Rắn mối con là gì?

Tên tiếng Anh của rắn mối là gì?

Rắn mối có nhiều cái tên khoa học khác nhau nhưng thường được dùng phổ biển hơn cả là 2 cái tên tiếng Anh: Mabuya Nigropunctata và Dasia Olivacea. Ở Việt Nam, tùy thuộc theo từng vùng miền khác nhau mà cách gọi cũng không giống nhau nhưng nổi bật ở một số địa phương đó là: thằn lằn, tắc kè, thạch sùng… Rắn mối chủ yếu phân bố nhiều nhất ở các khu vực có độ ẩm cao cùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số vùng điển hình của Đông Nam Á như: Việt Nam, Indonesia, Philippin, Brunei, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,..; Châu Mỹ(Nam Mỹ): Brazil, French Guiana, Guyana, Suriname, Venezuela, Bolivia, Peru, Trinidad, and Tobago.. Sống chủ yếu trong các bụi rậm, lùm cây ở các vùng đồng quê.

Đặc điểm của rắn mối

Phần đầu của rắn mối có dạng hình tam giác và không quá nhọn ở phần đỉnh đầu, rắn mối có tất cả là 4 chân, phía trước có 2 chân ngắn và phía sau là 2 chân dài hơn và 5 ngón chân ở mổi chân đều có 5 ngón, trên các ngón chân đều có phần móng vuốt vô cùng sắc bén nên rắn mối rất thích hợp cho việc leo trèo, đặc biệt trên các cành cây cao và ngay trên phần thân của rắn mối, trước lớp da có một lớp vảy mỏng, phía trên vảy có màu nâu còn bên dưới thì vảy có màu trắng hơi ngã vàng. Bên ngoài thân của nó được bao bọc bởi những lớp vảy mỏng khá giống với vảy cá. Dưới ánh nắng mặt trời lớp da của rắng mối có màu óng ánh. Mỗi bên hông có hai vạch sọc màu đỏ như lửa và chạy dài dọc xuống phía dưới tới hai chân sau.

Rắn mối hoạt động nhiều vào ban ngày, những thời điểm có nhiệt độ thích hợp cho việc săn mồi cho nên mùa đông rắn mối chỉ ở trong hang và ra ngoài vào những khoảng thời gian có nhiệt độ cao nhất. Chúng có thể lột xác nhiều lần trong mùa hè. Mỗi năm rắn mối thường có khả năng đẻ từ 3 đến 4 lứa.

Hướng dẫn kỹ thuật, cách nuôi chim bồ câu thương phẩm, sinh sản tốt

Trưởng thành, rắn mối có kích thước trung bình khoảng hơn 2 ngón tay và chiều dài khoảng xấp xỉ 25cm. Tại các vùng đồng quê, khi chúng ta bắt được rắn, để chế biến cúng thì chúng ta cạo vảy, mổ bụng lấy hết ngũ tạng rồi nhét lạc vừa rang vào, nướng lửa trên than củi với lửa riu riu. Thịt rắn mối có màu trắng, trắng phau như tuyết và có một mùi thơm phức đặc trưng. Cách khác để chế biến rắn mối đó là nướng và xé phay ăn chẳng cần nêm nếm gia vị và thường ăn kèm rau quả. Mỡ rắn mối có vị hàn nên rất thích hợp trong việc làm đẹp và tái tạo da.

Rắn mối có độc không?

Răng của rắn mối chỉ nhỏ li ti và không có nộc độc nên không có nguy hiểm gì cho chúng ta, nếu bị rắn mối cắn thì tại chổ cắn chỉ bị đau nhức nhẹ và hơi đau hơn khi chúng ta làm đau nó.

Rắn mối có bao nhiêu loại, cách phân biệt

Trong tự nhiên, có hai loại rắn mối đặc trưng đó là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc.

Rắn mối lưng sọc

Đặc điểm: chạy dọc theo phần lưng của rắn mối có 7 sọc đen và ở phía hai bên hông của chúng có hai sọc đỏ nhưng lại khá ngắn, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường và xung quanh đó có những đốm trắng tròn rất nhỏ chạy thẳng dọc một mạch tới đuôi.

Rắn mối lưng trơn

Đặc điểm: Trên lưng trơn nhẵn bóng và không có sọc vảy phía trên màu nâu nhạt và vảy phía dưới có màu trắng hơi ngã vàng. Phía bên hông có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.

Cách phân biệt rắn mối đực cái

Rắn mối cái: phần da trên thân của rắn mối có vảy rất bóng, đầu nhỏ và di chuyển tương đối chậm chạp. có thể nhận dạng ngay được rắn mối cái bằng những chấm tròn đen trắng trên phần bụng của chúng. Nhưng tùy thuộc vào từng vùng miền, một số loại rắn mối lại không có những chấm tròn đen trắng đó, lúc này ta phải nhận  diện giống của nó dựa vào kích thước đầu hoặc thân cùng với độ bóng trắng của phần vảy. Khi rắn mối cái mang thai, thông thường phần bụng giữa của chúng sẽ to dần ra và nó di chuyển lúc này rất chậm chạp. Một đặc điểm khác với rắn mối đực là rắn mối cái không ăn con của nó.

Rắn mối đực: So với rắn mối cái thì rắn mối đực có phần đàu to hơn, kích thước thân hình cũng lớn hơn cùng với hệ thống vảy trên thân cũng thô và đen hơn con cái. Con đực có khả năng phản kháng rất mạnh mẽ, đặc biệt là cầm chúng trên tay của mình. Rắn đực thường có tương đối nhiều loại: Loại thân không màu hoặc có màu trắng, loại thì có sọc đỏ bên hông nhưng không có chấm trắng đen trên bụng, loại khác thì có sọc đen trên cạnh lưng và không có chấm đen trắng trên bụng. Rắn đực sẽ ăn con nhỏ mới sinh.

Thức ăn của rắn mối là gì? Tập tính ăn uống của rắn mối

Thức ăn của rắn mối được chia làm các loại như:

♦ Nguồn thức ăn côn trùng và các con vật khác của rắn mối: thức ăn yêu thích của chúng vẩn là rắn mối, các loại ấu trùng của bướm, ong, các loại dế, gián, sung rơm, trứng kiến, dòi, các loài sâu bọ, ong bướm, châu chấu và các con côn trùng có kích thước nhỏ.

♦ Thức ăn có mùi tanh: tôm tép, cá cơm, ruốc, thịt mỡ (mỡ heo), thịt gà, vịt, trứng gà, trứng vịt, các thức ăn có mùi tanh khác.

♦ Nguồn thức ăn thức vật có vị ngọt như: táo, mận, xoài, dưa gang, dưa hấu, vải, nhãn cùng các thức ăn có vị ngọt khác.

Khi bình minh vừa lên, mặt trời bắt đầu mọc thì rắn mối thường ra phơi nắng và đi kiếm ăn luôn. Phơi nắng với rắn mối là quá trình giúp chúng tổng hợp các chất dinh dưỡng và cũng như hấp thụ lượng vitamin C của mặt trời vào buổi sáng. Khi chúng có đầy đủ lượng ánh nắng mặt trời thì rắn mối sẽ phát triển rất nhanh chóng đặc biệt là quá trình thay da. Nếu không có nắng rắn mối sẽ không phát triển toàn diện, quá trình thay da sẽ diễn ra chậm hoặc không thể thay da.

Sở thích lớn nhất của rắn mối chính là leo trèo bởi bộ móng vuốt vô cùng thuận tiện ở chân của chúng, chúng thường leo trèo ở những vùng cây cao, có tán lá rộng và rậm rạp để dễ dàng trốn nấp chờ đợi con mồi, đặc biệt là đào bới làm tổ để tránh kẻ thù. Khả năng bơi của rắn mối cũng rất đáng nể, chúng có thể nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Dạng thức ăn mà rắn mối thích: côn trùng “ dế, châu chấu, con mối, trứng kiến, sâu gạo, sâu superworm, sùng rơm, ấu trùng, dòi, nhộng, giun đất,…”; các dạng thức ăn có mùi tanh “ tép, tôm, cá, mỡ heo(lợn), thịt,…”; dạng thức ăn ngọt “ chuối, xoài, dưa hấu,nhãn, chôm chôm,…” Loại thức ăn ngọt chỉ cho ăn bổ sung tạo vitamin.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi rắn mối con

Rắn con mới sinh mang đặc tính di truyền của bố mẹ: sống độc lập, tự tìm thức ăn, thích ăn côn trùng, tự bảo vệ mình. Do đó, trong tiềm thức của nó chỉ thích ăn côn trùng, sinh sống riêng biệt.

Rắn mối nhỏ có lượng rang chưa phát triển đủ cứng nên chỉ có thể cho chúng ăn các con con trùng nhỏ ví dụ như: các con mối con, các ấu trùng của ong bướm, các con côn trùng nhỏ vừa mới nở cùng trứng kiến và các loại sâu nhỏ,.. Nhất quyết chỉ cho rắn mối con ăn các loại thức ăn này. Do vậy, chúng ta cần phải chăm sóc con nhỏ thật cẩn thận tránh các con vật khác gây hại. Cách chăm sóc rắn con : tách rắn con vào ô nuôi riêng – dùng chổi cỏ và đổ hốt rác quét nhẹ rắn con vào và tách ra riêng – mỗi ô nuôi riêng ta cần bố trí ổ trong và lót thêm rơm rạ, lá dừa, lá chuối khô cho rắn con. Cần phải bố trí thêm hệ thống dưởi ấm cho từng ổ. Chuồng nuôi rắn mối con phải đảm bảo lấy được đủ ánh sáng nhưng vẩn đảm bảo nhiệt độ không quá cao cho chúng. Cần lưu ý một điểm quan trọng: rắn con sẽ không ăn được các dạng thức ăn như tôm, cá và thịt,…

Hướng dẫn kỹ thuật, cách nuôi rắn mối sinh sản

Để đảm bảo nuôi tốt các loại rắn mối sinh sản, đầu tiên ta câng tách riêng các con rắn mối bắt đầu mang thai vào một chuồng sinh sản được thiết kế riêng, để cung cấp đủ dinh dưỡng cho rắn mối mẹ và đảm bảo an toàn cho các rắn mối con, tránh các trường hợp bị các động vật như mèo và chuột hay các động vật khác và đặc biệt là tránh bị rắn mối đực ăn thịt.

Trong quá trình rắn mang thai thì cần tránh những tiếng ồn không đáng có, điều này sẽ khiến rắn mối hoảng sợ và quá trình sinh sản của rắn sẽ không đạt năng suất tối đa.

Trước khi rắn mối con ra đời thì chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các loại vật chatas để sưởi ấm cho rắn mối con như rơm rạ hoặc là lá chuối khô và lót đủ độ dày để có thể sưởi ấm cho rắn mối con

Trong giai đoạn mang thai của rắn mối mẹ, chúng ta phait thường xuyên bổ sung cho chúng đủ lượng thức ăn dinh dưỡng, dặc biệt là từ nguồn protein từ động vật và đảm bảo thức ăn từ các loại thực vật luôn được nấu chính mềm và nghiền đủ nhỏ vừa miếng đối với rắn con. Để thực hiện được điều này thì cần phải thường xuyên sử dụng máy nghiền để thức ăn vừa miệng rắn con và không làm rắn con bị hóc.

Giữ gìn vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ đặc biệt là các vị trí ăn của rắn, cần thường xuyên thay mới cá vật chất làm ấm cho rắn mối con đã bị ẩm móc, mỗi ngày cần phải dọn dẹp phân và các thức ăn thừa cho rắn mối tránh ôi thiu và lây nhiễm bệnh tật.

Hạn chế tối đa để nước làm ướt rắn mối con, để làm được điều này thì cần phải có hệ thống cung cấp nước kiên cố và chắc chắn.

Sau những lần rắn mối sinh sản thì cần phải bổ sung ngay lượng vitamin cần thiết và các khoáng chất để hồi phục sức lực cho răn

Theo dõi định kì sức khỏe cho rắn mối, cần phát hiện ngay những trường hợp phát bệnh và cần cách ly điều trị ngay từ khi có những biểu hiện đầu tiên.

Hướng dẫn kỹ thuật, cách nuôi rắn mối thương phẩm

Cần chế biến các loại thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho rắn mối và cách cho ăn như sau:

Có thể thiết kế một số mô hình nuôi côn trùng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng thích hợp cho rắn mối như môi hình nuôi: dế, mọt gỗ, mối, sâu lớn,…..Các dạng côn trùng này ở nước ta hiện nay có rất nhiều hộ đã chăn nuôi thành công. Các bạn có thể chọn một mô hình mà mình cảm thấy phù hợp để nuôi làm nguồn thức ăn cho rắn mối.

Cách cho ăn: cho côn trùng bắt được rải đều khắp chuồng, cho rắn ăn no. Cho rắn ăn ngày 2 lần 8h sang và 11h trưa. 1000 con cần khoảng 0.5kg đến 1kg côn trùng. Nếu không có khả năng nuôi thì mỗi tháng các bạn mua côn trùng và cho rắn mối ăn khoảng 3 ngày/ tháng.

Đối với dạng thức ăn tanh nếu quá to hoặc có gai, có xương ta phải bấm nhỏ, có thể trộn với cơm hoặc thức ăn công nghiệp. 1000 con cần khoảng 1kg-2kg thức ăn tùy thuộc điều kiện. Không cho rắn mối ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn phải tươi. Nên cho ăn vừa đủ không cho ăn quá mức. Thức ăn tanh nên để tươi không cần nấu chín vì nấu chín rắn mối sẽ không thích. Thức ăn để tráng miệng cho rắn là thức ăn ngọt chỉ để bổ sung vitamin. Dạng này rắn mối ăn không mạnh bằng thức ăn tanh. Nó chỉ dùng làm thức ăn phụ hỗ trợ thức ăn chín.

Hướng dẫn kỹ thuật cách làm chuồng cho rắn mối

Kỹ thuật làm chuồng cho rắn mối con

Để có thể làm chuồng nuôi rắn mối con chúng ta có thể sử dụng các dụng cụ rất thô sơ và đơn giản như các thau nhỏ và xô chậu, để nuôi rắn mối con sinh trưởng tốt nhất thì chúng ta nên xây chuồng có kích thước rộng rãi để nuôi được số lượng rắn mối là lớn nhất. Sau đây ta đến với kỹ thuật làm chuồng nuôi rắn mối con. Các hệ thống chuồng này đều có điểm chung là được xây theo dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước đối với chuồng bê tông.

Chiều rộng khoảng xấp xỉ 3m x chiều dài dao động trong khoảng 8m x chiều cao khoảng 1m. Phía bên trong chuồng thì chúng ta nên dán bằng gạch men hoặc giăng lưới dày khoảng 4mm để tránh việc các con rắn mối con thất thoát ra ngoài.

Nền chuồng chúng ta nên lót thêm rơm rạ và các loại lá như lá dưa, lá cọ, các loại cỏ khô để giữ ấm cho rắn môi, sử dụng thêm hệ thống chiếu sáng để cung cấp đủ ánh sáng và hệ thống che mưa chắn gió để rắn mối con sinh trưởng tốt nhất, xây dựng thêm bãi tắm cho chúng cũng như làm một phần mô đất cao hơn để dễ dàng thoát nước bên trong chuồng. phần phía trên nóc cần che một lớp tôn nhiệt để che nắng cũng như đảm bảo nhiệt độ ổn định cho rắn. Khi bỏ gạch vào bên trong chuồng thì cần phải để xa thành chuồng nữa mét để rắn mối không thể bò hoặc nhảy ra ngoài. Nếu chúng ta sử dụng nền đất thì để tạo không gian tự nhiên ta trồng thêm các loại rau sau: rau khoai, rau cải, rau xà lách và kết hợp trồng các loại cây ăn trái để tạo bóng mát, để rắn mối có thể leo trèo và tạo chỗ trú ẩn an toàn cho chúng.

Kỹ thuật làm chuồng cho rắn mối sinh sản

Xung quanh chuồng ta nên xây dựng bằng tôn trơn. Đối với những phần che bên ngoài xung quanh chuồng xây thấp thì ta không nên trồng thêm cây hay xây thêm thành hoặc trồng cây thêm cho rắn để tránh hiện tượng rắn mối nhảy ra ngoài. Chuồng nuôi cho rắn mối được xây dựng thành 2 phần: phần khô và phần ướt.

Đầu tiên ta xây dựng phần khô, đây là phần che nắng trú mưa cho rắn nên cần làm chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên. Chúng ta vệ sinh càng tốt thì tỉ lệ bệnh tật cho rắn càng giảm xuống, đồng thời cũng phải thường xuyên vệ sinh khay thức ăn và nơi để nước của rắn tránh để cho rắn uống nước thừa cũng như ắn các thức ăn bị ôi thiu, một kỹ thuật khác là nên để máng ăn ở nơi mà rắn sẽ tha mồi về, khi này chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí mua thức ăn cho rắn. Ngoài ra, ở gần các vùng máng ăn cho rắn, đặc biệt bố trí một số lượng đèn sợi đốt nhất định để có thể thu được ánh sáng dụ nhiều côn trùng đến làm thức ăn cho rắn mối. Cần chú ý một điểm là cần xây dựng phần khô cao hơn phần ướt để có thể thoát hơi nước trong chuồng nhnah nhất, tránh gây hiện tượng ẩm ướt.

Còn đối với phía phần ướt, đây là phần sẽ tạo nên không gian tự nhiên cho rắn vì vậy tại đây chúng ta sẽ trồng các loại rau như rau lang, rau cải, rau xà lách hoặc rau muống cùng các loại cây nhỏ để có thể thu hút một lượng côn trùng như châu chấu, bướm và các loại sâu ,….Việc này vừa đảm bảo nguồn thức ăn cho rắn vừa có thể cung cấp cho chúng ta một nguồn rau sạch. Phân của rắn mối cũng có hàm luongj dinh dưỡng rất cao để rau có thể sinh trưởng phát triển.

Về phía hướng chuồng, hướng của chuồng chúng ta cần chọn theo hướng Dông Nam để đảm bảo ấm áp trong mùa đông và thoáng mát trong mùa hè. Phía bên trong, mặt tường của chuồng nên tô thật láng mịn hoặc dán 1 lớp gạch men đủ dày để tránh hiện tượng rắn bò hay nhảy ra ngoài. Phía bên dưới nền chuồng, ta nên lót thêm lá dừa, lá cọ, hay rơm, ngói, gạch vụn…. tạo thêm một chổ trú ẩn cho chúng. Còn phần phía trên những lớp vừa kể tên, ta có thể bỏ thêm chậu hay thay hay lá chuối làm bãi tắm nắng cho rắn.

Kỹ thuật làm chuồng cho rắn mối thương phẩm

Bên trong chuồng con phải bỏ thêm lá dừa,chà dừa, rơm, hoặc bất cứ lá cây gì có thể lót chuồng được. Bên cạnh đó trồng thêm rau xanh trong chuồng nuôi. Mục đích tạo cảnh quan giống trong tự nhiên và đồng thời giảm bớt độ tiếp xúc nếu nếu mật độ lớn. Mái che chuồng nuôi: có thể phân nữa lợp tôn che nắng, phân nửa để trống. Cần tráng nền cho phần che nắng bằng xi măng và đặ thêm gạch có lỗ tròn cho rắn mối ở. Phần không che thì ta nên trồng thêm một số loại cây ăn quả hay cây rau xanh để trạo ra môi trường tự nhiên cho rắn.

Chú ý: nền chuồng nên tráng có độ nghiêng và trong chuồng có thiết kế van để thoát nước.

Các bệnh thường gặp ở rắn mối và cách phòng trị bệnh

Bệnh giun sán

Đây là bệnh khá phổ biến ở rắn mối, các mô hình nuôi rắn mối ít nhiều cũng rắn mối cũng bị gặp phải bệnh này. Để phòng chống bệnh này, đầu tiên mọi người dân chăn nuôi phải giữ cho chuồng trại cùng máng ăn uống dành cho rắn mối luôn luôn được sạch sẽ, sát trùng chuồng trại bằng dung dịch Clo và các hóa chất sát trùng khác theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nếu phát hiện cá thể mắc bệnh hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh, việc cần làm ngay là phải cách ly tất cả các rắn mối này khỏi chuồng và điều trị riêng. Phương pháp ít tôn kém nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế rất cao đó là dùng vôi, vôi bột hoặc có thể là vôi sống.

Các cá thể bị bệnh cần phải cho thuốc xổ giun lẫn vào thức ăn cho rắn ăn ngay tránh để rắn bị bệnh kéo dài nhưng chỉ cho uống với liều lượng đầy đủ, không cho rắn uống quá nhiều tránh hiện tượng xóc thuốc.

Bệnh bại liệt

Nguyên nhân có hai trường hợp gây tân mới bị liệt.

Trường hợp một mật độ nuôi quá dày nên các con cần nuôi đảm đạp lên nhau. Trường hợp hai do thiếu các vitamin và canxi, có thể do vi khuẩn phát sinh do chuồng nuôi bị bẩn gây bệnh rắn mối.

Cách khắc phục trường hợp mất nuôi dày phải tách bớt lượng rắn mối thừa sang chuồng nuôi khác. Mật độ 100 con trên 1 mét vuông là vừa đủ. Trường hợp hai ta phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nếu thấy chuông quá bạn phải vệ sinh cho sạch sẽ, nước nóng thì phải thay mới nói ngày mới không gây bệnh cho rắn mối

Nguyên nhân thứ hai là do rắn mối bị nhiện bệnh do giun sán kí sinh, do an bệnh phát triển. Trường hợp này xảy ra khi chuồng nuôi mất vệ sinh, mưa kéo dài không  có nắng

Cách khắc phục  vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dùng Vime Iodine (loại dùng cho thú  y) 15ml/1lit phun xịt chuồng  trại hoặc bắt hết rắn mối ra ngoài sau đó ngâm vòi khoảng 3 giờ đến 5 giờ để sinh chuông

Bệnh no hơi

Bệnh này rất nguy hiểm và rắn mối có thể tử vong sau 2 đến 3 ngày mắc cho nên phải điều trị kịp thời. đây là loại bệnh liên quan đến đường ruột rất hay gặp ở rắn mối.

Để phòng ngừa bệnh này, người chăn nuôi cần cung cấp đầy đủ vắc xin và tiêm phòng theo định kì cho rắn hoặc có thể trộn vào thức ăn nước uống cho rắn. Để trị bệnh này, người chăn nuôi cần sử dụng thuốc Pharmalox nhằm làm giảm dơn no hơi cho rắn và tiếp tục điều trị kèm theo  Enroflox 5% và Ampicol

Bệnh tróc vảy phần lưng

Biểu hiện bệnh lý cơ bản của bệnh này là lớp vãy ở phàn lưng rắn bị bung ra, đây cũng là một bệnh thường gặp và rắn sẽ tử vong sau 2 đến 3 ngày. Để điều trị bệnh này, người chăn nuôi cần bôi lên vùng da có vảy bị tróc của rắn mối thuốc kháng sinh Rifampicin.

Những câu hỏi thường gặp trong quá trình nuôi rắn mối

Vào thời kì sinh sản rắn đẻ trứng hay đẻ con?

Vào thời kì sinh sản rắn mối đẻ 2 đến 3 lứa rắn mối con và thường sinh sản chủ yếu vào mùa mưa.

Nguồn thức ăn chủ yếu của rắn mối con?

Nguồn thức ăn chhinhs của rắn mối con đương nhiên vẩn là mối và ngoài ra rắn còn ăn thêm các loại tép nhỏ, cá băm nhuyễn và các loại trái cây có vị ngọt.

Xây dựng mô hình chuồng trại như thế nào để tiết kiệm nhất?

Cách xây chuồng rẻ nhất và tiết kiệm nhất là phương pháp vậy tôn láng. Có nhiều cách làm khi vây tôn: cách 1 “ xây từ đất lên khoảng 3 viên gạch trên đầu gạch ta để chân tôn lên và trám xi măng, chiều cao tốn khoảng 1 mét, xung quanh chuồng đóng cây để giữ tôn ”; cách 2 “ chôn  tôn xuống đất và dùng cây để cố định chuồng, chiều cao tổn trên mặt đất khoảng 1,2 mét, độ sâu tôn chôn dưới đất khoảng 25cm ”. Phương pháp này ít tốn kém, tuổi thọ 2,5 năm.

Mật độ rắn bao nhiêu con trên một mét vuông là hợp lý?

Ta cần nuôi rắn mối với mật độ 100 con / 1 mét vuông. Khi đó một khoảng đất nhỏ 10 mét vuông có thể nuôi được 1000 con.  Trong chuồng phải bố trí sắp xếp rắn một cách thích hợp để rắn mối có thể sinh trưởng phát triển tốt.

Cách bảo vệ rắn mối như thế nào là hợp lý nhất?

Để bảo vệ rắn mối ta cần phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại cũng như tiêm vắc xin định kì để phòng chuống các bệnh tật cho rắn mối. Để bảo vệ rắn mối con khỏi rắn mối đực hay các động vật nguy hiểm như mèo, chuột ta cần có hệ thống che chắn và ít gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của rắn mối.

Rắn mối có chữa được bệnh gì không?

Chưa có thí nghiệm khoa học chứng minh rằng rắn mối có thể chữa bệnh. Nhưng trong dân gian người ta dùng rắn mối để trị bệnh hen suyễn.

Tại sao rắn mối con mới sinh bị chết?

Có hai trường hợp kiến rắn mối nhỏ bị chết. Thứ nhất rắn mối con không đủ ấm, không có chỗ trú ẩn. Trường hợp này chỉ cần làm ổ cho rắn mối con là được. Ở bằng rơm tròn càng to càng tốt. Trường hợp thứ hai rắn mối thiếu thức ăn, không ăn được các dạng thức ăn khá lạ do chúng ta cung cấp.

Cách khắc phục: Nuôi dế lấy dế con mới sinh cho rắn mối ăn, hoặc tìm ổ mối đất có con thật nhỏ cho rắn mối con ăn (không cho ăn mối vàng hoặc mối to), hoặc tìm trứng kiến đã được lược bỏ các con kiến, hoặc tìm các con côn trùng khác nhỏ vừa cỡ miệng rắn con. Chỉ cần nuôi như thế khoảng 1 tháng là ta có thể tập cho ăn các thức ăn gia đình như rắn mối lớn.

Rắn mối cắn có chết không?

Răng của rắn mối không hề có nọc độc, cũng như không hề có hệ thống răng nanh (chỉ có những chiếc rang nhỏ li ti) nên không thể gây tổn thương cho con người và vì vậy nên rắn mối cắn không hề có bất kì ảnh hưởng nào đến chúng ta. Tại sao nó lại có phản ứng cắn chúng ta? Nó chỉ cắn khi chúng ta làm đau nó hoặc chúng ta bắt nó mạnh tay. Rắn đực hay phản ứng mạnh hơn khi tay làm đau nó.

Cách cầm rắn mối trên tay như thế nào mà không làm tổn thương rắn mối?

Khi ta cầm rắn mối trên tay nó giãy giụa rất nhiều phải không? Có khi nó còn có phản ứng cắn lại chúng ta nữa. Vậy thì cách nào cầm là đúng? Chú ý khi cầm hay bắt rắn mối, ta nên bắt rắn mối theo chiều đầu rắn mối sẽ hướng vào lòng bàn tay, có nghĩa là ta bắt từ “đầu tới phần đuôi”. Cách bắt này rắn mối không có cách nào giãy giụa hay có phản ứng mạnh đồng thời không làm tổn thương nó.

Từ con nhỏ mới sinh tới khi trưởng thành mất bao lâu?

Từ khi mới sinh đến khi rắn mối trưởng thành mất khoảng 6 tháng đến 8 tháng tuổi. Lúc này ta nên cẩn thử xem rắn mối có đủ tiêu chân để xuất thịt chưa ? Nếu chưa ta phải nuôi bổ sung thêm dinh dưỡng để đủ tiêu chuẩn thịt.

Trong quá trình phát triển của rắn mối giai đoạn nào khó nuôi nhất?

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rắn mối thì giai đoạn rắn mối con mới sinh ra là khó nuôi nhất. Vì còn nhỏ nên khả năng kháng bệnh thấp, thức ăn cho cho rắn mối con khó tìm. Cách khắc phục: “xem mục cách nuôi rắn mối con”.

Mỡ rắn mối dùng để làm gì?

Chiết xuất mở rắn mối dùng để làm mỹ phẩm dưỡng da cho phụ nữ và các sản phẩm khác.

Quá trình vận chuyển có ảnh hưởng gì tới chất lượng của rắn mối trong tương lai không?

Quá trình vận chuyển con giống từ nơi này sang nơi khác nếu không tính toán cẩn thận  sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu đựng số lượng lớn rắn mối trong một thùng đựng quá chật chội sẽ làm rắn mối đạp lên nhau, trầy xước, và có thể bị ngộp chết. Sau khi vận chuyển rắn về nhà nếu trong tuần đầu tiên không thấy rắn mối chết chứng tỏ quá trình vận chuyển tốt, ngược lại thấy rắn mối chết dần chứng tỏ quá trình vận chuyển không tốt.

Cách khắc phục: chuẩn bị nhiều thùng xốp có khả năng cách nhiệt, có xôm lỗ thông khí. Mỗi thùng chịu đựng một số lượng rắn vừa phải để tránh rắn bị ngộp. Bên trong thùng bỏ thêm một số vật liệu tránh ma sát lẫn nhau giữa các con rắn mối, ví dụ: lá chuối, lá cây trơn bất kỳ không có độ nhám.

Chú ý khi vận chuyển nên tránh ánh nắng gay gắt.

Rắn mối cắn và rượt đuổi nhau có ảnh hưởng gì không?

Rắn mối rượt đuổi và cắn nhau chỉ là hiện tượng bình thường do tính hiếu động, trong tự nhiên cũng thế. Có một số hộ chăn nuôi hỏi tại sao rắn mối cắn đuôi nhau rồi chết? Đây chỉ là sự nhầm lẫn, rắn mối không cắn nhau chết. Rắn mối chết có thể do bị vi khuẩn phát sinh trong chuồng trại, thiếu ăn, thiếu vitamin, hoặc quá trình vận chuyển giống rắn giẫm đạp nhau,… Cách khắc phục: giống những phương pháp đã nêu ở các phần trên.

Làm thịt rắn mối như thế nào?

Có rất nhiều cách làm thịt rắn mối, tùy vào món ăn mà sẽ có những cách chế biến khác nhau. Rắn mối nướng: để cả nguyên con và nướng chín, khi chín ta chỉ cạo vảy và để lên đĩa; Rắn mối xào thì ta cắt đầu, mổ bụng, lột da giữ phần đuôi Rắn mối nấu cháo, hầm thì ta chỉ cạo vảy và mổ bụng “cạo vảy bằng cách hơ lở hoặc nhúng sơ nước sôi”; Ngoài ra còn rất nhiều cách chế biến khác đang chờ các bạn tạo ra.

Bảng giá thịt rắn mối hiện nay

  • Giá thịt rắn mối làm sẵn

Rắn mối lưng sọc; 320.000 đ – 350.000 đ/kg

Rắn mối lưng trơn: 280.000 đ – 340.000 đ/kg

  • Giá rắn mối hơi

Rắn mối lưng sọc; 360.000 đ – 390.000 đ/kg

Rắn mối lưng trơn: 310.000 đ – 350.000 đ/kg

  • Giá rắn mối giống

Rắn mối lưng sọc; 15.000 đ/con

Rắn mối lưng trơn: 13.000 đ/con

Mua rắn mối gống ở đau khỏe mạnh giá rẻ

 

Mua rắn mối ở đâu giá rẽ khỏe mạnh

  • Trang trại Thanh Xuân

Cơ sở 1:119 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở 2: Thôn Hóp- Mỹ Phúc, Mỹ lộc, Nam Định

SĐT:  0974.870.000 – 0945.370.300

  • Trang trại Thành Tâm

Địa chỉ: Xóm 3, Văn Giáp, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội

SĐT:  0967.062.069 – 0964.789.262

  • Trang trại rắn mối Tây Nguyên

Địa chỉ: 29 Ngô Thì Nhậm, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

SĐT:  0984.989.058

  • Trang trại Đức Thuận

Địa chỉ: Thôn Trung Hóa, Xã Tam Quan Nam,  Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định

SĐT:  0918. 659. 055

  • Trang trại Hoàng Phương

Địa chỉ: Thôn Phước Sơn, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa    

SĐT: 0982. 932. 570

  • Trang trại Trang Hảo

Địa chỉ: Xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái bè,Tiền Giang      

 SĐT: 037.547.4335 – 035.845.5115

  • Trang trại rắn mối giống

Địa chỉ: Ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình, Chợ gạo, Tiền Giang

SĐT: 096.8833.584 – 093.3532.284

  • Trang trại Gia Bảo

Địa chỉ giao dịch: 87 Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh

Trang trại chính: huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

SĐT:  0982.030.251

  • Trang trại Long Định

Địa chỉ: 193 Tổ 6, Ấp Long Hòa B, Xã Long Định huyện Châu Thành – Tiền Giang

SĐT:  0934.104.597 – 0982.502.722

  • Trang trại Nguyễn Thuyết

Địa chỉ: 79 Phạm Ngọc thạch- Khu địa ốc, K10, P1 TP Bạc Liêu

SĐT:  0947.411.522

  • Công ty TNHH Thế Giới Côn Trùng

Địa chỉ: Ấp 3, An Phước, Long Thành, Đồng Nai

SĐT: 0917.193.393 – 0613.544.220

  • Trại nuôi rắn mối giống Hoàng Củ Chi

Cơ sở 1: Củ Chi, TP HCM

Cơ sở 2: Ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP HCM

SĐT:  0908.861.332

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *