Yêu cầu kỹ thuật chung của các loại chuồng thỏ

♦ Vị trí: chuồng hoặc lồng nuôi thỏ phải được đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát.

♦ Chuồng thỏ phải được thiết kế, xây dựng nơi để ăn uống; có hệ thống thoát chất thải, chuồng phải được vệ sinh sạch sẽ.

♦ Chuồng thỏ phải được thiết kế thuận tiện cho việc cho thỏ ăn uống, dọn vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại. Đồng thời phải đảm bảo cho thỏ hoạt động thoải mái

Cách làm các loại chuồng

Kích thước chuồng thỏ phải đảm bảo thuận tiện cho thỏ sinh hoạt, ăn uống đồng thời phải thuận tiện cho người nuôi theo dõi, quan sát, vệ sinh, chăm sóc thỏ. Căn cứ vào số lượng và loại thỏ khác nhau để chọn kích thước chuồng phù hợp, cụ thể:

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con thỏ thịt thả vườn, sinh sản tốt

Chuồng nuôi thỏ con:

Chuồng thỏ con thường có chiều cao dưới 0,4m, chiều rộng và chiều sâu tùy thuộc vào số lượng con trong mỗi chuồng để thiết kế cho phù hợp nhưng phải đảm bảo có đủ không gian cho thỏ ăn uống, sinh hoạt.

Chuồng nuôi thỏ giống:

♦ Chuồng nuôi thỏ đực: kích thước khoảng 1 x 0,7 x 0,5m để có không gian cho thỏ đực sinh hoạt và phối giống.

♦ Chuồng nuôi thỏ cái: kích thước tương đương chuồng thỏ đực để thỏ có không gian sinh và nuôi con.

Chuồng nuôi thỏ thương phẩm:

Thông thường người nuôi sẽ nhốt nhiều thỏ thương phẩm vào một chuồng. Do đó, chuồng nuôi thỏ thương phẩm sẽ phải đảm bảo rộng rãi, thoáng mát và có không gian sinh hoạt cho nhiều con thỏ. Kích thước thông thường cho 1 chuồng nuôi khoảng 10 con thỏ thương phẩm là 1,5 x 0,7 x 0,6m

♦ Quy cách: chuồng thường làm thành khối chữ nhật, cửa được thiết kế ở trên để dễ dàng bắt thỏ ra. Để tận dụng được tối đa diện tích, người nuôi lên làm chuồng 2 tầng (tầng trên phải thiết kế khay hứng phân và chất thải). Chuồng phải nhẵn, phẳng, không để lộ các dấu đinh (vì có thể làm thỏ bị thương).

♦ Vật liệu làm chuồng có thể là tre hoặc thép không gỉ những phải bảo đảm các mỗi nối đã được bọc kỹ để không làm bị thương thỏ.

♦ Đáy chuồng phải bố trí nơi thoát nước thải, phân thỏ và phải tháo lắp được để thuận tiện trong việc vệ sinh và di chuyển. Đáy chuồng thỏ phải cách mặt đất ít nhất 0,7m để dễ dàng vệ sinh cũng như đảm bảo thỏ cách xa với chất thải.

♦ Chuồng thỏ phải bố trí máng thức ăn bằng gỗ, sành, xi măng, … và nên lắp cố định tránh việc thỏ làm đổ thức ăn. Kích thước máng thì tùy thuộc vào kích thước chuồng nhưng không nên rộng quá 12 cm để tránh việc thỏ nằm trong máng

♦ Trên trần của trại nên được làm bằng vật liệu cách nhiệt, chống nóng để che chắn giúp thỏ không bị nóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *