Rắn mối hiện nay đang được nhiều thương lái chọn mua vì thế bà con hiện nay đang đầu tư rất nhiều vào việc chăn nuôi rắn mối để góp phần mang lại thu nhập kinh tế cho gia đình. Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả nhưng không biết qui trình nuôi đúng cách và phòng trị bệnh cho rắn mối. Sau đây, là một vài bệnh thường gặp ở rắn mối và cách phòng bệnh sao cho hiệu quả. Mời mọi người cùng tham khảo cách sau đây:

Bệnh giun sán ở rắn mối

Nguyên nhân bị bệnh: Bệnh này thường hay gặp và rất phổ biến trong nuôi rắn mối nhưng không gây thiệt hại lớn và dễ chữa khỏi. Nguyên nhân do rắn mối ăn quá nhiều thức ăn thừa, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không tẩy giun định kỳ cho rắn mối.

Triệu chứng: Rắn mối bỏ ăn, lờ đờ, vận động kém.

Cách điều trị: Cho rắn mối uống thuốc tẩy giun định kỳ, dùng thuốc sổ giun bịch màu vàng pha cùng với thức ăn hoặc nước uống với liều dùng 1 gói/ 1000 con.

Phòng bệnh: Nên làm chuồng bằng nền đất, nền xi măng rắn mối dễ mắc bệnh hơn. Khử trùng chuồng trại thường xuyên bằng thuốc khử khuẩn hoặc dùng vôi trắng rải xung quanh chuồng. Để rắn mối phơi nắng, làm chuồng theo hướng mặt trời chiếu vào. Mật độ nuôi phù hợp cứ 1000 con/ 6m2 hoặc rộng hơn càng tốt, không nuôi quá nhiều. Thức ăn phải sạch sẽ, không bị ẩm mốc, thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng. Lựa chọn con giống không bị bệnh, trầy xước da hay ủ rũ, mệt mỏi. Khi phát hiện những con rắn mối mắc bệnh cần tách ra sang một khu vực riêng để không lây lan dịch bệnh.

Bệnh bại liệt ở rắn mối

Nguyên nhân gây bệnh: Do điều kiện môi trường nuôi nhốt không được đảm bảo có thể vì quá chật. Cung cấp không đủ thức ăn cần thiết cho rắn mối như thiếu canxi, vitamin A, B,..

Triệu chứng: Bệnh gây mẫn đỏ nhẹ trên thân rắn mối và lần lần lây lan, phát tán ra nhiều. Rắn bị suy kiệt sức đề kháng do vi khuẩn Aeromonas gây ra.

Cách điều trị: Rải vôi trắng xung quanh chuồng trước khi cho rắn mối vào nuôi để phòng ngừa vi khuẩn hoặc phun khử trùng chuồng trại bằng thuốc Vime Iodine với liều lượng 15ml/ 4 lít nước, bỏ vào bình phun và pha đúng liều lượng.

Rắn mối khỏe mạnh

Phun trực tiếp lên rắn mối: Dùng thuốc Vime Iodine với liều lượng như trên, vừa phun khử trùng chuồng trại vừa phun trực tiếp lên thân rắn mối. Có thể dùng Iodine được dùng cho thủy sản, cách dùng này áp dụng với quy mô lớn, với liều lượng 1l/ 1000m3 nước, pha xong dồn rắn mối vào chỗ đó để rắn mối ngâm mình dưới nước. Khi ngâm xong trong vào nữa tiếng cho thêm 1000m3 vào tiếp và để rắn mối tiếp tục ngâm trong đó (nghĩa là 1l/ 1000m3), cách làm này như vừa để khử trùng chuồng nuôi vừa để khử trùng rắn mối luôn. Khi phát hiện rắn mối bị bệnh cần làm thường xuyên 2 lần/ tuần. Sau đó, nếu thấy bệnh giảm xuống thì 1 tháng/ lần. Sau 1 tuần thì thay nước và tiếp tục làm như vậy mới đạt hiệu quả cao.

Cho rắn mối ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: Không cho rắn mối ăn thức ăn ẩm mốc, sử dụng premix Calphovit để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho rắn mối dùng với 1g/ 10kg thể trọng, dùng để pha với nước uống hoặc trộn với thức ăn, cho rắn mối ăn liên tục trong thời gian 5 ngày. Sau khi hết bệnh thì giảm lại cứ 7 ngày/ lần.

Dùng thuốc với công thức: Doxery 1g/ 6kg+ Vimenro 200 1ml/ 20kg, Doxery 1g/ 5kg+ Vime N33 1g/ 10kg.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con rắn mối thương phẩm, sinh sản tốt

Bệnh no hơi ở rắn mối

Nguyên nhân gây bệnh: Do nhiễm khuẩn đường ruột.

Triệu chứng: Bụng rắn mối căng lên, phình hơi sau 2-3 ngày rắn mối có thể chết vì không tiêu hóa được thức ăn. Bệnh này rắn mối rất nhanh chết. Khi cầm rắn mối lên thì quan sát được nước chảy ra ở hậu môn, da căng bóng, miệng lúc nào cũng có chất nhờn chảy ra.

Rắn mối khỏe mạnh

Cách điều trị: Dùng thuốc Pharmalox để pha trộn với thức ăn, nước uống hoặc có thể tiêm trên rắn mối theo công thức như trên bịch thuốc đã ghi, bà con cứ áp dụng theo công thức như vậy. Ngoài ra, khi mới phát hiện bệnh mới xảy ra thì cho rắn mối uống Pharmalox để giúp cho rắn mối giảm đau, phình bụng ít. Sau đó cho rắn mối uống Pharbiozym hoặc Pharselenzym với liều lượng 2g/ 10kg/ ngày, cho rắn mối uống liên tục trong 6 ngày. Sau 1 thời gian nếu thấy giảm bệnh thì cho rắn mối uống giảm lại. Nếu thấy rắn mối không khỏi bệnh thì phải cho rắn mối uống theo thuốc và làm theo cách điều trị của bác sĩ.

Phòng bệnh: Dùng vôi hoặc thuốc xịt khử trùng để khử trùng chuồng trại. Khi phát hiện rắn mối bị bệnh cần tách riêng ra một chuồng riêng để bệnh không lây lan nhiều. Cho rắn mối uống thuốc đúng liều lượng theo cách như trên. Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, máng nước, thức ăn phải được vệ sinh an toàn để rắn mối không bị nhiễm bệnh.

Bệnh tróc vảy phần lưng ở rắn mối

Nguyên nhân gây bệnh: Do mật độ, diện tích chuồng không làm theo đúng kích thước, chuồng quá chật, không vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Nguyên nhân quan trọng nhất đó chính là làm nền bằng xi măng, nhiệt độ nóng, không giữ ẩm được khiến rắn mối dễ bị tróc da.

Triệu chứng: Rắn mối bỏ ăn, mệt mõi, không hoạt động nhiều như trước, phần vảy ở lưng bị tróc, cơ thể rắn mối mềm nhũng. Sau 2-3 ngày rắn mối sẽ bị chết.

Cách điều trị: Dùng thuốc kháng sinh Rifampicin, dùng để bôi lên phần da bị tróc của rắn mối. Bà con cần bôi thường xuyên liên tục đẻ rắn mối nhanh khỏi bệnh. Cho rắn mối ăn điều độ, bổ sung các khoáng chất. Nước uống được pha trộn với viatmin A,C để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho rắn mối, giúp rắn mối không cắn phá nhau.

Cách phòng bệnh: Xây dựng chuồng nuôi rộng rãi, thoáng mát. Khử trùng, tiêm vaccine đầy đủ theo đúng lịch trình, bổ sung thêm thức ăn cho rắn mối. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình hằng ngày của rắn mối.

Rắn mối khỏe mạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *