Chế độ dinh dưỡng.

Để thỏ phát triển tốt nhất, người nuôi cần cung cấp đầy đủ thức ăn và điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo thỏ được hấp thu tất cả các loại chất dinh dưỡng.

Có 2 nguồn thức ăn chính cho thỏ:

Thức ăn thô: là các loại thức ăn có tỷ lệ nước ít nhưng tỷ lệ chất xơ cao như các loại cỏ, rau củ quả.

Thức ăn tinh: là các loại thức ăn ít nước, ít chất xơ nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác.

Tuy thỏ là loài động vật ăn những loại thức ăn chứa nhiều chất xơ nhưng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho thỏ lớn nhanh và đẹp thì người nuôi cần cân đối dinh dưỡng cho thỏ bằng cách bổ sung những loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng (đạm, tinh bột, khoáng chất) thông qua các loại cám dành riêng cho thỏ.

Chế biến thức ăn cho thỏ

Thức ăn thô cần phải đảm bảo cắt ở những nơi vệ sinh, không nhiễm độc. Chỉ nên cắt thức ăn thô khi trời nắng ráo, trời mưa không nên cắt vì thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Thức ăn sau khi cắt về thì rửa lại sạch sẽ rồi phơi héo (đặc biệt đối với những loại thức ăn tươi nhiều nước để phòng trường hợp thỏ ăn vào bị vấn đề về đường tiêu hóa). Đối với các loại cỏ thì nên cắt lúc sắp ra hoa để cỏ chứa nhiều dưỡng chất nhất.

Thức ăn tinh: đối với các loại thức ăn tinh mà hạt to hoặc cứng thì người nuôi có thể nghiền nhỏ cho thỏ dễ ăn. Nên kết hợp với nhiều phụ phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhất cho thỏ phát triển.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con thỏ thịt thả vườn, sinh sản tốt

Khẩu phần ăn

Để thỏ phát triển đẹp nhất thì cần chú ý đến khẩu phần ăn của thỏ. Khẩu phần ăn cần được cân đối hợp lý để bảo bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho từng loại thỏ khác nhau. Dưới đây là gợi ý về khẩu phần ăn của thỏ, người nuôi có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, tình trạng của thỏ:

Trọng lượng thỏ Tinh hỗn hợp và ngũ cốc

(gram/con/ngày)

Cỏ

(gram/con/ngày)

Rau củ quả

(gram/con/ngày)

Thức ăn khác

(gram/con/ngày)

0,5 – 1kg 20-30 60-130 20-45 10-15
1-2kg 70-120 200-300 25-50 25-35
2-3kg 120-150 300-400 70-100 30-40

♦ Cho thỏ ăn đúng giờ để hệ tiêu hóa của thỏ quen dần và hoạt động tốt hơn, hấp thu được nhiều dưỡng chất.

♦ Cung cấp đầy đủ nước cho thỏ giúp thúc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình trao đổi chất trong cơ thể của thỏ.

Phòng bệnh

Để thỏ phát triển tốt và đẹp nhất thì việc phòng bệnh là yếu tố rất quan trọng. Bởi nếu thỏ bị bệnh thì sẽ kém phát triển hơn những con thỏ còn lại.

Để phòng bệnh cho thỏ cần chú ý:

♦ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ khử khuẩn để ngăn ngừa, loại bỏ các vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây bệnh cho thỏ.

♦ Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo chất lượng.

♦ Tiêm phòng đầy đủ, đúng liều lượng, thời gian để ngừa bệnh cho thỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *