Rắn mối là loài bò sát khá là hiền lành nên được nhiều người chọn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Rắn mối không gây hại lại hiền lành, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và có giá trị dưỡng khá cao. Sau đây, là thông tin và cách nuôi rắn mối con sao cho hiệu quả. Mọi người cùng tham khảo nhé!

Rắn mối đẻ trứng hay đẻ con vào thời kỳ sinh sản?

Mỗi năm rắn mối sinh sản khoảng 2-3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 4-9 con. Rắn mối sinh sản chủ yếu vào mùa mưa. Rắn mối là loài bò sát nhưng đẻ con chứ không đẻ trứng, rắn mối đẻ con trực tiếp. Khi nằm trong bụng mẹ rắn mối con co tròn, nằm quấn cục lại. Khi vào mùa sinh sản, rắn mối mẹ đẻ bọc đựng rắn mối ra. Khi ra ngoài, rắn mối tiếp xúc với môi trường bên ngoài, chúng ngọ nguậy rồi phá bọc chui ra. Khi vừa ra ngoài, cơ thể của rắn mối vẫn yếu chỉ di chuyển được nhẹ và không được nhanh nhẹn nên chỉ ăn được những thức ăn nhẹ như các loài côn trùng và sâu bọ nhỏ như kiến, gián, mũi,… nếu như rắn mối ở trong chuồng thì cần tách rắn mối mẹ và rắn mối con sang một ô khác để chăm sóc riêng.

Răn mối con ăn gì là chủ yếu?

Do rắn mối con mới đẻ nên chỉ ăn được các thức ăn có kích thước nhỏ như côn trùng, sâu bọ kiến, gián, ruồi, mũi, dế, mối,.. con mồi có kích thước vừa với miệng của rắn mối. Rắn mối là loài ăn tạp, chúng thường ăn thức ăn có mùi tanh và vị ngọt. Khi đẻ thì cho rắn mối ăn các loài côn trùng nhỏ, sau 2 tháng trở lên thì cho rắn mối ăn thức ăn ở nhà cho đến thích nghi dần quen được với thức ăn. Các loại thức ăn này có thể tự mua về để nuôi hoặc mua ngoài tiệm đều được. Nhưng để tiết kiệm được chi phí thì bà con có thể mua về nhà để nuôi. Bà con có thể mua các loài sâu gạo nhỏ ở các tiệm chim cảnh hoặc tự đi đào, tìm kiếm những hang mối để lấy mối nhỏ về cho rắn mối ăn. Cách khác, có thể dựng một cây rơm hoặc dùng cây gỗ to đã bị mọt ăn, đem dựng giữa chuồng, vừa là chỗ để rắn mối trú, côn trùng vừa tự kiếm được thức ăn. Các loài côn trùng mối tự khắc vào đó để trốn sẽ giúp rắn mối kiếm được mồi mà không tốn nhiều công sức bà con tìm kiếm thức ăn. Nói chung bất kể loài côn trùng nào có kích thước nhỏ thì đều cho rắn mối ăn được. Cách này chỉ áp dụng được với chuồng có quy mô, số lượng nuôi lớn.

Xây dựng chuồng trại như thế nào là tiết kiệm nhất?

Để xây dựng được chuồng có chi phí rẽ, tiết kiệm được chi phí nhưng độ bền thì có thể sử dụng được khá lâu, thậm chí lên đến 10 năm, sau đây là cách làm chuồng nuôi tiết kiệm:

Xây dựng nền chuồng bằng xi măng: Nguyên liệu làm là xi măng, gạch đỏ, gạch bông, mái tôn, lưới thép. Dùng gạch đỏ xây xung quanh chuồng kích thước 6m2/ 1000 con, sau đó úp gạch xung quanh phía bên trong chuồng, phía dưới nền đổ một lớp xi măng láng mỏng để rắn mối không bò được ra ngoài. Phần mái dùng tôn hoặc ngói để che lại tránh mưa văng vào gây bệnh cho rắn mối. Tiếp theo, dùng lưới bao quanh, chiều cao của chuồng là 50cm, dùng 10cm để âm xuống đất và 50cm còn lại để lên trên bao quanh chuồng. Phía bên ngoài dùng lưới có kích thước nhỏ bao xung quanh khung vực nhỡ rắn mối có bò ra ngoài thì cũng không trốn thoát được.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con rắn mối thương phẩm, sinh sản tốt

Xây dựng nền chuồng bằng nền đất: Về kích thước và cách làm cũng giống như xây bằng nền xi măng chỉ có điều để nền dưới bằng đất và không lát xi măng. Phần nền dùng trồng cỏ để rắn mối có thể núp trong đó, thấy thoải mái. Khi nhiệt độ nóng, thì cũng không sao, cỏ có thể giữ được độ ẩm giúp rắn mối hạn chế bị bệnh. Dùng cây gỗ, gạch xếp xung quanh để rắn mối phơi nắng và trú ẩn trong đó, xếp gạch san sát nhau tránh rắn mối bị mắc kẹt và chết.

Cách này tiết kiệm được rất nhiều chi phí hơn so với 2 cách trên. Dùng gạch đỏ xây xung quanh theo đúng kích thước đã dự định trước, phần nền để nền đất và trồng cỏ phía dưới. Tiếp theo, mua một tấm bạt phủ xung quanh gạch, phảm đảm bảo tấm bạt phải dày và không bị rách. Vì có độ trơn nên rắn mối không thể bò được ra ngoài. Dùng gạch còn lại xếp thành từng hàng bằng nhau để rắn mối nằm lên và phơi nắng trên đó. Tuy nhiên, vì chi phí rẽ nên độ bền cũng không cao, bà con cần thay bạt thường xuyên để rắn mối không thể bò ra ngoài.

Bao nhiêu con rắn mốt thì đủ 1kg

Thông thường 1kg rắn mối trưởng thành ước tính được 25 con. Đối với rắn mối con thì 50-70 con đối với rắn mối con.

Mật độ rắn mối bao nhiêu con/m2 là hợp lý

Để nuôi rắn mối đạt hiệu quả cao thì phải chuẩn bị mật độ nuôi thích hợp thì mới đem lại hiệu quả cao. Mật độ phù hợp để nuôi rắn mối là cứ mỗi 1000 con nuôi được với diện tích là 6m2, nếu bà con có đất rộng hơn thì càng tốt giúp rắn mối phát triển nhanh hơn. Nếu nuôi với mật độ chật quá rắn mối sẽ nhanh chết, khi có bệnh thì sẽ lây lan nhanh hơn, rắn mối sẽ dẫm đạp lên nhau.

Cách bảo vệ rắn mối con như thê nào là tốt nhất?

Rắn mối dễ bị chết do mới đẻ không kiếm được thức ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, trời lạnh không có đèn sưởi ấm, không nhanh nhẹn trốn kẻ thù nên bị rắn mối đực lớn ăn thịt,… để bảo vệ được rắn mối con tốt  nhất cần chuẩn bị như sau:

Trang bị đèn sợi đốt để sưởi ấm cho rắn mối con khi mới nở.

Tách rắn mối mẹ sang một ô riêng để khi đẻ ra không bị rắn mối đực ăn thịt.

Cho thêm rơm hoặc trasu vào chuồng khi rắn mối mang thai, khi đẻ ra rắn mối con có chỗ để trú nấp vì rắn mối rất sợ đám đông, đặc biệt là con người.

Cung cấp đủ thức ăn cho rắn mối, cứ loại côn trùng, sâu bọ nào nhỏ thì đều cho rắn mối ăn được như sâu gạo, mối con, dế,… vì còn nhỏ không thể ăn được các thức ăn tanh như thịt, cá nên cần bổ sung nhiều nguồn thức ăn để đảm bảo rắn mối phát triển được tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *