Dê là một loài gia súc hiền lành, dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí chăm sóc. Dê được nuôi hầu hết ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Dê rất thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta, có đồi núi thuận tiện trong việc chăn thả. Sau đây, là một số tập tính và đặc điểm sinh học của dê, bà con có thể tham khảo và biết cách chăm sóc đàn dê trong nhà mình.

Tập tính chạy nhảy, ăn uống, bầy đàn

Để dê có thể sinh trưởng, phát triển tốt hơn so với các loại dê nuôi bình thường thì bà con cần biết cách chăm sóc, hiểu rõ về tập tính ăn uống, chạy nhảy, bầy đàn vì những yếu tố này giúp người chăn nuôi có được năng suất cao, đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

Như đã biết, dê ăn được các loại thức ăn thô xanh như cỏ, voi, lá cây, khoai lang, sắn, lá mít và chuối. dê là loại ăn tạp, có thể ăn được rất nhiều các loài thức ăn khác nhau, trâu, bò không ăn được nhưng dê vẫn có thể ăn. Những loại lá cây, rau củ mới lạ giúp chúng kích thích được vị giác nên dê ăn được nhiều hơn, chúng thường rất tò mò và hay tìm các loại thức ăn mới để ăn.

Dê có khả năng chịu khát giỏi hơn trâu, bò, chúng sử dụng nước rất tốt nên thường thấy ở những vùng khí hậu khô hạn, thiếu nước bà con thay vì nuôi bò thì sẽ chuyển sang nuôi dê. Ngoài ăn các loại thức ăn lá cây dưới đất, dê còn trèo đứng hẳn trên cây để lựa chọn các thức ăn mình ưa thích. Dê có đặc điểm linh hoạt, môi mỏng, chân dài nên có khả năng đứng bằng hai chân sau để lấy thức ăn. Dê rất thích ăn các lá cây non nên vì thế chúng thường đứng lên cao để ăn thức ăn ngon. Độ cao phù hợp mà dê thích ăn nhất là từ 0,5-1m, cỗ dê ngắn mỗi khi ăn chúng ăn phải nằm xuống mặt đất mới ăn được. Các loại cỏ mọc trên mặt đất dê rất khó ăn. Ngoài ra, khi trời mưa làm thức ăn bẩn dê không ăn. Nên việc chăn thả giúp dê giảm được stress ngoài ra còn giúp chúng tìm được thức ăn tự nhiên mà chúng yêu thích.

Dê có tính tò mò, nhanh nhẹn, rất thích chạy nhảy hoạt động và linh hoạt trong tìm kiếm thức ăn. Mỗi ngày, dê có thể đi bộ và chạy nhảy khoảng 15km. Tai dê rất thính nên chúng rất nhạy cảm với tiếng động.

Dê có tập tính bầy đàn, nên khi bị bệnh dê có khả năng dấu bệnh cao, vẫn đi theo bầy đàn, đến khi ủ bệnh lâu, không còn đi được nữa, kiệt sức thì mới thôi. Chính vì thế, khi chăn thả hoặc nuôi nhốt bà con cần chú ý quan sát thật kỹ tình hình của dê hàng ngày nhằm sớm phát hiện bệnh tật và có cách chữa trị bệnh kip thời để mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi bình thường dê rất nhát và sợ đám đông nhưng khi gặp nguy hiểm dê rất hung hăng và tỏ ra nguy hiểm khi gặp đối thủ.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dê thương phẩm, sinh sản tốt

Đặc điểm tiêu hóa thức ăn

Dạ dày của dê có câu tạo 4 túi gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dê là loài gia súc có tập tính nhai lại. Dạ dày cỏ của dê con trưởng thành chiếm 80% dung tích toàn bộ dạ dày. Dê có thể ăn được nhiều loại thức ăn có mùi vị khác nhau như đắng, cay, ngọt mà các loại gia súc khác không thể ăn được như lá xà cừ, lá liễu,… hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê khá phát triển và phong phú cả về chủng loại và rất khác biệt so với các loài động vật khác như trâu, bò… trâu, bò không có khả năng ăn được nhiều loại thức ăn có mùi vị khác.

Dạ cỏ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của gia súc nhai lại, dạ có có tác dụng lên men thức ăn và cho dê nhai lại phần thức ăn đó. Các vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển mạnh và sản sinh ra nhiều là nhờ vào điều kiện thuận lợi của môi trường: nhiệt độ từ 38-40 độ C, độ ẩm 90%, nồng độ oxi nhỏ hơn 1%, dạ cỏ yếu nên thức ăn ngưng lại ở dạ cỏ lâu góp phần cung cấp được chất dinh dưỡng cho vi sinh vật.

Môi trường bên trong dạ cỏ có độ pH từ 6,5-7,5 (môi trường trung tính), tương đối ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Việc giữ cho môi trường ổn định và trung tính là nhờ vào sự trung hòa của axit nước bọt. Cũng như đối với các loài động vật nhai lại như trâu, bò thực ra là cung cấp và tạo điều kiện tốt nhất để vi sinh vật trong dạ cỏ được phát triển mạnh.

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của dê

Sự sinh trưởng, phát triển của dê cũng được tuân thủ theo từng giai đoạn cũng giống như các loài gia súc khác như trâu, bò. Các giai đoạn đó được chia thành từng loại khác nhau bao gồm giai đoạn: giai đoạn bào thai, giai đoạn sơ sinh, giai đoạn dê non và giai đoạn dê trưởng thành. Mỗi giai đoạn có một quy trình, cách chăm sóc cũng như khẩu phần chất dinh dưỡng cũng khác nhau.

Sự sinh trưởng, phát triển nhanh chậm của dê theo từng giai đoạn còn tùy thuộc vào con giống, điều kiện chăn nuôi, khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng, yếu tố môi trường, điều kiện chăn thả. Giai đoạn từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi, lúc này cường độ sinh trưởng đạt mức cao nhất, bà con cần đảm bảo cho dê uống đủ sữa mẹ để dê con nhanh phát triển. Tiếp đến, là giai đoạn từ 3 đến 12 tháng. Dê đực luôn phát triển nhanh hơn dê cái, trọng lượng cũng nhiều hơn. Từ sau 12 tháng trở đi, lúc này dê trong giai đoạn trưởng thành, cướng độ sinh trưởng của dê cũng giảm dần cho đến lúc trưởng thành. Sau đây, là cân nặng của dê thay đổi theo thời gian như sau:

♦ Cân nặng dê từ lúc mới sinh đến 3 tháng nặng từ 1,5- 4kg.

♦ Cân nặng dê từ 3 tháng nặng 6-12kg.

♦ Cân nặng dê từ 6 tháng nặng 15-21kg.

♦ Cân nặng dê từ 12 tháng nặng 22- 30kg.

♦ Cân nặng dê từ 18 tháng nặng 40kg.

Giai đoạn từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi, giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, cho dê ăn từ 90-120gr/con/ngày.

Từ giai đoạn tiếp theo đến 12 tháng tuổi, khẩu phần ăn của dê là 70-110gr/ con/ ngày.

Giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi, cường độ sinh trưởng của dê giảm đến mức còn 20-30gr/ con/ ngày.

Giai đoạn cuối cùng khả năng sinh trưởng của dê cũng giảm theo, khối lượng từng con cũng thay đổi không rõ ràng và tùy vào mỗi con.

Đặc điểm sinh sản, tiết sữa

Dê có khả năng sinh sản và biết cách chăm sóc con của mình tốt hơn các loài gia súc như trâu, bò, lợn. Dê được phối giống lần đầu tiên lúc 8-10 tháng và đẻ lứa đầu tiên lúc 14 tháng.

Thời gian động dục của dê kéo dài lên đến 3 ngày, chu kỳ động dục từ 19-21 ngày. Trong giai đoạn này bà con cần thăm chuồng, quan sát kỹ tập tính của dê để dê không bị trễ ngày và tránh mất thời gian khi để chuyển sang đợt sau. Thời gian động dục của dê nhanh hơn bò, thông thường thời gian của bò là 24 giờ. Nhưng tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, điều kiện chăn nuôi và cơ địa mỗi con mà thời gian động dục chỉ có 2 ngày. Dấu hiệu nhận biết dê cái động dục: dê thường kêu la rất nhiều, bỏ ăn, âm hộ sưng đỏ lên và chảy nước nhờn, nhảy lên lưng của con dê khác. Thời gian dê mang thai kéo dài đến 5 tháng. Nếu dê đang trong giai đoạn cho tiết sữa thì khả năng sẽ giảm đi một nữa so với những ngày thường.

Các tuyến sữa của vú có cấu tạo theo dạnh chùm, phân chia thành từng thùy. Mỗi thùy được chia thành nhiều tuyến sữa. Các cấu tạo của sữa được tổng hợp trong tuyến vú từ các chất do máu cung cấp đến. Để sản sinh ra 1 lít sữa thì cần ít nhất 500 lít máu đi qua tĩnh mạch của vú. Năng suất sữa dê tiết ra trung bình 0.7-1,5 lít/ ngày. Nếu dê được đảm bảo đủ chất dinh đưỡng thì mỗi con có thể tiết ra lên đến từ 2-2,5 lít/ ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *