngày của chó.

Cách chọn giống chó: nên chọn những con chó đực chó cái khỏe mạnh, kiểm tra không bị tật gì, hay có dấu hiệu nào không tốt không. Mỗi chó đực có thể phối tới 15 chó cái và cho ra khoảng tầm 60 con chó con.

Phối giống: không nên cho phối giống gần quá tránh tính trạng cận huyết tạo nên chó có dị tật. Khi chó mẹ mang thai cần chú ý khẩu phần dinh dưỡng chó mẹ. Có thể cho chó mẹ ăn thêm thịt, trứng hay cho uống thêm sữa giành cho chó.

Những điểm lưu ý khi nuôi chó thịt:

Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo phải có không gian thoáng mát. Tránh quá nóng dẫn đến nguy có sinh bệnh cho chó.

Luôn kiểm tra sức khỏe và theo dõi thường xuyên về tình trạng lông chó hay da chó. Kiểm tra xem chó có bị viêm áp xe không đây là loại bệnh phổ biến và lây lan rất nhanh.

Phòng ngừa tình trạng bắt trộm chó nên làm chuồng chắc chắn và có cài khóa kỹ càng.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chó cảnh:

So với nuôi chó thịt thì chó cảnh khó nuôi hơn. Khi nuôi chó cảnh cần chú yế đến nhiều thứ hơn như giống chó, thức ăn cho chó, vệ sịnh cho chó, và còn xem nhà mình phù hợp nuôi chó nào.

Chọn giống chó: đầu tiên là phải xác định đúng giống chó mình cần nuôi. Nên đến các cơ sở uy tín để chọn mua giống chó. Ở đó thì có thể đảm bảo được nguồn gốc, lý lịch rõ rang.  Xem chó đã được tiêm phòng đầy đủ chưa, có khỏe mạnh hay không, xem có bị tật gì không. Nên mua chó con đã được hai tháng tuổi, lúc này chó con đã có cơ thể cứng cáp và ăn được thức ăn.

Chế độ ăn uống: đối với mỗi loại chó thì thức ăn khác nhau, hay độ tuổi khác nhau cũng có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Trước khi quyết định muốn nuôi giống chó nào cần tìm hiểu về thức ăn và xem tập tính của chúng nó. Dù chó nào thì chúng ta cũng phải đảm bảo về khẩu phần ăn và liều lượng khẩu phần ăn của chúng. Giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi thì cho ăn ngày 3 bữa đến 4 bữa mỗi ngày cách đều thời gian cho ăn. Giai đoạn từ 6 tháng trở đi thì tập cho chó ăn hai bữa mỗi ngày. Đảm bảo giờ ăn phải đúng giờ và trong khẩu phần ăn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất như thịt, chất xơ, tinh bột… Khi chó trưởng thành rồi có thể cho chúng gặm thêm xương.

Vệ sinh thân thể của chó: Chó cảnh được chăm sóc đặc biệt hơn ngoài việc cho ăn còn cần phải làm đẹp nữa. Nuôi là để ngắm mà. Nên tắm rửa cắt móng tỉa lông. Để chú chó cảnh mình nuôi được đẹp đẻ thơm tho. Sử dụng nước ấm để tắm tránh cho chó bị nhiễm lạnh, dùng sữa tắm chuyên dụng được sản xuất riêng cho chó nhé tránh cho da bị hư tổn, phòng ngừa đươc các loại rận hay ve chó. Tránh không cho nước vào tai chó. Tắm xong chúng ta lau và sấy khô lông cho chúng. Dùng tăm bông để vệ sinh lỗ tai. Đối với những chú chó có bộ lông dài thì nên tỉa tót cho gọn gàng xinh đẹp.

Vấn đề tiêm phòng: Thường thì khi chúng ta mua chó ở các cơ sở bán chó thì đã được tiêm phòng. Còn nếu chó tự để hay được cho từ bạn bè người thân thì nên cho đi tiêm phòng đúng thời điểm. Nên tẩy giun định kỳ cho chó để phòng ngừa sán.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ: luôn đảm bảo nơi ở của các chú chó luôn sạch sẽ thoáng mát, để chúng phát triển toàn diện. Tránh được các bệnh về da cũng như vấn đề hô hấp. Nếu là các cơ sở kinh doanh chó cảnh thì vấn đề vệ sinh chuồng phải luôn luôn chú trọng. Tránh gây nên bệnh tật cho chó vì nuôi nhiều nên khả năng lây lan bệnh là rất cao.

Nên dẫn chó đi dạo tuần khoảng 3 lần đến 4 lần tuần. Để cho chú cún của chúng ta không bị stress và được hít thở không khí trong lành. Chúng ta nên vuốt ve, ôm ấp và chăm chút cho chú cún của mình thường xuyên để gia tăng tình cảm với cún yêu của mình.

Kỹ thuật cách huấn luyện cho chó cảnh:

Chó là loài động vật nghịch ngợm thích chạy nhảy phá phách. Nên chúng ta cần phải huấn luyện chúng biết nghe lời hơn. Và thông thường chúng ta huấn luyện chó các bài cơ bản như sau

Huấn luyện cho chó đi vệ sinh đúng chổ: chó cảnh thường được nuôi trong nhà nên việc đi vệ sinh đúng chổ rất cần thiết. Vệ sinh đúng chổ giúp nhà cửa sạch sẽ hơn và không bị có mùi hôi. Vì chó có khứu giác nhanh nhạy và thường tìm những nơi có mùi tương tự như phân hay nước tiểu để đi thải. Chúng ta lợi dụng điều này bằng cách lấy sản phẩm thải của chó để ở nơi mà chúng ta định sẵn. Và phải có chế độ thưởng phạt khi chó đi đúng chổ hay sai chổ để chúng nhanh thích nghi với môi trường mới.

Huấn luyện cho chó bắt tay: tạo nên tính kỹ luật cũng như kết nối sự gắn bó thân thiện giữa chúng ta với chó. Vậy làm như thế nào? Chúng ta bỏ thức ăn mà chó yêu thích lên lòng bàn tay và hô bắt tay để chúng giơ chân lên đụng bàn tay. Nhưng không cho chúng ăn được thức ăn trong tay liền mà phải chơi với chúng mấy lần rồi mới cho ăn. Tập đi tập lại khoảng 5 phút mỗi ngày. Dần khoảng 1 tuần đến 2 tuần là bạn chó sẽ làm được rồi.

Huấn luyện cho chó đứng, ngồi: cái này tùy thuộc vào người huấn luyện thích chó đứng lên thì đem đồ ăn yêu thích đưa lên cao đồng thời hô đứng lên. Còn muốn chó ngồi xuống thì để đồ ăn xuống dưới và hô ngồi xuống. Tương tự làm đều mỗi ngày thì chó sẽ quen với khẩu lệnh.

Huấn luyện cho chó không cắn đồ đạc trong nhà: Chúng ta nên cất nhưng đồ quan trọng lên cao, chỉ cho chúng chơi các đồ vật mà chúng được chơi, Thường xuyên dắt cho di dạo. Dần dần chúng sẽ quen là không cắn đồ đạc tinh tinh nữa.

Huấn luyện cho chó không ăn bậy: từ khi còn nhỏ chúng ta sắm cho cái bát riêng dành cho chúng. Và khi cho ăn chúng ta chỉ bỏ đồ ăn vào cái bát này. Và chỉ có bạn là người cho chúng ăn.

Huấn luyện cho chó không sủa bậy: Khi chó sủa cái gì đó nếu đúng chúng ta sẽ thưởng cho nó đồ ăn yêu thích. Còn nếu chúng sủa sai thì cứ làm ngơ như không có gì cả. Rồi từ từ chúng sẽ quen.

Huấn luyện cho chó tấn công: Thường cách huấn luyện này thường dùng huấn luyện cho chó săn hay chó nghiệp vụ.

Những điều cần chú ý trong quá trình huấn luyện cho chó:

Cần phải có tính kiên trì, nhẫn nại và không nên đối xử bạo lực với chó.

Lúc hô khẩu lệnh phải hô to rõ rang để các chú chó có thể làm theo.

Thời gian để huấn luyện dạy cho chó nên chọn thời gian vào buổi sáng hay buổi chiều. Và khoảng thời gian huấn luyện chó từ 5 phút đến 10 phút.

Nên chọn địa điểm yên tĩnh tránh nơi ồn ào đông người làm ảnh hưởng đến sự tập trung của chó.

Nuôi chó cảnh có hôi không?

Chó có mùi hôi đặc trưng của chúng, nhưng chúng ta có thể cải thiện được mùi hôi này bằng cách sau:

Nặn tuyến hôi của chó ở hậu môn.

Làm vệ sinh sạch sẽ cho bàn chân của chó như là cạo hết lông ở bàn chân rửa sạch sẽ và bấm móng chân cho chúng.

Vệ sinh tai thường xuyên. Bằng cách lấy tăm bông ngoáy nhẹ vào trong tai nhưng đừng cho vào sâu quá. Lấy thường xuyên chứ để lâu ráy tai đọng lại thành cục dẫn đến mùi hôi tai cho các chú chó.

Hằng ngày đánh răng cho chó phòng ngừa hôi miệng. Cũng có thể mua cho chó các loại xương tổng hợp để chúng gặm cho sạch răng.

Những căn bệnh thường gặp ở chó và cách phòng tránh

Bệnh Carê hay còn gọi là bệnh Sài Sốt – Distemper

Một số biểu hiện của bệnh này:

Mắt của chó sưng lên và chảy nước mắt liên tục, mắt luôn đổ ghèn. Bị sốt cao từ 39 độ C đến 42 độ C.

Vì phổi viêm cấp có mủ dẫn đến chó thở khó, thở khò khè và rên rỉ.

Chó nôn mữa và bị tiêu chảy có máu và niêm mạc nhầy do bị viêm mạc đường tiêu hóa. Cái này sẽ làm cho chó bị mất điện giải, mất nước và mất máu dẫn đến mất sức và chết nhanh hơn.

Cũng có xuất hiện những triệu chứng thần kinh như co giật, đi lại run rẩy, mắt trợn ngược, và chảy nước dãi. Ngoài ra trên da mặt da bẹn, da bụng, da nách xuất hiện những nốt mụn mủ bị vở ra hoặc đã khô lại.

Loại bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn chó từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi. Khi chó trên 1 năm tuổi thì bệnh này ít thấy.

Cách chữa bệnh Carê: hiện chưa có thuốc đậc trị loại bệnh này. Khi bị bện nên mang chó đến các cơ sở thú y để các bác sĩ tiến hành điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh trị nhiễm khuẩn theo tình trạng của từng chú chó. Di chứng sau khi điều trị chó sẽ đi khoải chân, chân bị run khi di chuyển đi lại.

Cách phòng bệnh: Tiêm vắc xin cho chó lúc 3 tháng tuổi để phòng ngừa bệnh. Luôn vệ sinh thân thể cho chó cũng như vệ sinh chuồng trại nơi ở của chúng thường xuyên.

Bệnh ho cũi chó hay còn gọi là bệnh viêm khí quản phế quản truyền nhiễm

Một số biểu hiện của căn bệnh: mắt không trong, có rỉ ghèn, mũi chảy dịch xanh, hay liếm mũi khi dịch chảy ra và hắt xì khi dịch quá nhiều. Nếu chuyển sang mạn tính chó sẽ sụt cân nhanh, bị tiêu chảy, phân có nhầy và máu, nôn ra dịch vàng có mùi hôi. Có thể chết bất cứ lúc nào.

Cách chữa bệnh: không có thuốc đặc trị chỉ điều trị theo những triệu chứng hiện ra. Nhưng không khỏi được bị tái phát và tử vong là không tránh khỏi.

Cách phòng bệnh: Tiêm phòng vắc xin

Bệnh viêm dạ dày, viêm đường ruột ở chó:

Nguyên nhân gây nên bệnh này:

Do giun móc bám vào thành ruột để hút máu tạo nên các vết thương tổn trên thành ruột. Tạo điều kiện cho những vi khuẩn có ở trong ruột xâm nhập vào những chổ thương tổn ấy tạo nên viêm đường ruột.

Do các vi rút như vi rút Pravo hhay vi rút Carê tiến hành xâm nhập vào hệ tiêu hóa của chó để phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.

Do ăn phải những thức ăn bị nhiếm khuẩn như vi khuẩn ecoli, vi khuẩn thương hàn , vi khuẩn yếm khí… Những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào gây nên bệnh đường ruột và dạ dày.

Biểu hiện của căn bệnh này:

Khoảng mấy ngày đầu sẽ thấy chó có biểu hiện biến ăn rồi sốt cao từ 39.5 độ C tới 40 độ C, cơ thể run rẩy, tiếp đến sẽ nôn mửa liên tục, bị tiêu chảy lúc đầu đi phân bón rồi lỏng dần kèm có chất nhầy và mùi tanh.

Vì do bị tiêu chảy và nôn mửa nhiều dẫn đến bị mất nước da nhăn nheo, bụng thóp, mắt trũng. Không cung cấp điện giải kịp chó sẽ chết.

Khi chó bị bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ chết trong khoảng thời gian từ 2 ngay đến 4 ngày.

Cách điều trị chữa bệnh: khi chó bị bệnh này chúng ta nên đưa chúng tới cơ sở thú y. Ở đó bác sỹ kết hợp điều trị theo những biểu hiện của bệnh đồng thời kết hợp với bồi dưỡng cho chó cưng.

Cách phòng bệnh:

Cho chó ăn thức ăn nấu chin, không cho ăn đồ sống, thịt sống hay trứng sống. Vì trong thịt có chứa các vi khuẩn gây nên bệnh này.

Cho chó dùng vi sinh bổ trợ hệ tiêu hóa 2 lần 1 tuần để cho hệ tiêu hóa tăng cường hệ miễn dịch cũng như bổ sung các vi lợi khuẩn cho đường ruột của chó.

Thực hiện tẩy giu sáng định kỳ cho chó để phòng ngừa giun móc.

Tiêm vắc xin phòng bệnh Carê và bệnh Parvovirus.

Bệnh ghẻ Demodex ở chó:

Biểu hiện của căn bệnh này:

Loại bệnh này phân thành 2 dạng đó là dạng lưu trú hay dạng toàn thân. Để xác định thuộc dạng nào sẽ dựa vào tình trạng bệnh để đánh giá. Bệnh này không gây ngứa nhưng nếu là dạng toàn thân thì nó sẽ gây đau đớn cả thân và bàn chân. Vùng có lông bị rụng sẽ đóng vảy và đỏ lên.

Dạng lưu trú thường biểu hiện theo từng khu riêng biệt, khoanh vùng từ khoản 5 tới 12 điểm, mỗi vùng có kích thước nhỏ, loại dạng bệnh này thường hay xảy ra trên chó con, và dể điều trị hơn.

Dạng toàn thân thì vùng nhiễm khuẩn lớn và có nhiễm khuẩn thứ phát. Dạng này thuộc loại dạng nặng nó gây rụng rông toàn cơ thể, da bị đóng vảy và kết mủ. Sẽ bị sốt, và nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn thứ phát, có biểu hiện lờ đờ. Dạng này thì chó con hay trưởng thành đều bị nhưng chó trưởng thành thì khó điều trị hơn chó con.

Cách điều trị bệnh: Tiến hành theo dõi và quan sát quá trình phát triển của ghẻ. Cạo hết lông trên cơ thể chúng. Kiểm soát số lượng những đốm ghẻ tiến hành điều trị bênh kèm bổ sung các chat tăng đề kháng.

Cách phòng bệnh này là: cho nhỏ thuốc Advocate và dùng dầu tắm Dermaleen theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.

Bệnh đi tiêu ra máu, nôn mửa ở chó con:

Khi phát hiện ra cho con bị bệnh này thì chúng ta lấy nắm lá nhọ nồi với lá mơ lông rửa sạch giã lấy nước cho uống ngày 2 đến 3 lần. Kết hợp với ăn trứng gà. Chó con sẽ rất nhanh khỏi.

Bảng giá thịt chó trên thị trường hiện nay

Giá thịt chó hơi:

Đối với loại chó nhìn béo mập, trông nhiều mỡ thì giá bán dao động khoảng tầm từ 90.000đ/1 Kg đến 100.000đ/1kg.

Còn đối với loại nhìn không béo lắm, có trọng lượng vừa phải thì giá bán dao động khoảng tầm từ 110.000đ/1Kg đến 120.000đ/1Kg.

Loại già yếu, nhìn có hơi ốm thì giá chỉ tầm từ 85.000đ/1Kg đến 85.000đ/1Kg thôi.

Giá thịt chó làm sẵn:

Thường giá bán thịt làm sẵn như là giết rồi đem cạo lông thui da bên ngoài thì giá khoảng tầm từ 110.000đ/1Kg đến 150.000đ/1Kg. Vì hầu như ít khách lẻ tự mua về chế biến hầu như bỏ sỉ cho các quán nhậu cầy tơ.

Mua chó ở đâu giá rẽ uy tín

♦ Cửa hàng Dogily Petshop ở tại địa chỉ: 59/7A Bis Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.

♦ Cửa hàng Saigon Husky Kennel ở tại địa chỉ: 219/41F Đường Số 5, Phường Bình Hưng Hòa , Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh.

♦ Cửa hàng com ở tại địa chỉ: 164 Đường Tân Thới Hiệp 07, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh.

♦ Cửa hàng Thú Kiểng Việt Nam ở tại địa chỉ: 22/5 Đường 65, Phường Thảo Điền, TP Thủ Đức.

♦ Cửa hàng Bin Bon Dog ở tại địa chỉ: 135/6E Đường Hoà Hưng, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *