Về quy trình nuôi và kỹ thuật chăm sóc đối với rắn mối thương phẩm và rắn mối lấy thịt thì chắc hẳn ai cũng biết được sơ qua về quy trình này rồi phải không ạ. Muốn nuôi rắn mối lớn thì trước hết phải biết cách chăm sóc rắn mối con để không phải tốn nhiều chi phí học thêm quy trình nuôi rắn mối con. Sau đây, là một vài kỹ thuật và cách nuôi rắn mối mẹ trong thời kỳ sinh sản và những chú rắn mối con mới vừa sinh ra đời. Mọi người có thể tham khảo và học hỏi thêm kinh nghiệm để giúp cho đàn rắn mối con nhà mình phát triển tốt và nhanh trưởng thành.

Chọn vị trí xây chuồng cho rắn mối con

Lựa chọn nơi đặt chuồng có không khí thoáng đãng, không bị ô nhiễm môi trường, nơi vắng người hoặc ít người qua lại vì rắn mối rất sợ đám đông. Đặt chuồng ở nơi không bị trũng nước vì mưa có thể bị ngập nước, rắn mối dễ phát sinh bệnh.

Rắn mối con

Cách xây chuồng nuôi rắn mối con

Vật liệu làm chuồng: Chuồng được làm bằng xi măng, gạch đỏ và gạch bông. Tuy nhiên, để tiết kiệm được chi phí thì bà con có thể dùng tấm bạt, lưới thép hoặc lưới b40, mái tôn.

Cách làm chuồng: Bà con xây chuồng theo kích thước cứ mỗi 1000 con rắn mối con nuôi được trong 4m2. Vì rắn mối con còn nhỏ nên diện tích nuôi không cần nhiều, rắn mối chủ yếu chỉ núp trong bụi rậm, cây gỗ nên ít vận động nhiều. Dùng gạch xây lên thành từng ô theo diện tích, tiếp đến dùng gạch bông úp phía trong để rắn mối không bò ra ngoài, phần nền để nguyên nền đất và rải thêm một lớp rơm mỏng. Dùng lưới thép bao bên trên, để 10cm lưới âm dưới đất, 50cm còn lại dụng lên theo chiều định sẳn, dùng tôn che chắn kĩ lưỡng để không để mưa bắn vào. Để tiết kiệm chi phí, bà con có thể dùng tấm bạt thay bằng úp gạch bông, làm như vậy rắn mối không bò ra được. Tuy nhiên, cách này có độ bền kém, chỉ sử dụng được khoảng 2 tháng và cần phải thay tấ bạt thường xuyên. Tiếp đến, vì là rắn mối con khó kiếm được thức ăn nên bà con xây một cây rơm chính giữa chuồng, một phần để các loài côn trùng, sâu bọ chui vào rắn mối có thể tự kím được thức ăn, một phần dùng để làm hang ổ cho rắn mối trú vào. Cách này áp dụng cho chuồng nuôi có mật độ diện tích chuồng lớn.

Thức ăn cho rắn mối con

Rắn mối mới vừa sinh ra chưa ăn được nhiều hay vận động mạnh, cơ thể rắn mối còn khá yếu. Chúng chỉ ă được các loài côn trùng hay sâu bọ nhỏ như kiến, dế, mối con. Sau dần dần lớn lên thì mới cho chúng ăn các loại thức ăn tanh như thịt, cá,… rắn mối còn khá nhỏ nên chỉ ăn được các loại côn trùng có kích thước vừa với miệng. Thức ăn này bà con có thể mua hoặc tự tìm kiếm được cũng không quá khó. Bà con mua sâu non ở các cửa hàng chim cảnh hoặc đến những nơi có hang mối, đào và lựa những con mối nhỏ cho rắn mối ăn. Cho rắn mối ăn 3 lần/ ngày tránh cho rắn mối ăn thức ăn bị hôi, ẩm, mốc.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con rắn mối thương phẩm, sinh sản tốt

Nước uống

Cho rắn mối uống được sạch, có thể pha trong nước vitamin, thuốc đề  kháng để tăng cường được hàm lượng dinh dưỡng cho rắn mối. Máng nước được bố trí khắp nơi xung quanh chuồng. Máng nước được vệ sinh đảm bảo, không để máng bị đóng rong.

Cách nuôi rắn mối con

Khi rắn mối mẹ mang thai và sắp tới ngày sinh, cần tách rắn mối mẹ sang một ô khác để rắn mối được thoải mái, khi đẻ con ra rắn mối đực không ăn thịt và làm hại rắn mối con. Khi trời lạnh cần trang bị đèn sợi đốt để sưởi ấm, không bị lạnh. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng đầy đủ như trộn vào thức ăn hay pha bằng nước uống. Bỏ vào chuồng rơm, trấu để giữ được độ ẩm cho rắn mối. Khi tách rắn mối riêng ra cần dùng vợt để bắt rắn mối, không được dùng tay không, rắn mối còn nhỏ cơ thể mềm. Khi bắt vào dễ bị trầy da, tổn thương như tróc vảy, gãy xương.

Rắn mối con

Bệnh thường gặp ở rắn mối con

Vì mới sinh cơ thể rất yếu nên rắn mối con rất dễ chết. Nếu không biết cách chăm sóc thì khả năng sống sót sẽ rất ít. Rắn mối dễ chết do bị lạnh, thiếu chất dinh dưỡng, bị rắn mối đực ăn thịt. Rắn mối con hay bị bệnh tróc vảy do mật độ nuôi quá chật, di chuyển rắn mối không đúng cách sẽ làm rắn mối bị tróc vảy. Mắc bệnh này sau 2-3 ngày rắn mối sẽ chết.

Cách điều trị

Dùng thuốc Rifampicin bôi trực tiếp lên da của rắn mối, bôi liên tục đến khi nào thấy da của rắn mối khô lại thì ngừng bôi. Nếu như nhiều người không khỏi và lỡ loét ra cần đi đến cơ sở chăn nuôi rắn mối và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng bệnh

Rải vôi trắng xung quanh chuồng khi mới cho rắn mối vào nuôi. Xịt khử trùng thường xuyên. Hạn chế cho người lạ vào chuồng nuôi rất dễ gây bệnh. Theo dõi sức khỏe của rắn mối thường xuyên. Bổ sung thêm khoáng chất đầy đủ cho rắn mối. Máng ăn, nước uống được vệ sinh sạch sẽ. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *