Gà thả vườn tuy cũng được nuôi theo dạng công nghiệp nhưng khi nuôi thả vườn thịt gà sẽ dai và ngon hơn và thị trường tiêu thụ nhanh hơn. Hiện nay mô hình chăn nuôi gà thả vườn đang được áp dụng ở rất nhiều địa phương và mang lại nguồn thu nhập kinh tế ổn định. Chăn nuôi gà thả vườn không khó nhưng cũng không hề dễ vì vậy bà con phải tìm hiểu thật kỹ và nắm vững các kỹ thuật chăn nuôi cũng như phòng bệnh. Để giúp được phần nào cho bà con hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức về kỹ thuật nuôi gà thả vườn cần những gì? Mời bà con tham khảo.

Chuẩn bị cơ sở vật chất để nuôi gà

Xây dựng chuồng trại

Vị trí làm chuồng trại nên cao ráo và thoáng mát, tránh ngập úng và hướng chuồng làm sao phải che chắn được nắng chiều và đón nắng sớm là tốt nhất. Chuồng nuôi gà thả vườn phải được bao bọc bằng tường xây hoặc lưới b40. Đối với chuồng ngủ về đêm cho gà phảm đảm bảo diện tích ít nhất là 1 con/m2.

Chuẩn bị máng ăn máng uống cho gà

Khi gà mới nở từ 1 đến 3 ngày tuổi thì chưa cần đến máng ăn nhưng từ 5-15 ngày tuổi cần chuẩn bị máng ăn cho gà con. Sử dụng máng ăn treo cho gà từ 15 ngày tuổi trở lên. Đối với máng uống cần đảm bảo số lượng thích hợp với đàn gà muốn nuôi và đặt xen kẻ với các máng ăn và kiểm trat hay nước thường xuyên.

Chuẩn bị lồng úm cho gà con

Lồng úm gà con tùy vào vị trí và diện tích lắp đặt mà bà con thiết kế lồng úm có kích thước phù hợp. Lưới lồng úm phải đảm bảo kín để gà con không bị tấn công từ những con vật khác và phải có đèn sưởi. Lồng úm gà bà con nên thiết kế cách mặt đất khoảng 50cm.

Chuẩn bị giàn đậu cho gà

Gà thường có tập tính ngủ trên cao để tránh kẻ thù và bào vệ đôi chân khỏi sự ẩm ướt của mặt đất để phòng bệnh vì thế bà con nên thiết kế một số giàn đậu cho gà. Giàn đậu cho gà nên đặt cách mặt đất tối thiểu là nữa mét, có thể sử dụng lưới hoặc các thanh gỗ vuông. Tránh làm những cây gỗ tròn và có độ trơn như tre sẽ làm gà rất khó đứng vững. Khoảng cách giữa cách thanh gỗ từ 30-40cm để giữ khoảng cách phù hợp giữa các con gà và tránh tình trạng ỉa phân lên mình nhau hoặc cắn nhau.

Chuẩn bị nơi tắm cát cho gà

Chắc hẳn đã không ít người nhìn thấy những con gà bươi bới các đống tro rác và chà cọ mình vào đó rồi rỉa lông, vỗ cánh, đó chính là sở thích tắm cát của gà. Vì vậy khi chăn nuôi gà thả vườn bà con cần xây dựng các bể tắm cát trong khuân viên của chuồng để cho gà tắm. Bể tắm cát tất nhiên là phải cho cát vào và bà con đổ thêm một ít trọ bếp lên trên để gà tắm. Dân gian có câu “chó ăn đá gà ăn sỏi” nên khi tắm cát gà sẽ ăn những hòn sỏi đá để giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn.

Chuẩn bị bãi chăn thả

Đối với gà nuôi thả vườn thì yếu tố quan trọng quyết định chất lượng độ săn chắc của thịt đó là phải có bãi chăn thả để lại di chuyển nhiều hơn. Ở bãi chăn thả nên có một số cây cối nhỏ để tạo bóng râm, nếu có cỏ thì càng tốt. Trong bãi chăn thả bà con nên chuẩn bị thêm một ít máng ăn và máng uống cho gà.

Kỹ thuật chọn giống gà

Một số giống gà phổ biến hiện nay được nhiều bà con chọn chăn nuôi đó là gà Tàu Vàng, gà Đông Tảo, gà Lương Phượng, giống gà nòi, gà Tam Hoàng,..

Kỹ thuật chọn mua gà con giống

Yếu tố đầu tiên khi chọn gà con giống là chọn đàn gà đồng đều về trọng lượng. Tiếp theo là chọn những con nhanh nhẹn, di chuyển hoạt bát, chân không bị khô, mắt sáng không đục, lông bông, chân to khỏe, bụng gọn khộng xệ.

Kỹ thuật chọn gà đẻ

Đối với gà đẻ không nên chọn những con quá gầy cũng không nên chọn những con quá mập, gà khaongr 5 tháng tuổi với trọng lượng cơ thể từ 1,5kg đến 1,7kg là Ok. Nên chọn những con có đầu nhỏ, mỏ ngắn, mồng to đỏ tươi và đều. Hậu môn hơi rộng, có màu hồng tươi và ẩm ướt. Khung xương chậu rộng khoảng 2-3 ngón tay ướm vào là tốt.

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn

Bà con cần chú ý khi mua gà con và vận chuyển về chuồng trại của mình thì nên di chuyển vào chiều mát hoặc sáng sớm. Sau khi cho gà vào lồng úm bà con pha nước với Electrotyle hoặc Vitamin C cho gà uống và chỉ cho gà ăn tấm hoặc bắp nghiền nhỏ. Sau ngày thứ 3 trở đi mới trộn và cho gà làm quen với thức ăn công nghiệp.

Khi gà được một tuần tuổi  thì trộn thuốc cầu trùng cho gà ăn. Thay giấy lót chuồng, vệ sinh máng ăn máng uống sạch sẽ và thường xuyên theo dõi đàn gà nếu phát hiện thấy con nào có triệu chứng mệt mỏi và ủ rụ thì bắt ra cách ly ngay.

Luôn đảm bảo nhiệt độ sưởi ấm thích hợp cho gà ở giai đoạn này, để tăng hoặc giảm nhiệt độ cho gà bà con chỉ cần hạ thấp hoặc treo cao bóng đèn lên là được. Cách nhận biết nhiệt độ trong chuồng đã thích hợp chưa như sau: nếu thấy gà tụ tập xung quanh bóng đèn có nghĩa là gà đang bị lạnh, nếu tản xa bóng đèn là nhiệt độ quá cao, gà hay núp ở các góc chuồng là bị gió lùa, đi lại ăn uống và giữ khoảng cách đồng đều là bình thường.

Nguồn thức ăn cho gà

Nguồn thức ăn cho gà từ khi gà còn nhỏ đến khi gà trưởng thành bao gồm: Tấm, cám, bắp, thóc, giun, cỏ, chuối cây,… Tùy vào mỗi độ tuổi mà cho gà ăn loại thức ăn khác nhau với sô lượng khác nhau nhưng phải luôn đảm bảo nguồn thức ăn sạch và giàu chất dinh dưỡng. Thường xuyên kiểm tra máng thức ăn và điều chỉnh lượng thức ăn cũng như vị trí máng ăn sao cho cân đối với sự phát triển của đàn gà.

Vệ sinh và phòng bệnh cho gà

Khi gà được 1 tuần tuổi thì trộn thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà ăn, khi lớn hơn thì cần tiêm vacxin phòng bệnh. Việc phòng bệnh cho gà tốt nhất là luôn giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống sạch cho gà. Thường xuyên phát quang chuồng trại và không để chuồng trại ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển.

Trên đây là toàn bộ quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà từ nhỏ đến lớn, từ khâu chọn giống đến thiết kế chuồng trại và phòng bệnh như thế nào tốt nhất. Hy vọng với những thông tin cơ bản trên có thể giúp ích được phần nào đó cho bà con đang tìm hiểu và chuẩn bị bắt tay vào mô hình chăn nuôi gà thả vườn áp dụng thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *