Nuôi thỏ là một trong những mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế tương đối ổn định ở nước ta. Thỏ không những cung cấp chất dinh dưỡng cho con người mà con là nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến dược phẩm quý. Ngoài ra phân thỏ còn được sử dụng làm phân bón nông nghiệp giàu chất dinh dưỡng. Để nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế chúng ta cần có một quy trình cụ thể và rõ ràng trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình này. Bài viết này sẽ tổng hợp lại toàn bộ những quy trình nuôi thỏ được nhiều trang trại áp dụng và đã thành công trên khắp mọi miền của tổ quốc.

Thiết kế chuồng trại chăn nuôi thỏ

Muốn nuôi và giám sát cũng như chăm sóc tốt nhất cho bất cứ một con gì thì việc thiết kế chuồng trại phù hợp là điều đầu tiên cần phải làm. Dân gian ta có câu” Nhát như thỏ đế”, áp dụng câu nói này mọi người cũng một phần nào biết được điểm yếu của con thỏ mà thiết kế chuồng phù hợp hơn. Vị trí làm chuồng trại phải rộng rãi, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp tồn tại nhiều côn trùng và sinh vật lạ. Hạn chế không bị ngập úng và thuận tiện cho việc chăm sóc.

Thỏ ngoài tự nhiên sống trong hang còn nuôi thỏ thì phải làm chuồng, thỏ có kích thước và trọng lượng vừa phải nên chuồng thỏ có thể thiết kế nhỏ gọn và xếp chồng nhiều chuồng lên nhau để tiết kiệm diện tích chuồng trại. Chuồng nuôi thỏ cần rộng rãi chứ không chú trọng lắm về chiều cao. Mỗi ô chuồng có kích thước dài 1.5m, rộng 70cm và cao 50cm có thể nuôi được chục con thỏ. Trong chuồng nuôi cần bố trí máng ăn gồm máng thức ăn tinh, máng thức ăn rau cỏ và máng nước sao cho khoa học để tiện cho thỏ ăn uống cũng như mình dễ làm vệ sinh.

Chọn giống thỏ

Sau khi đã chuẩn bị và bố trí chuồng trại xong thì việc tiếp theo là chọn giống thỏ về nuôi. Hiện nay trên thị trường phổ biến những loại giống thỏ như: Thỏ Newzealand trắng, giống thỏ Chinchilla,.. Khi chọn mua giống mọi người cần tìm đến những địa chỉ cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng giống và được hướng dẫn cụ thể hơn trong quá trình mới mua giống về. Một lưu ý quan trọng là nhớ hỏi về tình trạng thỏ đã được tiêm các loại vắc xin phòng bệnh nào chưa.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con thỏ thịt thả vườn, sinh sản tốt

Sau đây là một số đặc điểm giúp bà con chọn giống thỏ tốt nhất:

  • Thân hình khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
  • Vành tai dày, cứng và vểnh cao, trong tai sạch sẽ không bị ghẻ bệnh.
  • Lông mượt, sáng bóng.
  • Mắt sáng, trong, nhìn lanh lợi.
  • Lưng thẳng, da mềm không bị bệnh ghẻ.
  • Bụng mềm, lông dày và xốp.
  • Chân đứng chắc chắn, di chuyển nhanh nhẹn.
  • Đuôi sạch sẽ, khô ráo không có dấu hiệu tiêu chảy.
  • Chú ý phân to, tròn và khô.
  • Cho thức ăn vào là tới ăn liền.

Chọn con đực và cái làm giống:

  • Với thỏ đực làm giống mọi người chọn có cặp dịch hoàn to lớn đồng đều, bều dái có màu sắc hồng.
  • Đối với thỏ cái thì xem vú, con đạt tiêu chuẩn phải được từ 8 đến 10 bầu vú và phải nở nang và cân đối.

Quy trình chăm sóc thỏ được chia làm 4 giai đoạn

Giai đoạn 1: Thỏ con mới sinh nên rất yếu và rất cần sự hỗ trợ từ thỏ mẹ nếu không chúng sẽ chết. Thỏ con mới sinh chưa tự bú mẹ được mà phải chờ đến khoảng 15 giờ sau chúng mới tự bú mẹ. Trong khoảng 20 ngày đầu tiên thỏ con hấp thu chất dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa mẹ. Từ 20 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi chúng ta cỏ thể bổ sung thêm cỏ non để thỏ tập ăn và làm quen với thức ăn có chứa chất xơ.

Giai đoạn 2: Thỏ 30 – 70 ngày tuổi

Thỏ sau khi đạt 30 ngày tuổi là có thể tách ra nuôi riêng và cho ăn rau củ quả. Tuy nhiên ở giai đoạn này thỏ cũng chỉ mới bắt đầu làm quen với thức ăn thô và thức ăn tinh nên nguồn thức ăn phải đảm bảo tươi sach và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ở giai đoạn này bà con không nên cho thỏ ăn quá nhiều thức ăn tinh vì ăn quá nhiều thỏ sẽ bị rối loạn đường tiêu hóa.

Giai đoạn 3: Thỏ từ 70 – 100 ngày tuổi

Giai đoạn này nguồn thức ăn chính cho thỏ vẫn là các loại rau củ quả và các loại khoai sắn, bột để thúc đẩy thỏ tăng trưởng nhanh. Quan trọng nhất là bổ sung Đạm và vitamin để giúp thỏ phát triển và hình thành bộ khung xương tốt nhất. Thỏ được chăm và cho ăn đúng kỹ thuật thì sau giai đoạn này mỗi con sẽ đạt từ 2 đến 2,5kg/con.

Giai đoạn 4: Thỏ từ 100 – 120 ngày tuổi

Giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng nên cần bổ sung thêm các loại thức ăn như lúa, khoai và thức ăn tổng hợp dạng viên dành cho thỏ để vỗ béo. Tuy nhiên để chất lượng thịt thỏ thơm ngon và săn chắc thì trước khoảng 1 tuần chuẩn bị xuất bán nên giảm thức ăn tươi xanh và tăng các loại thức ăn khô, tinh bột và đường.

Vệ sinh chuồng thỏ

Để thỏ phát triển bình thường và không mắc bệnh dịch thì việc dọn dẹp vệ sinh chuồng thỏ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quy trình chăn nuôi thỏ. Sau một ngày ăn thì vào mỗi buổi sáng sớm trước khi cho thức ăn mới vào mọi người cần dọn dẹp hết thức ăn thừa từ máng ăn cho đến máng uống. Nếu có thể vài 3 hôm đem phơi nắng khử khuẩn máng ăn 1 lần càng tốt.

Dọn dẹp và xử lý phân, thức ăn thừa rơi vãi, nước tiểu của thỏ theo thời gian định kỳ để luôn đảm bảo được chuồng thỏ thoáng mát sạch sẽ. Phun khử trùng hằng tháng để tiêu diệt mầm bệnh và dọn dẹp, phát quang xung quanh chuồng thỏ.

Một số bệnh thường gặp ở thỏ và cách xử lý

Bệnh cầu trùng: Bệnh cầu trùng là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến trên loài thỏ, tỉ lệ dẫn đến tử vong rất cao. Thỏ mắc bệnh cầu trùng thường có triệu chứng đừ, mệt, ỉa chảy, ăn uống kém và sẽ chết trong vòng khoảng 1 tuần đến 10 ngày ủ bệnh.

Để điều trị bệnh này cần cho thỏ dùng phenothiazine với liều lượng 0,2g/kg hoặc pha 10g/10lít nước uống thuốc Rabbipain cho thỏ uống, nếu trộn với thức ăn thì tỉ lệ 10g/5kg thức ăn.

Để phòng bệnh cầu trùng cho thỏ người chăn nuôi cần phải đảm bảo thức ăn của thỏ luôn sạch sẽ và nước uống cũng vậy.

Bệnh bại huyết: Bệnh bại huyết nguyên nhân do vi rút mang tên Calicivirus gây ra. Bệnh này đã từng gây thiệt hại lớn cho nhiều nông dân nuôi thỏ phải khốn đốn với nó. Là một trong những bệnh nguy hiểm có sự lây lan nhanh và làm tử vong nhanh nên rất nhiều người không kịp trở tay.

Thỏ bị bệnh bại huyết có biểu hiện nóng sốt, co giật và thường xuyên nhảy lên, những con bị nặng sẽ có máu và bọt ở mũi chảy ra. Các cơ quan nội tạng dần dần bị hoại tử và thỏ sẽ chết.

Để phòng bệnh bại huyết ở thỏ cần phải tiêm vắc xin cho thỏ. Đối với những trường hợp thỏ vẫn bị mắc bệnh thì tách riêng ra theo dõi và tiêu hủy để tránh lây lan vì bệnh này hiện tại chưa có thuốc điều trị.

Bệnh tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy xuất hiện ở cả thỏ con và thỏ trưởng thành. Có nhiều lý do dẫn đến bệnh này như chuồng trại không được sạch sẽ, thỏ bị sợ hãi do những tác nhân từ môi trường và người lạ,.. tuy nhiên chủ yếu vẫn là do thức ăn bị ôi thiêu và không đảm bảo an toàn.

Thỏ mắc bệnh tiêu chảy có triệu chứng đi ngoài phân lỏng, lông xù xì, nhìn mệt mỏi. Khi phát hiện thỏ mắc bênh này cần tách thỏ ra để điều trị, sử dụng Streptomycin pha với nước cho thỏ uống hoặc sử dụng một số loại lá dân gian như lá ổi, lá chuối chat giã lấy nước cho thỏ uống cũng hiệu quả.

Bệnh sổ mũi: Cánh nhận biết thỏ bị sổ mũi là thỏ có triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, thỏ sẽ dùng chân trước dụi vào mũi thường xuyên nên nhìn vào bàn chân sẽ thấy lông bị dính lại và cứng. Bệnh này chủ yếu do thời tiết tác động nên cũng lây lan rất nhanh. Mọi người cần có biện pháp thắp sưởi ấm cho thỏ và kết hợp nhỏ thuốc Streptomycin, chloramphenicol vào mũi cho thỏ bệnh 2 lần/ngày.

Bệnh ghẻ lỡ: Thỏ bị ghẻ lỡ nên ngứa và thương xuyên cọ mình vào thành chuồng làm lông rụng, cơ thể thỏ lúc này sẽ bị gầy gò ốm yếu đi. Phương pháp điều trị là tách riêng thỏ ra, vệ sinh thân thể cho thỏ sạch sẽ và bôi thuốc ghẻ cho thỏ hoặc xử lý vết ghẻ cho sạch rồi bôi thuốc đỏ sát khuẩn cho thỏ.

Bệnh ăn lông: Đây là một trong những căn bệnh lạ mà người chăn nuôi thỏ lâu năm cũng chưa biết rõ nguyên nhân từ đâu, nhiều người cho rằng có thể do thức ăn cho thỏ thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy nên bệnh này cũng không có thuốc chữa mà việc cần xử lý là cách ly thỏ và cho uống nước trái dứa để thông đường ruột.

Bệnh bọ chét: Bệnh bọ chét xuất hiện hầu hết ở các loại động vật và thú nuôi có lông không trừ thỏ. Bệnh này làm thỏ bị ngứa ngáy toàn thân và cắn bứt lông cũng như bị mất máu do bọ chét ký sinh. Mọi người nên tránh để chó mèo tiếp xúc khu vực nuôi thỏ và xử dụng thuốc trị ve, bọ chét để điều trị cho thỏ.

Bệnh sán lá gan: Bệnh sán lá gan sẽ làm cho thỏ có biểu hiện ỉa chảy, ốm yếu và ăn kém khi bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Để phòng bệnh này thì thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và đảm bảo thức ăn sạch cho thỏ. Để chữa bệnh sán lá gan trên thỏ mọi người sử dụng thuốc chứa CCI4 cho thỏ uống.

Đã có rất nhiều người thành công và có thu nhập kinh tế ổn định nhờ vào nghề nuôi thỏ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người thất bại và những người thành công cũng đã trải qua đôi lần thất bại mới có được kinh nghiệm và phát triển. Vì vậy bà con nào muốn chăn nuôi thỏ cần tìm hiểu thật kỹ và bắt bắt quy trình nuôi thỏ để hạn chế được những rũi ro khi bắt tay vào làm. Trên đây là toàn bộ quy trình chăn nuôi thỏ hy vọng có thể giúp ích được phần nào đó cho bà con đang tìm hiểu về nghề chăn nuôi thỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *