Hiện nay, việc nuôi thỏ kiểng đã dần trở nên phổ biến. Thỏ đã trở thành một loại thú cưng trong một số gia đình. Tuy nhiên, một số người có thắc mắc rằng “Nuôi thỏ kiểng có hôi không?”.

Nguyên nhân

Hầu hết các loại thỏ kiểng được nuôi đều không có mùi hôi. Thỏ bị hôi có thể do 1 trong những nguyên nhân sau:

Phân hôi: Thông thường phân thỏ khô và không hôi. Nếu ngược lại thì thỏ có thể bị vấn đề về đường tiêu hóa, bạn cần kiểm tra ngay.

Cơ thể hôi: Có thể do lông thỏ bị dính vào thức ăn, rác thải, … mà chưa được vệ sinh dẫn đến phát ra mùi hôi.

Nước tiểu: Nước tiểu của thỏ khai và có mùi nồng, vì nước tiểu của thỏ chứa một lượng lớn Urê – sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con thỏ thịt thả vườn, sinh sảnh tốt

Cách khắc phục

Vệ sinh cho thỏ

Thông thường người nuôi đã thường xuyên dọn vệ sinh chuồng thỏ sạch sẽ. Đây cũng là cách giúp giữ cơ thể thỏ sạch sẽ. Do đó, người nuôi không cần phải tấm rửa cho thỏ hàng ngày mà chỉ cần lau sơ và định kỳ hàng tuần tắm cho thỏ là có thể giữ cho cơ thể thỏ sạch sẽ, không bị hôi. Nên chọn những ngày nắng ấm để tắm cho thỏ và không nên dùng nước lạnh để tắm cho thỏ.

Chế độ ăn uống

Thức ăn: Không nên cho thỏ ăn quá nhiều rau xanh, đặc biệt là vào mùa đông vì rau sẽ làm phân thỏ có mùi hôi. Nguồn thức ăn phải đảm bảo sạch, không dư lượng thuốc trừ sâu (có thể ảnh hưởng đến các bệnh về đường tiêu hóa của thỏ). Nên cho thỏ ăn nhiều cỏ để bổ sung nhiều chất xơ, rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Nước uống: cần cung cấp đủ lượng nước cho thỏ, không để thỏ bị khát. Nước là thành phần quan trọng trong việc trao đổi chất và bài tiết trong cơ thể, thiếu nước sẽ dẫn đến thức ăn không tiêu hóa được, dẫn đến việc thỏ có mùi hôi. Bên cạnh đó, nước uống của thỏ cũng cần phải bảo đảm sạch, không có hóa chất.

Thiết kế nhà vệ sinh và huấn luyện thỏ đi vệ sinh

Nhà vệ sinh: Nước tiểu của thỏ có mùi rất nồng. Vì vậy, để hạn chế mùi hôi này thì nhà vệ sinh của thỏ phải được làm từ những vật liệu có khả năng hút và khử mùi tốt như giấy, mùn cưa, cát, … Đồng thời phải thường xuyên dọn dẹp, thay miếng lót thường xuyên để tránh mùi hôi. Hoặc để hiệu quả hơn, người nuôi có thể dùng một số loại khử mùi để khử mùi cho nơi ở của thỏ.

Huấn luyện thỏ đi vệ sinh: Để nơi ở của thỏ luôn sạch sẽ, không bị hôi thì cần phải huấn luyện thỏ đi vệ sinh đúng chỗ. Quan sát khi thấy thỏ vểnh mông chuẩn bị đi vệ sinh thì người nuôi cần cho thỏ vào chỗ vệ sinh đã bố trí sẵn. Lặp lại như vậy nhiều lần sẽ hình thành thói quen cho thỏ, vừa đảm bảo vệ sinh vừa không tốn công dọn dẹp cho người nuôi. Lưu ý vị trí nơi vệ sinh phải được thiết kế thuận tiện, dễ thấy và gần nơi sinh hoạt của thỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *