Chăn nuôi gia súc gia cầm là một trong những công việc giúp kiếm thêm thu nhập cho nhiều nông dân ở các vùng quê. Đối với những trang trại chăn nuôi lớn thì người quản lý chắc chắn sẽ nắm được những kiến thức nhất định về loại gia súc gia cầm mà mình chăn nuôi. Còn đối với bà con nuôi với quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình và những người mới bắt đầu muốn phát triển kinh tế nhờ chăn nuôi gia súc gia cầm thì những kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm chắc chắn sẽ còn rất hạn chế. Vì vậy hôm nay bài viết này muốn chia sẻ đến bà con một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm để bà con có thể vận dụng tốt trong quá trình chăn nuôi của mình giúp đạt hiệu quả cao nhất.

Kỹ thuật chăn nuôi gia súc

Một số loại gia súc được bà con chăn nuôi phát triển kinh tế phổ biến tại nước ta đó là Trâu, Bò, Lợn, Thỏ,.. Với mỗi loài có một phương pháp chăn nuôi và phòng chữa bệnh khác nhau. Sau đây là một số phương pháp giúp bà con chăn nuôi gia súc hiệu quả.

Kỹ thuật nuôi heo giống và heo con

Chuồng trại: Xây dựng chuồng nơi thoáng mát, cao ráo và sạch sẽ che chắn được mưa gió và thờ tiết rét. Chuồng trại nên xây dài theo hướng Đông – Tây để tránh nắng chiều tiếp xúc trực tiếp quá nhiều đến chuồng trại. Nền chuồng có độ nghiêng vừa phải, tránh tình trạng trơn trợt. Thiết kế máng ăn máng uống ở vị trí phù hợp. Vòi nước uống tự động thường được lắp ở các góc chuồng, có rãnh thoát phân và dẫn phân đi xa cách chuồng trại ít nhất 5m, thải xuống hầm kín càng tốt. Đa phần chuồng nuôi heo giống và heo con hiện nay được thiết kế bằng lồng sắt giúp tiết kiệm diện tích và cho hiệu quả cao, bà con có thể tham khảo ở một số chuồng trại tiên tiến.

Chọn heo giống: Heo được chọn làm giống phải đạt độ tuổi từ 7-8 tháng tuổi, nên chọn những con có thân dài, chân thẳng, háng rộng, vai và mông nở âm hộ phát triển tốt. Đặc biệt với heo giống phải nhìn vú, hai hàng vú phải thẳng hàng và phân bố đều đặn, hai hàng vú càng gần nhau càng tốt và nên chọn những con có từ 12 vú trở lên. Để tránh tình trạng heo mẹ cắn con và ham con dẫn đến nguy hiểm cho người chăn nuôi thì nên chọn những con hiền lành.

Kỹ thuật phối giống heo: Cách nhận biết heo tới ngày phối giống đó là heo sẽ cắn phá chuồng trại, ăn ít đi hoặc có thể bỏ ăn và thường xuyên kêu la inh ỏi, có biểu hiện nhảy lên lưng heo khác và âm hộ sưng đỏ có nước nhầy chảy ra. Heo lên giống từ 3-5 ngày tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất bà con nên chọn phối vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 kể từ khi heo bắt đầu chịu đực. Có 2 cách phối giống đó là cho heo đực nhảy trực tiếp hoặc người nuôi phối bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Để đảm bảo heo đậu 100% bà con nên phối 2 lần cách nhau khoảng 6 tiếng.

Kỹ thuật nuôi heo giống đang mang thai: Nếu sau khoảng thời gian từ 18 đến 20 ngày mà heo không có biểu hiện đòi đực lại thì tức là heo đã mang bầu. Heo mang thai trong vòng 114 ngày và để dễ nhớ bà con thường tính là 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày và ngày sai lệnh trên dưới 3 ngày.

Trong khoảng thời gian 2 tháng đầu mang thai hạn chế làm heo giật mình và không nên cho heo di chuyển nhiều. Luôn đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ cho heo và tăng cường thêm rau xanh trong thời gian này. Sắp đến ngày sinh thì giảm lượng thức ăn lại và trong ngày sinh có thể không cho heo ăn để tránh gây tình trạng sốt sữa. Đảm bảo nguồn nước uống sạch sẽ cho heo mẹ trong suốt quá trình mang thai.

Kỹ thuật chăm sóc heo mẹ và heo con: Dấu hiệu nhận biết heo mẹ sắp sinh là hay ỉa và đái thường xuyên, nặn đầu vú thấy có sữa vọt ra, bầu vú căng lên, heo mẹ có biểu hiện rặng từng cơn.

Chú ý trước ngày heo mẹ sinh cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và tắm cho heo mẹ. Khi heo mẹ sinh thì chuẩn bị giẻ lau, chỉ buộc, dao lam, thuốc đỏ. Khi heo con sinh ra thì lập tức bắt ra khỏi chuồng và dùng giẻ lau sạch nhớt ở trong miệng và mũi rồi lau sạch toàn thân, tiếp đến dùng chỉ buộc dây rốn lại rồi tiến hành cắt dây rốn và bôi thuốc vào. Sau đó đặt heo vào những miếng giẻ hay lá chuối khô để giữ ấm cho heo con.

Sau khi heo đẻ xong và xử lý ối cũng như chuồng trại sạch sẽ thì cho heo con vào bú mẹ. Nên đưa những con nhỏ hơn bú ở các bầu vú phía trước để đàn heo con phát triển đồng đều.

Heo con đẻ được từ 3-4 ngày thì tiêm sắt cho heo từ 1-2cc/con. Heo con được 1 tuần tuổi tập cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Giai đoạn từ 4 – 8 ngày là thời điểm thích hợp để thiến heo đực. Heo con được 4 tuần tuổi thì nên cai sữa để tập cho heo ăn.

Đối với heo mẹ khi sinh xong cần quan sát và kiểm tra lượng nhau thai ra sạch rồi thụt rửa tử cung bằng thuốc tím, trường hợp heo bị sốt phải tiêm kháng sinh. Sau khi heo ổn đinh sức khỏe thì cho ăn tăng dần để đảm bảo lượng sữa tiết cho con bú, đặc biệt là pahỉ đảm bảo nguồn nước uống.

Phòng chống bệnh cước chân ở Trâu, Bò

Đối với Trâu, Bò vào mùa đông thời tiết rét buốt và chuồng trại thường xuyên ẩm ướt, trâu bò thường xuyên dẫm chân và ngâm chân trong nước và nguồn thức ăn cũng bị hạn chế. Đó là những nguyên nhân dẫn đến bệnh cước chân ở trâu, bò. Khi mắc bệnh này trâu, bò sẽ đi lại khó khăn, phát triển chậm dẫn đến giảm hiệu quả chăn nuôi của bà con.

Cách phòng bệnh cước chân: Đa phần ngày ngay chuồng trại được xây dựng bằng nền bê tông nên vào mùa mưa bà con nên dọn dẹp và xịt rửa chuồng thường xuyên để nền chuồng luôn sạch sẽ. Đối với chuồng nền đất thì bà con sử dụng chất độn chuồng để chuồng không bị ẩm ướt. Cho trâu, bò ăn uống đầy đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách trị bênh cước chân ở trâu, bò: Có hai trường hợp là mới bị và bị lâu mới phát hiện. Đối với trường hợp mới bị có thể xử dụng gừng giã nát trộn với rựu và xoa bóp. Còn với trường hợp bị lâu cần cắt bỏ những chỗ hoại tử rồi mới điều trị.

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

Gà mới nở cho ăn sớm có lợi gì: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống miễn dịch của gà con đó là vấn đề thức ăn. Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho gà con duy trì sự sống trong giai đoạn đầu. Theo nghiên cứu thì tỉ lệ gà con tiếp xúc với thức ăn sớm có tỉ lệ sống sót cao  hơn. Đối với gà chậm tiếp xúc thức ăn sẽ có biểu hiện còi cọc, kém sức đề kháng và dễ dàng nhiễm bệnh.

Phương pháp tăng tỉ lệ đẻ trứng cho gà

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì sau một chu kỳ đẻ trứng gà sẽ thay lông và trong thời giant hay lông năng suất đẻ trứng sẽ bị sụt giảm. Chính vì vậy để đảm bảo duy trì ổn định năng suất đẻ trứng ở gà cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chọn giống gà đẻ trứng tốt nhất.
  • Đảm bảo chất khoáng và đạm cho gà đẻ một cách ổn định.
  • Giữ chuồng trại thông thoáng và phòng bệnh hợp lý.
  • Áp dụng quy trình thay lông hàng loạt cho gà để cho năng suất trứng đồng đều như ý muốn người nuôi.

Kỹ thuật nuôi vịt thịt hiệu quả cho người mới tìm hiểu

Trước khi bắt tay vào nghề chăn nuôi vịt thịt bà con cần nắm quy trình chăn nuôi như sau

  • Xây dựng, chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi vịt.
  • Chọn mua vịt giống chất lượng.
  • Tìm hiểu và nắm quy trình chăn nuôi vịt thịt.
  • Nắm rõ cách phòng và chữa bệnh ở vịt.

Để giảm nguy cơ vịt con bị chết bà con cần nắm những điều kiện sau: Đảm bảo nhiệt độ sưởi ấm cho vịt con, che chắn gió xung quanh chuồng, cho vịt ăn đúng giờ và lên lịch rõ ràng, bổ sung thêm vitamin cho vịt con, giữ chuồng trại khô ráo và thông thoáng.

Vịt mắc bệnh chủ yếu do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây nên. Những bênh này xuất hiện ở vịt chủ yếu do điều kiện chuồng trại, nguồn thức ăn, điều kiện thời tiết,.. tác động gây nên. Vì vậy bà con cần lưu ý để đảm bảo đàn vittj của mình.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản trong chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm phổ biến hiện nay. Hy vong với những kiến thức này có thể giúp ích được phần nào cho bà con mình phát triển kinh tế ổn định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *