Sau đây là một số bệnh thường gặp và cách chữa trị các bệnh thường mắc phải ở cá mè trắng. Mọi người cần nắm rõ kỹ thuật chăm sóc sau để đem lại được hiệu quả tốt nhất.

Bệnh đóng dấu:

Hay còn có tên gọi khác là bệnh nát da.

Nguyên nhân: do vi khuẩn đơn bào khí dạng chấm.

Triệu chứng mắc phải: Cá bỏ ăn, ốm yếu. Bệnh thường xuất hiện ở hai bên hậu môn của cá. Bên ngoài da có nỗi hột, lên ban đỏ, vảy bị rớt ra, khi sờ vào thì thịt bỡ và nát ra. Xung quanh chỗ bệnh xuất hiện ban đỏ và vì đó người ta gọi là bệnh đóng dấu. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa hạ hoặc thu, khả năng lây lan rất cao, cá nhỏ, cá lớn đều có khả năng bị rất cao. Nhiệt độ để bệnh đóng dấu phát triển nhanh là từ 30-32 độ C.

Phương pháp ngăn ngừa bệnh: Rắc vôi bột vào ao trước khi thả cá vào nuôi để tránh được vi khuẩn. Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao cần thay nước thường xuyên để nước không bị nóng. Khi thấy cá có triệu chứng bị bệnh  dùng odium dichloroisocyanurate 20% hoặc sodium dichloroisocyanurate 30% sử dụng 1 lần từ 1 – 1,5g/mét khối để xử lý hoặc đem đến bác sĩ chuyên về cá để chữa trị kịp thời.

Kỹ thuật cách nuôi cá mè trắng giống, thương phẩm lớn nhanh nhất

Cách điều trị: để điều trị bệnh đóng dấu ở cá mọi người cần dùng dung dịch bromoamine benzene với liều lượng dùng 1 lần 0,25g/mét khối. Cứ 3 ngày nên xả ao 2 lần theo công thức trên để ngăn ngừa được bệnh hiệu quả.

Bệnh trắng da:

Nguyên nhân: Khi kéo lưới, vận chuyển không cẩn thận làm cho thân cá bị tổn thương chính vì thế đã góp phần làm vi khuẩn lây lan.

Triệu chứng: Đầu đuôi cá xuất hiện chấm trắng nhỏ. Về sau bệnh lây lan rất nhanh từ thân mặt đến lưng, kết quả làm nửa phần sau của cá thành màu trắng, có thể lây lan khắp thân cá.

Thời điểm bệnh lây lan nhanh: Bệnh trắng da ở cá mè trắng thường lây lan mạnh nhất tháng 6 đến tháng 8. Bệnh này xuất hiện nhiều ở cá giống với tỷ lệ chết đến 50%. Chỉ trong vòng 2 đến 3 ngày, bệnh này có thể lây lan khắp ao. 

Cách phòng bệnh: mọi người cần khử trùng cho ao, cải thiện chất lượng nước, đảm bảo môi trường sinh thái ở trong ao tốt nhất. Ngoài ra, bà con cũng nên tuân thủ quy trình thao tác kỹ thuật nuôi cá để tránh làm cá bị tổn thương. Nên dùng vôi trắng hay các loại như sodium dichloroisocyanurate 30%, hoặc chlorine dioxide 8% lượng dùng 1 lần từ 1 – 1,5g/mét khối để xả toàn ao nuôi theo định kỳ 10 ngày dùng 1 lần.

Cách điều trị: Khi cá mắc bệnh nên dùng Bromine benzene với liều lượng 1 lần 1 đến 1,5mg/mét khối, hòa loãng với nước rồi cho xuống ao. Cứ 3 ngày thì xả 1 lần, dùng liên tục thường xuyên 2 đến 3 lần để đảm bảo hiệu quả đem lại tốt nhất.

Bệnh sán móc (bệnh giun kim, bệnh há miệng)

Triệu chứng: Sán móc ký sinh ở bên ngoài thân cá, vây và xoang miệng. Đầu sán ký sinh sống trong thịt cá hay dưới vảy với mục đích hút chất dinh dưỡng của cá để sống. Khi sán ký sinh nhiều sẽ gây tình trạng bệnh ở cá. Biểu hiện cá ăn kém, bơi chậm đến khi chết. Nếu để ý kỹ bà con sẽ thấy thân con sán dạng kim, tựa như xâu kim vào thân cá.

Thời điểm phát bệnh: Nhiệt độ sán phát bệnh từ 12 đến 33 độ. Phổ biến nhất là từ 20 đến 25 độ C. Ở thời điểm ấu trùng sán móc ở trong nước đạt lượng lớn thì tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh sẽ tăng cao, kết quả làm cá chết hàng loạt. Thời điểm từ tháng 4 đến tháng 11 thì bệnh sẽ vô cùng nghiêm trọng. Bệnh thường gặp ở cá còn nhỏ.

Phòng bệnh: Nên sử dụng vôi bột để làm sạch vi khuẩn ở đáy ao, tiêu diệt sán lớn và trứng sán ở trong nước. Bên cạnh đó nên khử trùng tán trộn với thức ăn cho cá với mỗi kg thức ăn cho thêm 0.2g và dùng liền 2 ngày, mỗi ngày nên dùng thuốc từ 1 đến 2 lần.

Điều trị: Nên sử dụng cyanide chloride lanester với liều lượng sử dụng 0,03 ml/mét khối. Khi dùng phun 1 lần rồi sau 24 giờ hãy sử dụng sodium dichloroisocyanurate với liều lượng dùng 1 lần từ 0,2 đến 0,33g/mét khối để xả toàn ao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *