Hiện nay việc nuôi thỏ thịt ngày càng phổ biến. Bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao và thị tiêu trường tiêu thụ đang mở rộng. Dưới đây là kỹ thuật nuôi thỏ thịt trong chuồng mà người nuôi có thể tham khảo để áp dụng vào việc chăn nuôi của mình.

Vị trí chuồng nuôi thỏ thịt và cách xây dựng

Vị trí của chuồng thỏ cần đáp ứng yếu tố sau:

♦ Thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng thỏ

♦ Không quá gần khu dân cư và không gây ô nhiễm trường như đất, nước.

♦ Vị trí xây dựng chuồng phải cao ráo, khô thoáng và có nhiều cây cối xung quanh để tạo bóng mát. Đồng thời, phải cách xa chuồng nuôi của các loài vật khác để tránh bị nhiễm bệnh do thỏ rất dễ bị nhiễm bệnh.

Có thể xây dựng chuồng thỏ từ những vật liệu như tre, nứa, gỗ hay gạch. Tuy nhiên chuồng phải đáp ứng các tiêu chí sau:

♦ Thông thoáng, mát mẻ vào hè và không bị mưa tạt hay gió lùa vào mùa đông.

♦ Chuồng đủ rộng cho thỏ có thể hoạt động thoải mái và không tác động xấu đến sức khỏe của thỏ.

♦ Chuồng được xây dựng chắc chắn, dễ dàng cho việc dọn dẹp, vệ sinh và chăm sóc thỏ.

♦ Đảm bảo sự an toàn của thỏ khỏi sự trước tấn công của các loài khác như chuột, mèo, cáo, chó…

♦ Có đầy đủ máng thức ăn và máng nước uống cho cả đàn thỏ. Thường vệ sinh máng thức ăn và máng nước uống để hạn chế việc thỏ bị nhiễm các bệnh như tiêu hóa hay tiêu chảy.

Cách chọn giống thỏ

Để có thể chăn nuôi thỏ hiệu quả đem lại lợi nhuận cao, thì ngay từ khâu chọn giống phải thật kỹ càng để chọn ra những con thỏ giống tốt nhất. Người nên lưu ý những điểm sau khi chọn con giống:

♦ Nguồn gốc của thỏ phải rõ ràng, không có tình trạng cận huyết hay đồng huyết. Lý lịch của các thế hệ trước như ông bà, cha mẹ hoặc các thế hệ cùng thời của thỏ phải được ghi lại.

♦ Lựa chọn mua thỏ giống tại các cơ sở uy tín và lâu năm. Tuyệt đối không mua những con thỏ giống được buôn bán trôi nổi tại chợ hay các cửa hàng chim thú bởi lai lịch của chúng không rõ ràng.

♦ Thỏ được chọn làm giống phải khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, ăn ngủ tốt, lanh lợi, ngoại hình đẹp và khỏe như vành tai sạch, không bị ghẻ, lông thỏ mịn, bụng mền, đuôi sạch sẽ và khô ráo, không bị dính phân ướt bởi tiêu chảy, phân thỏ nên có dạng viên tròn và khô.

♦ Người nuôi lưu ý không chọn những con thỏ chậm chạp,ủ rũ, lông thỏ bị xù và ghẻ , tai thì cụp xuống, hơi thở nặng nề, bước đi không đều, hay nghiến răng, nước miếng chảy thành sợi…

Khác với chăn nuôi thỏ thả vườn, trong chăn nuôi thỏ thịt trong chuồng thỏ đực có vai trò quan trong đối với việc phát triển và xây dựng đàn. Con đực giống tốt có khả năng phối giống cho từ 5-6 con thỏ cái. Việc chăm sóc tốt con đực cũng giúp việc sinh sản và gây dựng đàn hiệu quả hơn, tạo ra lứa thỏ con có chất lượng thịt tốt. Từ khoảng 6 tháng tuổi thì có thỏ thể bắt đàu giao phối, thỏ đực có khả năng phối giống trong khoảng 2,5-3 năm. Chỉ nên cho thỏ giao phối khoảng 1 lần/ngày.

Đối với thỏ cái thì từ khoảng 4-5 tháng tuổi có thể bắt đầu sinh sản. Chu kỳ động dục của chúng kéo dài từ 3-5 ngày và cứ sau 10-16 ngày thì sẽ có 1 chu kỳ động dục. Nếu thỏ cái có được sự chăm sóc, nuôi dưỡng tốt thì có sức khỏe tốt, khả năng sinh sản ổn định và động dục sớm.

Nuôi thỏ theo từng giai đoạn

Giai đoạn thỏ theo mẹ

Tuy thỏ con có thể bắt đầu sinh sản vào tháng thứ 5-6. Nhưng khả năng sinh sản của thỏ cao nhất khi bước vào tháng thứ 7-8 thời điểm mà chức năng sinh sản của thỏ thực sự hoàn thiện thì mới bắt đầu cho phối giống.

Thời gian thai kỳ của thỏ kéo dài từ 28-32 ngày, trong suốt thời gian này người nuôi nên chăm sóc cho thỏ mẹ thật chu đáo, kỹ lưỡng.

Thỏ con vừa mới xong cần phải được ủ ấm trong ổ. Sau khoảng 14 – 15 tiếng đồng hồ thì thỏ con mới bắt đầu bú mẹ.

Thỏ con trong vòng 18 ngày đầu thì chỉ nên cho bú sữa mẹ và mỗi ngày một lần bú. Hàng ngày kiểm tra số lượng thỏ con trong ổ, nếu phát hiện có con chết thì mang đi tiêu hủy ngay để tránh bị ảnh hưởng đến cả đàn.

Tầm khoảng ngày 19-20, cơ thể của thỏ con có thể tự hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài. Và đến 30-32 ngày tuổi thì người nuôi có thể giúp thỏ con cai sữa dần. Bên cạnh đó tách thỏ con ra riêng với mẹ để chúng trưởng thành nhanh hơn.

Giai đoạn thỏ con cai sữa (30-70 ngày tuổi)

Thỏ con ở giai đoạn này ăn các loại thức ăn như thức ăn thô, thức ăn xanh và thức ăn tinh. Người nuôi nên lưu ý thường xuyên kiểm tra xem nguồn thức có đủ an toàn và sạch sẽ không, thức ăn phải chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đầy đủ vitamin như A, B và C.

Chỉ nên cho thỏ ăn chủ yếu thức ăn thô và xanh, và một lượng nhỏ thức ăn tinh do loại thức ăn này dễ khiến thỏ bị rối loạn tiêu hóa nếu như ăn nhiều. Tốt nhất là chỉ nên cho thỏ ăn 10-15gram cám viên mỗi ngày.

Người nuôi nên lưu ý trong giai đoạn này không cho thỏ ăn tùy tiện hay sai kỹ thuật vì nếu không thỏ sẽ rất dễ chết bởi tiêu chảy, nhiễm bệnh cầu trùng hay sán lá gan… từ thức ăn, nước uống.

Giai đoạn thỏ nhỡ (70-100 ngày tuổi)

Khi thỏ ở giai đoạn này người nuôi nên tách con đực và con cái sống trong chuồng riêng. Và tiến hành việc chọn lọc con giống bởi đây là thời điểm tốt nhất.

Khẩu phần ăn của thỏ ở giai đoạn này chủ yếu là các loại lá cây, rau cỏ nhà trồng hoặc ngoài tự nhiên, bên cạnh nên cho thêm khoai, sắn khô, cám gạo, bột ngô… để thúc đẩy thỏ tăng trọng lượng, đẩy nhanh thời gian xuất chuồng.

Giai đoạn vỗ béo thỏ (100-120 ngày tuổi)

Đây là giai đoạn nuôi quyết định nhất trong cả quá trình nuôi thỏ lấy thịt. Người nuôi nên thỏ dùng thêm các loại thức ăn bột đường như khoai mì, khoai lang hay, lúa, thức ăn viên. Thỏ sẽ tiêu thụ thức ăn rất nhiều nên người nuôi phải lưu ý cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho chúng.

Ngoài ra, người nuôi nên lưu ý giảm bớt thức ăn xanh như cỏ tươi để thịt thỏ săn chắc và thơm ngon hơn.

Thức ăn cho thỏ

Để việc nuôi thỏ vườn đạt hiệu quả cao, thỏ mau lớn, chất lượng thịt tốt cũng như tiết kiệm chi phí, người nuôi nên đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cho thỏ.

Nhìn chung, thỏ là loài động vật dễ nuôi và ăn được nhiều loại rau củ quả, lá… Nguồn thức ăn chính của thỏ là thức ăn thô xanh dễ trồng, dễ tìm thấy trong tự nhiên và có chi phí thấp.

Dưới đây là một số loại thức ăn mà người nuôi nên biết để có sự sắp xếp hợp lý trong khẩu phần ăn của thỏ nhằm đạt hiệu cao trong quá trình nuôi dưỡng.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con thỏ thịt thả vườn, sinh sản tốt

Nhóm thức ăn xanh:

  • Các loại cỏ bao gồm cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng như cỏ chỉ, cỏ lông, cỏ tranh, cỏ lông para, cỏ ruzi, cỏ gigantea…
  • Các loại lá cây bao gồm rau lang, lá vông, lá mít, lá tre, lá và thân cây họ đậu…
  • Các loại rau củ quả như cà rốt, su hào, khoai lang, khoai tây, bí đỏ…

Nhóm thức ăn này cần phải được xử lý trước lúc cho mang cho thỏ ăn, nhất là những loại thỏ thân cứng. Người nuôi có thể sử dụng máy băm cỏ thành từng khúc nhỏ 5-7cm cho vào máng ăn của thỏ. Làm như thế sẽ khiến thỏ ăn hết, hạn chế việc lãng phí do thỏ hay ăn phần cỏ non và bỏ phần già.

Nhóm thức ăn giàu tinh bột:

Bao gồm các loại thức ăn làm từ các hạt ngũ cốc. Tuy vậy, loại thức ăn chỉ đóng vai trò là thức ăn bổ sung hàng ngày. Người nuôi có thể tạo ra cám viên cho thỏ bằng cách sử dụng hạt ngũ cốc đem xay nhỏ và trộn cùng với các chế phẩm sinh học khác. Cách làm này vừa an toàn, sạch sẽ vừa giúp giảm chi phí thức ăn thay vì phải mua cám viên ở ngoài.

Nhóm thức ăn bổ giàu đạm:

Người mua có thể mua loại thức ăn này với mức giá khá rẻ tại các cơ sở chế biến. Loại thức ăn giàu đạm bao gồm bột cá, các loại bánh dầu dừa, bánh dầu đậu nành hoặc đậu xanh, bã bia hoặc đậu nành… Đối với thức ăn này nên trộn cùng thức ăn khác cho thỏ ăn, không nên cho ăn riêng.

Nhóm thức ăn khô:

Gồm các loại cỏ hay lá xanh tươi đã được xử lý và sử dụng làm thức ăn dự trữ cho thỏ trong mùa mưa gió hoặc mùa đông. Khi thỏ dùng loại thức ăn này thì cần bổ sung một lượng nước lớn (0,2 – 0,5 lít nước/ngày) cho thỏ để tránh tình trạng thỏ bị mất nước khiến cơ thể bị hốc hác.

Nguồn nước uống của thỏ thường là nước máy, nước giếng hoặc nước mưa… Người phải đảm bảo đây là độ sạch và an toàn của nguồn nước, thường xuyên kiểm tra máng nước, nếu thỏ uống nước không hết, để qua đêm thì mang đi đổ và rửa sạch sẽ máng nước. Lưu ý chỉ chỉ cho thỏ uống lượng nước vừa đủ và tránh làm thỏ bị ướt khiến chúng dễ mắc bệnh.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh ở thỏ

Người nuôi nên nhận biết các bệnh thông thường ở thỏ để có biện pháp điều trị kịp thời, giúp thỏ mau khỏi và tránh bị lây nhiễm ra cả đàn. Dưới đây là một số bệnh hay gặp ở thỏ cũng như cách phòng tránh và điều trị:

♦ Tiêu chảy: nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn không được vệ sinh hoặc bị ôi thiu, vì vậy người nuôi phải chú ý kiểm tra thức ăn của thỏ có hợp vệ sinh hay không, trong trường hợp thỏ không ăn hết thức ăn và để qua đêm thì nên bỏ thức ăn ấy đi; vệ sinh cọ rửa máng ăn, máng nước uống thường xuyên. Nếu thỏ bị tiêu chảy nặng thì nên cho thỏ sử dụng Sulfaguanidin với liều 0,1/kg trọng lượng mỗi ngày, dùng trong 3 ngày liên tục.

♦ Tụ cầu trùng : nguyên nhân thường là do việc vệ sinh chuồng trại không được tốt. Người nuôi nên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, cọ rửa máng ăn, máng nước uống mỗi ngày. Bên cạnh đó phải phun thuốc sát khuẩn định kỳ và thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh. Khi thỏ bị nhiễm bệnh thì cho thỏ dùng Anticoc, HanE trộn cùng thức ăn tinh với liều 0,1-0,2 gram/kg trọng lượng.

♦ Bệnh ghẻ: Người nuôi nên tiêm thuốc có đuôi mectin như Hanmectin hay Ivermectin dưới da gáy 1 lần với liều 0.5ml/ 2 kg trọng lượng cho thỏ khoảng 2 tháng tuổi.

♦ Bệnh nấm da: Tiến hành tiêm thuốc trị nấm da với thỏ có trọng lượng là 3kg thì dùng liều 0,5ml và tiêm 2 lần trong 3 ngày.

♦ Viêm mũi: Người nuôi pha loãng Streptomixin và nhỏ vào mũi thỏ ngày 4 lần, mỗi mũi 1 giọt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *