Rắn mối hiện đang được nhiều người chọn nuôi để góp phần làm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Rắn mối là một cái tên được nhiều người biết đến trong những năm trở lại đây. Chuồng nuôi cũng một phần ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rắn mối. Sau đây, là một vài cách làm chuồng nuôi hiệu quả đạt được năng suất nuôi tốt nhất, giúp đàn rắn mối phát triển tốt. Chuồng nuôi đảm bảo sẽ giúp rắn mối phòng được bệnh tật và nếu đúng kỹ thuật bán hoang dã cho loài rắn mối thì chúng sinh sản nhanh chóng và hiệu quả. Từ việc làm chuồng nuôi hiệu quả giúp người dân giảm được các chi phí phát sinh thêm và giảm được thời gian thu hoạch so với chuồng nuôi tạm bợ, thông thường.

Kỹ thuật làm chuồng cho rắn mối con

Diện tích chuồng nuôi: Với chi phí đầu vào để xây dựng chuồng không quá 4 triệu đồng, có thể nuôi được 1000 con rắn mối, thời gian xây dựng chuồng chỉ với 2 ngày. Cần chọn khu đất trống trải với diện tích là 6 mét vuông đối với rắn mối con, nhưng nếu bà con có đất rộng hơn thì càng tốt, cứ ước lượng cứ 1000 con/ 6m2. Cần trang bị diện tích rộng để giúp rắn mối có khu vui chơi, chạy nhảy, thoải mái.

Vật liệu và cách làm chuồng nuôi: Vật liệu xây chuồng được làm bằng gạch bông và gạch xây nhà. Xây gạch đỏ trước rồi úp gạch bông xung quanh chuồng để rắn mối không thể bò được ra ngoài vì nó có độ trơn, rắn mối không bám được. Nhưng cách làm này rát tốn chi phí và mất khá nhiều thời gian. Cần làm chuồng nuôi bằng tôn phẳng, chi phí mua vật liệu ít  và dễ thi công hơn. Chuồng nuôi có chiều cao khoảng 50cm. Khi mua loại tôn 60cm thì dùng 10cm để âm xuống đất và để 50cm lên trên là được. Hiện nay, thì đa số bà con đều làm chuồng bằng gạch bông để rắn mối không thể bò ra ngoài, dễ vệ sinh dọn dẹp chuồng nhưng cách làm này hoàn toàn không đúng nhé! Trước tiên thì rắn mối rất thích sống trong môi trường cây cối rậm rạm, thích lăn bò với đất và phơi nắng nên vì thế hạn chế xây chuồng bằng gạch bông. Điều thứ 2 là nền gạch bông khi gặp trời nắng nhiệt độ dưới nền sẽ nóng và khó chịu nên cần để nền bằng đất và cỏ mọc tự nhiên để rắn mối phát triển được tốt và đặc biệt là rắn mối con.

Làm chuồng ngủ cho rắn mối: Cần để nền chuồng có cỏ để rắn mối trốn và ngủ bên dưới. Không nên đặc đường ống bên trong, âm dưới đất để rắn mối ngủ vì rắn sẽ trốn trong đó và không chịu ra ngoài đến khi cạn kiệt hết sức do thiếu hụt thức ăn thì chúng mới bò ra. Tiếp theo, là rắn sẽ thải phân ra bên trong ống khiến ta khó vệ sinh và dễ mắc bệnh cho rắn mối.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con rắn mối thương phẩm, sinh sản tốt

Kỹ thuật làm chuồng cho rắn mối sinh sản

Vị trí xây chuồng: Cần chọn khu đất trống, đủ để nuôi với số lượng như mình mong muốn, nếu bà con muốn nuôi nhiều mở rộng qui mo thì cần chuẩn bị thêm khu đất rộng hơn. Môi trường xung quanh không bị ô nhiễm, và được phát quang sạch sẽ để các loài động vật khác không vào, không tấn công rắn mối.

Diện tích chuồng nuôi rắn mối sinh sản: Cứ mỗi 1000 con cần trang bị diện tích là 6m2, nếu có thể rộng hơn thì càng tốt, giúp rắn mối thoải mái, không bị gò bó, chật chội sẽ giúp sính sản tốt hơn.

Vật liệu làm chuồng và cách làm: Được làm bằng xi măng và gạch bông, mái tôn để che nắng, che mưa phía trên. Phía bên trên xung quanh được lát bằng gạch bông, phía dưới nền tráng một lớp xi măng mỏng, chiều cao 80-100cm, dùng gạch bông bao quanh để tránh rắn mối không bò được ra ngoài. Mái chuồng lợp bằng tôn để mưa không lọt vào dễ gây bệnh cho rắn mối. Cần để một khung trống hoặc hướng cửa xây chuồng theo hướng mặt trời để nắng chiếu vào để rắn mối phơi nắng. Phía bên dưới đất cần xây dựng thêm như hang trú ẩn, cây cối, gỗ, gạch, đá để rắn mối trú ẩn. lưu ý, không dùng ống nhựa để làm chỗ trú ẩn cho rắn mối vì khi rắn mối vào ống chúng sẽ không ra bên ngoài, khi nào đói lắm chúng mới ra và rắn mối sẽ thải tất cả các phân xuống đó, khi ẩn trú trong đó nữa, phân sẽ bám bên ngoài da và gây ra các bệnh cho rắn mối, khiến cho bà con khó dọn dẹp vệ sinh, không quan sát được sức khỏe của rắn mối, rắn mối trốn bên trong sẽ khiến chúng bị ốm dẫn đến không đạt được nguồn thu nhập như mong muốn.

Trang bị chỗ đẻ cho rắn mối: Bà con cần lót thêm rơm hoặc trấu dưới chuồng để giúp rắn mối giữ ấm và làm tổ khi rắn mối sinh sản, cần vệ sinh thay mới rơm thường xuyên, khi rắn mối sinh sản xong và tiếp tục đến lứa mới thì cần thay mới và vệ sinh lại chuồng nuôi. Trang bị máng ăn và máng uống nước đầy đủ và máng nước được thay rửa, vệ sinh thường xuyên để không bị đóng rong. Đặc biệt là đối với rắn mối sinh sản.

Kỹ thuật làm chuồng cho rắn mối thương phẩm

Vị trí xây chuồng: Nơi thoáng mát, sạch sẽ, không bị ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. Chọn nơi hướng chuồng có ánh sáng chiếu vào đặc biệt là vào buổi sáng. Vì rắn mối rất thích phơi nắng nên cần chọn hướng chuồng thích hợp để nắng chiếu vào. Đặc biệt, là đối với rắn mối thương phẩm, trong giai đoạn này chúng đang trong giai đoạn phát triển để sinh trưởng.

Vật liệu làm chuồng: Làm chuồng bằng gạch đỏ, xi măng, gạch bông, mái tôn để che nắng, che mưa. Thay vì dùng tôn có thể lợp mái bằng ngói đỏ đều được. Bên ngoài chuồng nuôi, cần trang bị thêm lưới thép dày hoặc lưới B40 để ngăn ngừa các loài vật khác vào cắn phá rắn mối, không cho rắn mối bò ra ngoài, một phần không để kẻ trộm đột nhập vào.

Cách làm chuồng nuôi rắn mối thương phẩm: Riêng đối với rắn mối thương phẩm thì có 2 cách làm chuồng.

Cách thứ nhất: lớp nền trồng cỏ để rắn mối trú núp trong cỏ, rắn mối tiếp xúc với đất sẽ dễ chịu hơn. Xung quanh dùng gạch đỏ để xây, cứ mỗi 6m2 nuôi được 1000 con, cứ như thế mà bà con áp dụng cho phù hợp với diện tích đất mà mình có. Tiếp đến, úp gạch bông bên trong xung quanh khắp chuồng để rắn mối không bò ra. Phần mái thì dùng tôn hoặc ngói che lên. Ngoài úp xung quanh chuồng bằng gạch bông nếu muốn tiết kiệm chi phí thì nên dùng tấm bạt bao quanh, nhưng cách này không được bền cho lắm, bạt dễ bị rách và phải thay lại bằng cái mới. Chiều cao xây chuồng là 50cm. Phần bên trên mua lưới về, dùng 10cm để lưới âm dưới đất, 50cm còn lại để lưới bao quanh bên trên. Lưới B40 chỉ có 1m2 nên khi mua về bà con cần cắt làm đôi để tiện thi công hơn. Dùng gạch đỏ xếp thành từng hàng nhỏ dưới đất để rắn mối nằm phơi nắng hoặc có nơi để trú nấp, phải để gạch sát nhau để rắn mối không bị mắc kẹt dưới đó. Bố trí máng ăn, máng nước đầy đủ. Khi trời chuyển sang mùa lạnh cần trang bị thêm đèn sợi đốt để rắn  mối không bị lạnh dễ phát triển nhanh.

Cách thứ 2: lớp nền được làm bằng xi măng, tuy nhiên cách này ít được sử dụng hơn, gây tốn nhiều chi phí. Chiều cao là 50cm, diện tích là 1000con/ 6m2. Dùng gạch đỏ xây xung quanh chuồng, dùng gạch bông úp xung quanh, phía dưới nền đổ một lớp xi măng mỏng, phần mái cũng giống như cách thứ nhất. Dùng cây gỗ hay tấm ván làm giả chỗ núp cho rắn mối sẽ giúp bà con dễ vệ sinh chuồng hơn. Lưu ý: hiện nay, rất nhiều người dùng ống nhựa đặt âm xuống đất để làm chỗ trú ẩn cho rắn mối nhưng cách làm đó hoàn toàn sai! Làm như vậy thì rắn mối sẽ ở luôn trong đó khi nào đói lắm mới ra ngoài vì rắn mối rất sợ con người. Khó vệ sinh chuồng trại, không quan sát được tình hình bệnh của rắn mối. Rắn mối không ăn sẽ bị sút kg và không đạt chất lượng. Rắn mối đi phân ra bên ngoài ống và trú trong đó, phân sẽ dính lên da, dần dần sẽ gây bệnh nên cần tránh việc đặt ống vào bên dưới chuồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *