Đặc điểm của rắn hổ mang là gì?

Rắn là loài bò sát không chân với tên tiếng Anh Reptilia nằm trong bộ có vậy (Squamata). Đến thời điểm hiện tại, con người đã được biết đến với hơn 3.000 loài rắn trên thế giới. Trong đó rắn độc chiems khoảng gần 400 loài. Chúng có phân bố rất rộng khắp và nằm trên gần như tất cả các châu lục trên thế giới và các đại dương. Nước việt nam hiện nay có gần 150 loài rắn, và rắn có độc chiếm khoảng 35 loài. Rắn hổ mang hay còn có tên gọi khác là rắn hổ phì, rắn mang phi và hiện nay nó là loài rắn độc có cái tên khoa học là Naja Naja Cantor, được công bố vào năm 1842.

Rắn là động vật không có chân nên rắn di chuyển theo kiểu trườn với thân ình nằm sấp, số lượng đốt trên phần lưng của hổ mang rất nhiều (khoảng trên 400) giúp rắn có thể di chuyển 1 cách nhanh nhẹnvững chắc và đầy linh hoạt.

Hổ mang cí lớp da ngoài được kết bằng hệ thống vẩy nhỏ xếp sát nhau, xếp chèn lên nhau như ngói lợp. Lớp vẩy ở đây chính do các lớp sừng dày kết thành. Phần da dưới vẩy có độ dày mỏng và có tính đàn hồi và rất mềm mại làm cho toàn bộ thân rắn di chuyển và cử động rất nhanh nhẹn và có sự linh hoạt nhất định. Trong suốt quá trình lớn lên và sinh trưởng phát triern của rắn thì số lượng vây cùng độ tỳ đè giữa các lớp tương ứng là không đổi. đã căn cứ .Chính nhờ vào các đặc điểm khoa học này mà Các nhà phân loại học đã có sự căn cứ  để xây dựng những tiêu chuẩn cũng như cách phân loại các loài rắn.

Rắn hổ mang sinh trưởng và phát triển được chính là nhờ quá trình lột xác. Trước thời điểm rắn lột xác khoảng hơn nữa tháng, da rắn bắt đầu có sự thay đổi màu sắc, dễ nhận biết là có màu sẫm hơn bình thường đâm hơn và da có xu hướng nhăn lại. Đôi mắt của rắn dần dần mờ đục đi rồi có hiện tượng mù tạm thời. Nhưng cũng không mất nhiều thời gian sau để đôi mắt rắn có màu sắc và phục hồi lại như bình thường. Cuối cùng, rắn hổ mang thực hiện quá trình lột xác. Đầu tiên, rắn sẽ cọ toàn thân vào các vật ráp, các loại cây, tường rào cho đến lúc phần vẩy bị rách đi. Tại thời điểm đó, rắn sẽ chui đầu ra ngoài bằng việc nhẹ nhàng trườn qua các bụi cỏ, các bụi rậm và các loại hang ổ, cành cây. Sau khi quá trình lột xác hoàn tất rắn sẽ để lại phần vỏ xác bị lột ngay tại vị trí cũ (thường là các lùm cây, bụi cỏ,…). Đối với Rắn con non, thường sẽ lột xác nhiều hơn so với các con rắn trưởng thành khác. Loài Rắn hổ mang có khả năng hô hấp bằng bộ phận của phổi. Da của rắn có những đặc tính rất ưu việt và có một chức năng quan trọng là hạn chế sự thoát hơi nước của toàn bộ cơ thể đến mức tối ưu nhất. Ngoài những việc đó ra thì rắn cũng còn có khả năng hấp thụ trở lại các phần nước trong cơ thể bằng hệ bài tiết.

Đối với môi trường xung quanh thì lượng nhiệt độ thích hợp nhất cho rắn hổ mang là từ khoảng  20 đến 30 độ C. Khi môi trường xung quanh có nhiệt độ xuống sâu  dưới ngưỡng giới hạn 20 độ C thì các hoạt động của rắn sẽ ngừng. Khi ta đem thả rắn vào môi trường có nhiệt độ vượt mức ngưỡng 40 độ C thì rắn sẽ bị tử vong  trong một khoảng thời gian xác định tùy theo độ tuổi của từng loài.

Tùy theo từng mùa mà hoạt động và cách kiếm ăn sinh tồn của rắn cũng có những thay đổi khác, khoảng thời gian từ đầu mùa hạ tới cuối mùa thu thì rắn thường sẽ hoạt động nhiều hơn. Đến thời điểm mùa đông diển ra khi nhiệt độ của môi trường bị giảm đột ngột và càng xuống thấp lúc này rắn sẽ trường khắp nơi để tìm chỗ ẩn nấp có đủ nhiệt độ để rắn sinh sống, tránh những cơn gió lạnh và tránh rét và gần như rắn sẽ không có những hoạt động tìm kiếm và bắt mồi trong thời gian này.  Lúc này người ta sẽ coi là rắn đang ngủ đông. Đối với nước ta, loài rắn hổ mang thường thực hiện quá trình ngủ đông chủ yếu  xảy ra nhiều ở  khu vực miền núi phía Bắc khi có các đợt không khí lạnh diễn ra và những lúc có gió mùa đông bắc tràn về; còn ở khu vực phía Nam, khí hậu quanh năm nóng ẩm và nhiệt độ trung bình rất thích hợp cho loài rắn nên vì vậy mà ở đây cực kì thuận tiện cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài rắn, đặc biệt là rắn hổ mang.

Rắn tập trung sinh sống chủ yếu trong các loại hang nhỏ, hốc cây, các khe ngách hoặc đào một lôc nhỏ trên đất… rắn hổ mang sẽ chui ra ngoài vào những khoảng thời gian xác định trước để phục vụ cho quá trình tìm kiếm mồi, tìm vị trí để có thể dễ dàng sưởi ấm và lột xác. Rắn là loài động vật biến  nhiệt và ohuj thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ môi trường mà vì thế, nhiệt độ moi trường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của loài rắn và cũng chính nhờ yếu tố nhiệt độ môi trường mà các thời gian hoạt động ngày đêm cho rắn cũng đã sắp đặt sẵn. Thời gian hoạt động chính của rắn hổ mang ở nước ta là vào mùa hè và đặc biệt là ban đêm, Nhưng đôi lúc rắn cũng sẽ có khi chui khỏi các hang ụ kiếm mồi vào cả ban ngày khi chúng bị đói hoặc thời tiết dễ chịu, không quá nóng, thích hợp cho việc tìm mồi. Rắn hổ mang thường chỉ đẻ trứng đúng một lần và bình thường là vào tháng 6 thàng 7 trong năm.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con rắn mối thương phẩm, sinh sản tốt

Rắn hổ mang cắn có chết người hay không?

Rắn hổ mang là loài rắn có nộc độc chứa nhiều ở rang nanh, chũng có nộc độc cạn và cắn có thể chết người, đây là loài rắn đặc biệt nguy hiểm đối với các người đánh bắt, rắn có thân hình màu đen hoặc nâu đen một số loài có màu nâu vàng và đỏ có các hình dáng đặc trưng ở phần gáy là sẽ phình ra đến hết phần cổ. Đặc biệt, con rắn hổ mang đất là loài rắn mà chúng có một vòng tròn sáng màu ở phần cổ và có trái tim màu đen. Hiện nay, thực trạng nuôi loài rắn hổ mang đang trở thành một ngành chăn nuôi tương đối ít người sử dụng đến bởi tính nguy hiểm của chúng nhưng ngày nay vẩn có nhiều các thế hệ rắn đã được lai tạo. Ngày càng nhiều các loại rắn hổ mang đang xuất hiện với nhiều hình dạng cổ cùng các dạng sọc màu mới. Để có thể đạt được một hiệu quả kinh tế cao nhất trong ngành nông nghiệp chăn nuôi các loại rắn hổ mang thì chúng ta cần cùng nhau nghiên cứu và đúc rút các kinh nghiệm của thế hệ chăn nuôi trước và tiếp thu các kiến thức khoa học để đề ra những cách chăn nuôi cũng như giải quyết vấn đề gặp phải một cách tối ưu nhất.

Rắn hổ mang cắn người

Rắn hổ mang có bao nhiêu loại, cách phân biệt

Ở Việt Nam, rắn hổ mang có các loại chính như sau

Rắn hổ mang đất với danh pháp khoa học là Naja kaouthia

Rắn hổ mang đất còn được gọi với nhiều cái tên khác như là rắn ba khoang, rắn hổ mun, rắn bành đen,  rắn hổ mang mắt đơn rắn hổ sáp, rắn phì đen,… Khi banh phần mang của rắn ra, ở ngay phần phía sau chính giữa cổ của loài rắn này có một vài vạch màu đen đặc trưng và đặc biệt là có một vành nhỏ hình tròn có màu trắng.

Phạm vi phân bố và sinh trưởng của loài rắn hổ mang này là chúng nằm trên toàn bộ phần lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm cả đồng bằng, các vùng thung lúng và sinh sống nhiều ở miền núi. Loài rắn này khi sinh ra thì con rắn hổ mang đất con chỉ có độ dài khoảng 250 – 350 mm và ngay khi sinh ra cũng đã có khả năng có thể bành phần cổ ra thể hiện sự hung dữ và oai phong của mình. Đối với rắn hổ mang đất đã trưởng thành thì toàn bộ chiều dài cơ thể có thể dài từ 1.5 đến 2.5 m, có thể sinh sống và phát triển với tuổi thọ lên đến hơn 30 năm. Nọc độc trên rang nanh của loài rắn hổ mang đất vô cùng nguy hiểm đối với con người, chúng có thể chứa rất nhiều loại độc tố gây hại và ảnh hưởng mạnh 1 cách trực tiếp đến hệ thần kinh của con người và dẩn đến tử vong.

Hổ mang đất

Rắn hổ mang bành với danh pháp khoa học mang tên Naja atra

Rắn hổ mang bành còn được gọi với rất nhiều cái tên khác như là bành trắng, phì trắng, hay là bành hoa,… Loài rắn hổ mang này thường sẽ có 2 màu phổ biến là đen hoặc nâu, có 2 vạch tràn sang 2 bên như 2 vọng kính đeo mắt và đặc biệt là có một vòng tròn nhỏ màu trắng ở chính giữa.

Chiều dài trung bình của  rắn Hổ mang bành khoảng 1m trở lên, chúng sinh sống và phát triển rộng khắp và có sự phân bố rất rộng rãi đặc biệt nhiều ở các khu vực rừng núi và cũng có thể sinh sống ở khu vực đồng bằng trung du. Các rang nanh của loài rắn này có khả năng đặc biệt là khả năng phun nọc độc. Nọc độc của rắn hổ mang bành cũng có độ nguy hieermm cực cao, có chứa rất nhiều các chất độc tố và các chất động này tác động mọt cách trực tiếp lên hệ thống thần kinh của con người.

Hổ mag bành

Rắn hổ mèo hay có danh pháp khoa học trong tiếng Anh là Naja siamensis

Loài Hổ mèo này  còn được gọi bằng rất nhiều cái tên khác đó là rắn hổ chuối, rắn hổ mang Xiêm. Loài rắn độc này phân bố tương đối nhiều tại Việt Nam, chúng thường có các màu chính là màu vàng xanh nhạt hoặc màu  nâu xám. Đặc biệt là chúng có một đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với các loài hổ mang khác là bành mang của chúng quay  về phía trước thay vì quay sang 2 phía hai bên như các loài rắn hổ mang thông thường khác. Khu vực phía Nam Việt Nam thường là nơi sinh sống chủ yếu của loài  Rắn hổ mèo . Khi loài rắn này gặp các kẻ thù khác hoặc khi cảm thấy bản thân mình bị đe dọa, loài rắn này sẽ banh cổ và tỏ ra vô cùng hung dữ, chúng thường sẽ phát ra những tiếng kêu để đe dọa kẻ thù. Nọc độc của chúng  cũng có khả năng phun rất xa và chính xác. Các Chất độc chứa trong nọc độc của loài rắn này sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể và gây mê man đối với con người.

Rắn hổ mèo

Rắn hổ mang chúa với danh pháp khoa học tiếng anh là Ophiophagus hannah

Rắn hổ mang chúa hay chúng cũng có 1 cái tên gọi khác ngắn gọn hơn là hổ mang và có thể có khả năng bành phần mang ở cổ ra rất to nhưng có 1 điều phi lý là chúng lại thuộc chi Ophiophagus chi này lại không phải thuộc chi của rắn hổ mang thực sự với tên khoa học: Naja.

Rắn hổ mang chúa hay còn được mọi người gọi là rắn hổ mây, đây là loài rắn có lượng nọc độc lớn và cực kỳ nguy hiểm, vì vậy mà chúng được xem như là ông vua của các loài rắn. chiều dài trung bình của  Rắn hổ mang chúa vào  khoảng từ 3.2 đến 4.2  mét và 1 số con lớn có thể có chiều dài lên đến gần 6m, đây được xem là là loài rắn độc có chiều dài toàn bộ thân lớn nhất thế giới. Có một số đặc điểm rất nhận biết được rắn hổ mang chúa đặc biệt chính là vạch chữ V ở ngay phía sau chính giữa cổ. Loài rắn hổ mang chúa thường sinh sống ở rộng khắp, phân bố trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đặc biệt là các vùng rừng núi.

Hổ mang chúa

Rắn hổ đất

Rắn hổ đất là loài rắn nội địa có nguồn gốc từ Việt Nam và chúng còn có tên gọi khác là rắn hổ mang mắt kính.

Một số đặc điểm tương đối nổi bật của loài rắn này là khi chúng ta banh phần cổ của chúng, ngay sau phần gáy của chúng sẽ hiện rất rõ ràng một vòng tròn có màu sáng giống như một chiếc mắt kính. Phía 2 bên của rắn các vạch hoa văn có dạng hình tròn này và các hình tròn đó có 2 dải màu trắng.

Ngay phía dưới cổ của rắn có một dải tương đối rộng và sẫm màu nằm ngang thẳng với phần mang. Trên lưng của hổ mang đất thường sẽ có màu vàng lục hoặc nâu sẫm và sẽ dễ nhiện diện hơn khi chúng trưởng thành. ở giữa phần thân của rắn cũng sẽ có những vạc hoa văn có màu sáng và nằm ngang.

Thức ăn của rắn hổ mang là gì?

Những thức ăn chủ yếu của rắn hổ mang con là các loài động vật lưỡng cư như ếch, nhái, các động vật không xương sống, cá loài cá, tôm, sâu bọ, côn trùng có kích thước lớn…  khi nuôi rắn thì chúng ta cần định kì 4 đến 6 ngày thì ta lại cho rắn con ăn một lần. Khối lượng thức ăn sẽ tăng lên theo từng độ tuổi. Đối với các con rắn trưởng thành thì thức ăn của chủ yếu của chúng sẽ  là chuột, ếch, nhái, các loài cá lớn hoặc có thể là các loài rắn cùng các động vật khác… Ngoài các loại thức ăn này, chúng còn có thể  ăn được các ổ trứng của các loài bọ cánh cứng, các loài chim bướm và các con côn trùng khác nhau như sâu, giun, dế….

Hướng dẫn kỹ thuật cách chọn giống, phối giống rắn hổ mang

♦ Chọn giống:

 Đầu tiên chúng ta cần phải căn cứ vào nguồn gốc cũng như sức vó của từng loại rắn: Chúng phải khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, rắn con phải nhanh nhẹn và có khả năng trườn linh hoạt trên các địa và  đặc biệt là thế hệ trước của rắn pải có khả năng sinh sản tốt.

 Thứ 2 là căn cứ vào chính bản thân của rắn giống: cần chọn rắn có màu sắc của da không bị trầy xước, chọn rắn to và linh hoạt, có thể di chuyển nhanh nhẹn và chúng cũng có khả năng tìm bắt mồi tốt.

♦ Phối giống:

Đối với các loài rắn thông thường sẽ sống rất đơn độc đó là tập tính riêng của chúng, chỉ khi  đến thời điểm sinh sản của loài rắn thì lúc này các con rắn cái và rắn đực mới tìm kiếm và thực hiện giao phối. Rắn thường có hiện tượng động dục và hoạt động sinh sản của rắn sẽ diển ra theo mùa, thường là vào tháng 5 đến tháng 6, đối với loài rắn nuôi nhốt thì khoảng thời gian này có thể sẽ muộn hơn…

Khi loài rắn có hiện tượng động dục, rắn cái lúc này sẽ bò tới phiá trước và phía sau rồi mọi phía để có thể  tìm được chỗ trống để chui ra, mục đích là để tìm con đực, tại thời điểm đó rắn cái sẽ  tiết ra các loại chất dịch nhầy có những  mùi thơm đặc trưng riêng để báo hiệu đến thời kì sinh sản và sẽ quyến rũ ngay rắn đực… Đâychính  là thời gian để phối giống cho rắn thích hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi rắn hổ mang nhanh lớn

Tập tính riêng  rắn là ăn các con  mồi còn đang cử động, nếu muốn để rắn ăn mồi đã chết không còn cử động thì chúng ta cần phải tập dần dần bằng cách dùng que treo con mồi và đung đưa con mồi đó thì lúc này rắn mới ăn mồi. Rắn sẽ săn bắt mồi bằng cách há miệng và đớp lấy con mồi rồi từ từ nuốt, trứng cảu rắn sẽ có quả quá to hay quá nhỏ kích thước khác nhau, vỏ trứng có màu xỉn vàng… nếu tìm ra các trứng bị hỏng thì cần phải loại bỏ ngay. Nếu ta tổ chắc ấp trứng của rắn bằng phương pháp nhân tạo thì sẽ đạt được kết quả tốt hơn, trứng sẽ có chất lương nở cao hơn. Mặc dù vậy, điều khó  khan nhất trong việc này là cách nuôi làm sao để cho rắn hổ mang cái và đực chịu bắt cặp với nhau, vì nếu nuôi rắn bằng cách nhốt trong chuồng trại chúng sẽ rất lường biếng trong quá trình giao phối.

Cần phải nuôi tách riêng biệt  rắn đựcvà rắn cái để có thể tiện trong việc theo dõi, quản lý quá trình sinh trưởng và bắt cặp của rắn, và dễ dàng chăm sóc nuôi dưỡng rắn…  Trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của rắn cần phải trải qua những lần rắn tìm vị trí để lột da.Việc lột da của rắn diển ra một cách ngẫu nhiên và chúng sẽ không diễn ra theo bất cứ một chu kỳ nào đã đươc xác định từ trước. Mục đích của việc lột da nhằm rũ bỏ phần lớp ddã cũ và có dấu hiệu già cỗi và bong ra, chật chội với kích thước phát triển của rắn, điều này nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho các tế bào mới phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Đến thời kì lột da, rắn hổ mang sẽ không tìm kiếm săn bắt và ăn mồi, và chúng trở nên vô cùng hung dữ, da rắn sẽ dần dần chuyển sang màu trắng của phần lớp vảy bên ngoài, lúc này rắn sẽ  thích sinh sống ở những chỗ ẩm ướt và trong lành yên tĩnh. Phần da mới thay của rắn sẽ mang màu sắc đẹp và tươi sáng, có độ mềm bóng và đàn hồi cao, sau khoảng hơn nữa tháng thì da rắn sẽ hờn toàn trở lại bình thường. Rắn lột da xong nếu chúng được cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng và đủ lượng thức ăn cho rắn, có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng rắn tốt, thì lúc này tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng lên rất nhanh và gấp 2 – 3  lần so với bình thường. Độ Tuổi mà rắn hổ mnag thành thục trong vấn đề sinh dục thường kéo dài lên đến trên hai năm. Trước các thời điểm phối giống cho rắn khoảng hơn 1 tháng thì chúng ta cần cho rắn sinh sản ăn đủ thức ăn, đủ lượng dinh dưỡng để phối giống cho rắn và tạo thêm trứng để rắn đẻ nhiều hơn. 

Khi rắn hổ mang đến thời điểm chuẩn bị sinh đẻ, rắn cái thời điểm này sẽ bò xung quanh mọi phía trong chuồng để tìm những chỗ trũng, có các đống rơm có các đống cỏ khô để chuẩn đẻ trứng. Chúng ta cũng có thể làm những ổ đẻ nhân tạo cho các rắn cái bằng các bao đựng trấu đặt chúng vào một trong các  góc bất kì trong chuồng, nơi này phải là địa điểm yên tĩnh, tránh được các loại gió mùa lùa vào chuồng… Thời gian mang thai của các loài rắn hổ mang là từ hai đến  tháng thì rắn sẽ đẻ trứng, thông thường rắn sẽ đẻ được 10-20 trứng trong mỗi chu kì, có khi sẽ nhiều hơn nếu được chăm sóc tốt, thông thường kích thước trứng  trung bình của rắn là từ 25 – 35 mm và trong lúc này rắn sẽ có hiện tượng canh giữ trứng  của con cái. Trong các điều kiện tự nhiên, rắn thường  tự cuộn tròn toàn bộ thân lại trên trứng khi đã đẻ hết trứng vào ổ để ấp, lúc này sẽ thò đầu ra bên ngoài đẻ quan sát xung quanh, tỷ lệ trứng nở tương đối thấp chỉ khoảng từ  40 đến 80%. Sau khi ấp 55-60 ngày thì trứng rắn sẽ nở ra rắn con. Rắn con sẽ tự mổ vỡ phần đầu vỏ trứng để chui ra ngoài di chuyển xung qunh và bắt đầu làm quen với môi trường sống xung quanh. Đối với các Trứng nào vẩn chưa nở, thì  ta cần hỗ trợ mở vỏ bằng cách xé vỏ trứng, phần được xé sẽ dài khoảng hơn 1cm để cho rắn con thuận tiện chui ra. Chiều dài trung bình của rắn con mới nở sẽ vào khoảng 200-350mm, và có cân nặng dao động trong khoảng 30-50g và chũng đã có khả năng banh phần cổ của mình. Rắn con sau khi nở có thể tự sống được trong vòng 3 – 5  ngày nhờ tích ở trong bụng  khối noãn hoàng. Sau khoảng thời gian này, bụng của  rắn con sẽ dần dần xẹp lại, da rắn cũng sẽ dần dần nhăn nheo đi  và thực hiện quá trình lột xác lần đầu tiên. 

Đối với từng chuồng nuôi rắn hổ mang thì chúng ta nên để  ngay trong đó một máng chứa nước sạch và  mát được vệ sinh hằng ngày để cho cho rắn uống hoặc tắm (nhất là trong thời kì lột da), đồng thời cần  tăng thêm độ ẩm bằng hệ thống máy móc trang bị bên trong khi thời tiếtcó sự hanh khô, vì nếu để thời tiết  hanh khô mà không tăng độ ẩm không khí thì rắn sẽ bị chậm lớn và da của rắn sẽ mát chức năng đàn hồi cùng sự mềm mại của nó.  Hằng ngày phải có công tác dọn sạch sẽ tất cả phân bên trong chuồng, thông thường số phân của rắn hàng ngày sẽ thải ra không quá nhiều, phân rắn rất khô dễ vệ sinh và chúng ít gây ra các mùi hôi. 

Định kỳ lâu nhất khoảng 1 tuần thì cần phải vệ sinh chuồng trại ít nhất một lần, phải lau chùi tất cả các máng ăn uống, dọn sạch sẽ toàn bọ những chất thải tránh khỏi hôi hám cho rắn, quét dọn các con vật chết trong chuồng như ruồi, nhặng, và hạn chế các con vật này bu bám đem theo mầm bệnh (đặc biệt không để dơi bên ngoài bay vào). Nếu thời tiết quá nắng nóng thì cần phải phun nước tắm rửa và cung cấp đủ lượng nước trong máng cho rắn, trời lạnh và có độ ẩm cao thì không cần phải tắm cho rắn, chỉ cần vệ sinh bằng phương pháp khô, mùa đông cần có đủ rơm rạ và che chắn xung quanh chuồng, tránh để gió lùa và đảm bảo ấm áp để cho rắn ngủ đông. Hạn chế các loại mùi lạ vào chuồng rắn… Khi con người vào chuồng rắn để thực hiện các công việc như cho ăn và vệ sinh thì cần  phải mang đồ bảo hộ và luôn đề phòng rắn có thể tấn công…

Hướng dẫn kỹ thuật cách làm chuồng nuôi rắn hổ mang

Ta cần xây chuồng ngay bên trong nhà để đảm bảo đủ độ kiên cố, cần phải lợp hệ thống ngói thông thoáng, xây dựng hệ thống các cửa sổ được bố trí xung quanh các góc, đặt thêm các quạt để đảm bảo thông thoáng và có gió, có 1 lớp rèm để che ánh sáng, cần phải đảm bảo được ấm áp trong mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, xây dựng một chế độ chiếu sáng đủ ánh sáng và thích hợp cho quá trình rắn sinh trưởng, giúp cho rắn có đủ sức khoẻ, đảm bảo khả năng tăng trưởng 1 cách nhanh chóng. Đối với chuồng nuôi thì cần xây dựng theo hệ thống từng tầng riêng biệt để có thể nâng cao được lượng diện tích của từng chuồng nuôi, từng chuồng nuôi cần có độ sâu khoảng hơn 28 cm, với chiều rộng từ 35 – 50 cm tuỳ thuộc kích thước từng loại rắn, chiều dài xây chuồng vào khoảng từ 55 – 65 cm; ở từng tầng riêng biệt ta phủ lên nó một lớp bê tông có chiều dày khoảng hơn 2cm, để tăng sự chắc chắn cho khung chuồng, đảm bảo rắn không thể chui ra phía bên ngoài được. Mỗi  chuồng cần phải được xây dựng đảm bảo ngăn cách được với nhau bằng các lớp gạch men hoặc trát thêm xi măng để tăng độ kiên cố.

Phía bên trên nền của từng chuồng ta nên phủ ở đó một lớp cát nhỏ khô và đảm bảo sạch sẽ, ngay bên trên lớp gạch ta sẽ xếp thêm từng lớp gạch mộc khô khác và đặc biệt là loại này cần đảm bảo không nung qua lửa lần nào với khoảng từng lớp gạch cách nhau khoảng 1.6 – 2.5 cm, và cần chừa lại một khoảng có   diện tích bằng 1/4 chuồng tính từ phía ngoài cửa, nơi để cho rắn ăn để giúp rắn thải đi các loại chất không sạch sẽ hay phân của chúng. Phía trước cửa chuồng cần  được ghép bằng hệ thống những thanh gỗ có chiều dày dao động trong khoảng 1.7 cm, và có chiều  rộng hơn 2cm, bố trí thêm then cài tăng sự chắc chắn. Khi đủ lượng vốn cho phép, người nên thả các rắn giống có khối lượng lớn, kích thước to thì phần lợi nhuận sẽ càng lớn hơn. Với con rắn hổ mang, trung bình trọng lượng trưởng thành thích hợp là từ 1 – 1.4 kg/con, với loài rắn hổ trâu và loài ri voi thì vào khoảng 1.2 – 1.6 kg/con. Tháng 4 – 5 là thời điểm thích hợp để  thả giống vào, tháng 11 – 12 cũng là thời điểm thích hợp để bắt rắn đem bán.

Các bệnh thường gặp ở rắn hổ mang và cách phòng tránh

Bệnh sinh ra trên do môi trường sống

Rắn là một loài động vật có tập tính hoang dã, ưa sống trong những môi trường có thiên nhiên cũng như diên tích rộng rãi. Khi rắn nuôi nhốt thì môi trường sống của chúng sẽ trở nên vô cùng chật chội, thiếu lượng ánh sáng tự nhiên, không đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm thích hợp so với môi trường tự nhiên, nhất là hiện tượng rắn thiếu một lượng vitamin để phát triển, đó là những nguyên nhân chính của các bệnh do môi trường gây ra.

Các biểu hiện bệnh lý chung của những bệnh do môi trường sinh sống gây ra là làm rắn uể oải, không thích vận động tìm mồi, màu da bị biến đổi, khó khăn trong việc lột xác, lười giao phối và thường xuyên xuất hiện trên da khắp toàn bộ cơ thể các nốt đỏ nhiễm trùng. Cần lưu ý, khi không đảm bảo được các điều kiện về vệ sinh, việc phòng bệnh cho rắn không được quan tâm, các loại mầm bệnh sẽ dần dần tích tụ trong cơ thể của rắn và xung quanh các chuồng nuôi sẽ càng tạo điều kiện để các bệnh này phát triển, tạo điêu kiện lớn cho các bệnh ký sinh trùng như các loại giun, sán, các động vật đơn bào, ve bét và các loại rận rệp.

Rắn thường sẽ lười vận động, chuồng có kích thước hẹp nên sẽ làm cho toàn bộ hệ tuân hoàn của rắn bị tắc nghẻn, sẽ dần dần dẫn đến các bệnh về tim mạch. Vì vậy cần cải thiện toàn bộ điều kiện để nuôi nhốt rắn và bổ sung vitamin theo định kì và đủ lièu cho từng con rắn, đây là những phương pháp tuy cơ bản nhưng rất hiệu quả nhằm hạn chê các bệnh do môi trường sinh sống gây ra.

Bệnh do chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Thức ăn mà người nuôi cung cấp cho rắn nuôi thường sẽ rất đơn điệu, và chúng sẽ thiếu đi lượng vitamin cần thiết, nên rắn sẽ thường mắc các bệnh do không cung cấp đủ lượng vitamin. Đối với răn hổ mang, lượng vitamin thiếu chủ yêu là các vitamin nhóm A, vitamin nhóm B và vitamin D. Việc thiêu đi sự cân đôi trong các thành phân dinh dưỡng cùng với các cáh xây dựng chế độ nuôi rắn hổ mang không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh các vật dụng để thức ăn, và công tác phòng bệnh không tốt dẫn đến làm phát sinh các bệnh tật về hệ tiêu hoá và các hệ thống tuần hoàn. Mạch máu bị tắc nghẻn do quá trình lắng đọng các chất chứa nhiều cholesterol và axit fomic, đó là những nguyên nhân chính gây ra việc rắn chết đột ngột với nguyên nhân từ tim rắn.

Bệnh do quá trình nhiễm trùng gây ra

Bệnh về hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn thườn là do loại vi trùng mang tên shalmonella, chúng đặc biệt phổ biến ở các loài gián. Bệnh này tương đối nguy hiểm và hoàn toàn có thể lây lan sang người. Chính vì các nguyên nhân này mà con người cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau quá trình tiếp xúc với các loại rắn, đặc biệt quá trình cho rắn bị mắc bệnh ăn uống. Khi rắn bị chuyển sang giai đoạn bệnh nặng hơn thì ta cần phải có phương pháp điều trị phổ biến sẽ là dùng các loại thuốc chứa các chất kháng sinh.

Bệnh gây ra do các loại nấm

Rắn sống trong điều kiện nhiệt độ và đổ ẩm rất thích hợp cho quá trình phát triển của một số loài nấm vì vậy mà một số các bệnh gây ra từ nấm cũng sẽ rất dễ phát sinh trên rắn. Trên một số bài viết và tài liệu đã đề cập rằng, bệnh gan trắng ở rắn là có nguyên nhân sâu xa từ các loại nấm. Những loại vết thương sinh ra từ nấm sẽ phân bố đều và rộng khắp trên toàn bộ thân thể của rắn cũng sẽ rất dễ bị tấn công do các điều kiện xung quanh và điều này có thể gây rắn chết hàng loạt.

Bệnh sinh ra do các vết thương trên thân thể rắn

Những loại vết thươngsinh ra trên cơ thể của rắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như việc săn bắt, vận chuyển rắn và rắn cắn đồng loại,….. biện pháp chung để hạn chế viêm nhiễm cho rắn là phải rửa sạch, sát trùng toàn bộ các vết thương bằng các loại dung dịch có mục đích sát trùngcho các loại cật nuôi thông thường. Đối với rắn nuôi nhốt thì cần đảm bảo chuồng nuôi ở những nơi có vị trí sạch sẽ, khô ráo và đủ độ thoáng mát cũng như đảm bảo nhiệt độ cần cho sự phát triển để có thể tránh được các bệnh nhiễm trùngtừ các vết thương hay bệnh do nấm từ môi trường sinh sống của rắn. Đối với những vết thương không quá nghiêm trọng ta có thể dùng được các loại thuốc sát trùng liều lượng loãng. Nhưng đối với những vết thương có biểu hiện khá nặng thì cần phải bôi ngay tại vết thương hoặc tiêm các loại kháng sinh cho rắn.

Bệnh ướp xác

Biểu hiện bệnh lý: phần da bên ngoài của rắn không thể lột ra được, nếu tình trạng này tiếp diễn rắn sẽ có hiện tượng kén ăn, lười biếng trong giao phổi và ít hoạt động tìm mồi rồi sau đó sẽ dần dần khô kiệt đi và chết.

Điều trị: cần phải cách ly tách riêng các rắn bị bệnh ướp xác ra khỏi các con khác bằng cách bắt chúng bỏ vào túi lưới, sau đó sẽ đem ngâm các con rắn này  khoảng 30 phút bằng các dung dịch sát trùng (berberin, tertracýclin v.v.) với tỉ lệ trên 1 lít nước sạch là khoảng xấp xỉ 1g.

Đối với trường hợp rắn bị đồng thời cả 2 bệnh ướp xác và nhiễm trùng phần da non, cần phải cho rắn uống ngay các loại kháng sinh kết hợp với ngâm các dung dịch sát trùng và phun thuốc khử trùng chứa kháng sinh  vào các vết bị  loét không thể lột xác.

Bảng giá thịt rắn hổ mang trên thị trường hiện nay

  • Rắn hổ mang đất

Giá thịt tươi 700.000 đ – 730.000đ / kg

Giá thịt làm sẵn 780.000 đ – 820.000 đ/ kg

  • Rắn hổ mang bành

Giá thịt tươi 680.000 đ – 720.000 đ/ kg

Giá thịt làm sẵn 750.000 đ – 790.000 đ/ kg

  • Rắn hổ mèo

Giá thịt tươi 720.000 đ – 750.000 đ/ kg

Giá thịt làm sẵn 790.000 đ – 860.000 đ/ kg

  • Rắn hổ mang chúa

Giá thịt tươi 820.000 đ – 870.000 đ/ kg

Giá thịt làm sẵn 890.000 đ – 920.000 đ/ kg

  • Loài rắn hổ đất

Giá thịt tươi 660.000 đ – 700.000 đ/ kg

Giá thịt làm sẵn 730.000 đ – 770.000 đ/ kg

Mua rắn hổ mang ở đâu giá tốt, uy tín

Cơ sở nuôi rắn hổ mang của anh Phạm Hoàng Nam – Quản đốc khu du lịch sinh thái Lâm ngư trường Sông Trẹm (xã Biển Bạc, huyện Thới Bình, tỉnh Kiên Giang).

Trại nuôi rắn hổ mang của ông Nguyễn Văn Quyết thuộc làng nuôi rắn xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. ĐT: 0211 838183-838577.

Trại nuôi rắn hổ mang của ông Nguyễn Văn Bình, Lê Hữu Trung thuộc làng nuôi rắn, thôn Nghĩa Dũng, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.

Trại nuôi rắn của ông Thái Hữu Triều, thuộc làng nuôi rắn, xóm 7, xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Trại thuỷ sản Thịnh Phát, 14/3, ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn. ĐT: 0909994694 – 0908591810.

Cơ sở nuôi trăn, rắn ri voi của ông Nguyễn Văn Minh (Năm Minh), 44ấp khu 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ven quốc lộ 1, cách thị xã Sóc Trăng 20km. ĐT: 079.853884.

Trại nuôi rắn ri voi của ông Võ Văn Đương, thuộc làng nuôi rắn ấp Hòa Bình, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *