Rắn hổ mang cắn có chết người không?

Rắn hổ mang là một trong số 4 loài rắn lớn nhất tại Ấn Độ, nơi đây đã xảy ra với con số hơn 50.000 người chết hoặc tàn phế do rắn cắn mỗi năm. Không chỉ ở Ấn Độ mà Việt Nam số người bị rắn hổ mang cắn cũng để lại nhiều thiệt hại không hề nhỏ. Đặc điểm sinh học của rắn là sống theo mùa, chúng sống trong điều kiện khí hậu mưa nhiều, ẩm ướt.

Rắn hổ mang thuộc loại rắn hổ có họ Elapidae, chúng phân bố rộng khắp. Chính vì vậy, trong thời điểm này có khá là nhiều người bị rắn cắn mà nạn nhân là người lao động, người du lịch,… vết cắn của rắn hổ mang có thể khiến người bệnh tử vong hoặc thương tích nặng dẫn đến tàn phế. Còn hơn thế nữa, khi chúng phun phải nọc độc dính vào da, vào mắt sẽ khiến nạn nhân bị tổn thương và gây nhiễm độc toàn thân.

Vậy rắn hổ mang có cắn chết người không? Tất nhiên là có. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, chiều dài đạt đến mức 7m. Khi bị dính phải nọc độc của rắn hổ mang nạn nhân có thể bị chết sau 60 phút. Nọc độc tấn công thẳng đến hệ thần kinh trung ương, đau nhức, mắt mờ, tê liệt thần kinh, mất ý thức, xung quanh vết cắn bị thâm, sưng lên và dẫn đến chết. Ngoài ra, nếu được điều trị kịp thời cũng để lại di chứng nhiễm trùng, nạn nhân có thể phải cắt bỏ bộ phận cơ thể bị rắn cắn. Rắn hổ mang hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm, chúng thường xuất hiện ở nơi có ánh sáng. Hiện nay, do môi trường tự nhiên của chúng đã dần bị chặt phá cạn kiệt, không có chỗ ở, thức ăn. Vì thế, chúng thường hay xuất hiện ở khu dân cư đông người, nhà dân sát núi để tìm kiếm thức ăn.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang- Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 19 tháng 08 năm 2020, bệnh viện có tiếp nhận một bệnh nhân đến từ Bệnh viện Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa cắn, người ôm luôn rắn hổ mang vô bệnh viện để cấp cứu trong tình trạng rất là nguy kịch. Nạn nhân có tên là P.V.T 38 tuổi. Ông bị rắn cắn vào đùi phải. Trong lúc dằn bắt ông đã chụp được đầu rắn và để quấn vào người mình. Được người nhà dùng dây để buộc lại vết thương để nọc độc không lây lan nhanh. Lúc đầu, ông T vẫn còn tỉnh táo, nói chuyện bình thường nhưng sau đó 30 phút ông T có biểu hiện tím tái, khó thể và được bác sĩ truyền dịch, chích thuốc và chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Lúc này, bệnh viện xác định bệnh nhân có biến chứng nhiễm độc thần kinh nặng và được truyền 10 lọ huyết thanh nọc rắn đặc hiệu. Sau đó, bệnh nhân mới có dấu hiệu phản ứng nhưng cơ thể còn rất yếu.

Vì vậy, bà con cần cẩn thẩn, phát quang xung quanh nhà, không săn bắt rắn hổ mang. Khi bị rắn cắn cần buộc vết thương lại, nhờ mọi người đập chết con rắn đó và đi đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu. Khi đi mang theo con rắn đó hoặc bà con cần quan sát đặc điểm của con rắn đó để bác sĩ tiêm đúng thuốc để chữa trị.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi rắn hổ mang thương phẩm, nhanh lớn tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *