Con dê tên tiếng Anh là gì?

Dê là loài động vật thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), chúng có đặc điểm là loài nhai lại nhỏ (Small Ruminant), thuộc loài dê (Capra), thuộc họ sừng rỗng (Covicolvia), với họ phụ của chúng là dê cừu (Capra rovanae), nằm trong bộ guốc chẵn (Actiodactila) và bộ phụ nhai lại (Rumnantia). Trong số các động vật trong ngành nông nghiệp thì dê là loài động vật rất gần gũi với loài cừu cũng như mọi người dân Việt Nam bới đức tính chịu thương chịu khó của chúng và cùng với trâu bò chúng được xếp chung vào nhóm các động vật gia súc nhỏ có sừng.

Các giống dê nuôi phổ biến ở Việt Nam

Dê cỏ

Đây là giống dê nội địa, là giống dê nhà và có nguồn gốc từ Việt Nam. Dê cỏ rất dễ nuôi và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng ở Việt Nam. Nhưng bù lại, giống dê này lại có hình dáng nhỏ con cho thịt ít, nhưng người nuôi vẩn rất chuộng giống dê này bởi khả năng sinh sản của chúng rất nhanh và chúng cũng rất biết cách nuôi con. Thịt của dê cỏ rất ngon, con trưởng thành đạt khoảng 32 đến 34 kg, Chúng có bộ lông màu đen cùng cặp sừng chắc chắn, đầu của chúng to nhưng đôi tai lại khá nhỏ, dáng đứng chắc chắn cùng ngực nở, bụng to vừa phải và lưng khá thẳng, một số con có lông từng khoang trắng đen. Khả năng cho sữa của dê khoảng hơn 360g / ngày và mỗi chu kì cho sữa kéo dài hơn 3 tháng. Chúng có thể đẻ được hơn 2 lứa trong 3 năm tùy thuộc điều kiện dinh dưỡng.

Dê bách thảo

Là giống dê lai giữa 2 loài dê đó là giống dê British-Alpine của Pháp với giống dê của Ấn Độ. Là giống dê có khả năng sinh trưởng và cho sữa tốt hơn hẵn so với dê cỏ, có khả năng vừa cho thịt và vừa cho sữa. Dê trưởng thành cân nặng có thể lên đến 80 kg/ con. Chúng có phần đầu dài và thô, miệng rộng và phần lớn không có sừng và cằm, có đôi tai to rũ cụp xuống phía dưới. Lông của chúng rất mịn cùng làn da mỏng và đầu vú to đều đối với con cái.

Dê boer

Đây là giống dê cho thịt có nguồn gốc từ Nam Phi, chúng cho thịt nhiều hơn hẳn so với các loài dê thuông thường bởi cân nặng của một con dê trung bình khi trưởng thành lên đến 100 kg. chúng có bộ lông trắng từ phần cổ đến chân. Sừng và tai rất to cụp xuống phía dưới. phần đầu lông ở khoang giữa có màu tráng còn 2 bên là màu nâu nhạt. Chúng là lọa dê rất dễ nuôi, chi phí chăn nuôi thấp ăn tạp và có khả năng kháng mọi loại bệnh rất tốt, là giống vật nuôi thích chăn thả. Chúng tăng trưởng nhanh, mắn đẻ và rất thạo nuôi con.

Dê alpine

Đây là giống dê có nguồn gốc ở pháp. Chúng sở hữu bộ lông màu vàng và có đốm trắng, lông phần chân có màu nâu nhạt, tai của giống dê này rất thẳng và tương đối nhỏ. Chúng có dáng hình vừa vặn với cái cổ dài thanh, đa số dê là không có sừng. khối lượng dao động trong khoảng 75 kg đối với dê trưởng thành. Chu kì sửa rất dài khoảng hơn 8 tháng và mỗi ngày chúng có thể cho lên đến hơn 2 lít sữa mỗi con nếu có thể cung cấp cho chúng đủ lượng dinh dưỡng. Giống dê này chủ yếu là ăn tạp nên tương đối dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh khá cao và khả năng sinh sản rất tốt.

Dê Anglo – Nubian

Đây là giống dê có nguồn gốc từ Ai Cập, là loại dê lai với dê cái đến từ nước Anh còn dê đực đến từ Ai Cập. Chúng có đầu dạng hình tam giác, mũi dài và rất cong, tai cụp xuống, mắt to và có màu đậm, đây là giống dê có thể có sừng hoặc không. Lông của chúng thường rất ngắn và thô ráp, có nhiều màu và thường có đốm. đến giai đoạn trưởng thành, một con dê đực có thể nặng đến hơn 80 kg còn đối với con cái là hơn 60 kg. Đây là giống dê ăn tạp và có khả năng kháng bệnh cao, rất dễ nuôi đối với mọi người dân, chúng cũng có tốc độ sinh sản rất lớn. Mỗi chu kì sữa thì giống dê này có thể tiết ra đến gần 2 tấn sữa.

Dê Beetal

Đây là giống dê có nguồn gốc từ Ấn Độ, là giống dê đặc biệt quan trọng của khu vực Ấn độ. Giống dê này có tai và mũi rất dài, bộ lonong màu đen từ đầu đến chân. Đối với loại dê này, con đực khi trưởng thành nặng khoảng 65 kg còn dê cái là vào khoảng 45 kg. Cũng giống như các loại dê khác, đây là giống dê ăn tạp, rất dễ nuôi, chi phí đầu tư không quá cao cùng khả năng kháng bệnh và cho sữa rất tốt, một số cá thể nếu được chăm sóc tốt thì khối lượng sữa có thể lên đến khoảng 5 kg trên ngày.

Dê Barbari

Đây là giống dê chuyên cho sữa có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là giống dê rất dễ nuôi và rất phù hợp với các hộ dân chăn nuôi có ít vốn trong tay. Thân hình của giống dê ày rất săn chắc, là động vật ăn rất tạp, có sức chịu đựng với khí hậu, hổ nhưỡng cũng như dịch bệnh rất tốt, rất phù hợp với hình thức chăn thả. Chúng có bộ lông màu trắng và khá ngắn, sừng và tai của giống dê này rất ngắn và nhỏ. Đối với dê đực, trọng lượng lúc trưởng thành đạt 50 kg còn đối với dê cái là hơn 35 kg. Chu kỳ sữa của loài dê này dài trên 180 ngày và mỗi ngày có thể cho trung bình từ 0.8 đến 0.9 lít với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dê Saanen

Đây là giống dê được nuôi rất nhiều ở nước pháp, chúng có hình dáng rất to lớn, khả năng cho sữa tốt, chất lượng sữa tương đối cao. Điểm nổi bật của giống dê này là ở bộ lông trắng tinh từ đầu đến chân cùng cặp sừng dài và bầu vú to tròn, lông của giống dê này tương đối dài, đôi tai thẳng đứng. Lúc trưởng thành, trọng lượng con đực vào khoảng 85 kg còn đối với con cái là vào khoảng 65 kg. với chu kì tiết sữa trong năm tương đối lớn có thể kéo dài đến 10 tháng và dau mỗi chu kì thì lượng sữa dê có thể đạt đến 1000 lít.

Dê togenburg

Là giống dê chuyên sữa có nguồn gốc từ Thụy Sỹ và mỗi ngày lượng sữa tối đa của giống dê này có thể lên đến 5,5 lít. Là giống dê ăn tạp, dễ nuôi, hiền lành nên được ưa chuộng ở rất nhiều nước. Chúng có vốc dáng rất to lớn cùng bộ lông có màu nâu đậm khắp cơ thể. Phần chân và phần đầu của chúng có một phần khoang lông màu trắng. con đực trưởng thành có cân nặng lên đến 75 kg.

Thức ăn của dê là gì?

♦ Thức ăn thô xanh là các loại cỏ, rau bèo, có thể là lá câu và đây là nguồn cung cấp protein và các loại vitamin quan trọng

♦ Thức ăn thô khô là các thức ăn khiến dê rất ngon miệng vì đây là những loại thức ăn chứa nhiều nước và ít chất xơ và mùi vị thì đặc biệt thơm ngon

♦ Các loại rau củ: Dê có thể ăn các loại rau củ như củ khai, sắn và các loại cây họ đậu, cùng các loại rau như rau khoai, rau muống, rau cải, rau xà lách, …

♦ Thức ăn hổn hợp bổ sung: Khi thả dê ăn tự nhiên thì lượng thức ăn thường là không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho dê nên người chăn nuôi phải bổ sung thêm các thức ăn dạng bột, thức ăn hổn hợp bổ sung dinh dưỡng cho dê để dê có khả năng sinh truổng và phát triển tốt hơn (các loại bột cá, bã hoa quả ép, bột xương,….)

Hướng dẫn kỹ thuật cho dê ăn

Nên cho dê ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm khoảng hơn 6 giờ và buổi chiều gần tối khoảng 17 giờ, vào buổi sáng thường cho dê ăn vào khoảng 35 đến 50 % thức ăn thô và thức ăn xanh còn buổi tối sẽ cho dê ăn nhiều hơn và đủ dinh dưỡng hơn. Chú ý vào mùa đông và đầu mùa xuân thời tiết lạnh cần hạn chế chăn thả dê vì lúc này dê khá nhạy cảm và rất dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là cảm cúm. Vào mùa hè thì cần để ý và cung cấp đầy đủ lượng nước cho dê để tránh dê bị thiếu nước dẫn đến khô họng

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi rắn hổ mang thương phẩm, nhanh lớn tại nhà

Khẩu phần ăn của dê

♦ Đối với dê từ 1 ngày đến khoảng 10 ngày tuổi thì cần cho dê bú sữa mẹ mỗi lần 30 phút và cho bú 3 đến 4 lần mỗi ngày.

♦ Đối với dê từ 10 ngày đến 3 tháng tuổi ta vẩn tiếp tục cho dê uống sữa mẹ trong xô và bắt đầu cho dê ăn các dạng thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, bột đậu tương, các loại cỏ lá còn non và các loại thức ăn khác được nghiền nhỏ.

♦ Đối với dê từ 3 đến gần 1 năm tuổi ta cần cung cấp đầy đủ các lại thức ăn cho dê, cho dê ăn tất cả những gì mà chúng có thể ăn và thường thì khẩu phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của dê sẽ là khoảng 800 gramm thức ăn khô lẫn thức ăn xanh và đồng thời kết hợp thêm nữa kí các loại rau củ quả.

♦ Đối với dê trên một năm tuổi ta cần vỗ béo và tăng các lượng thức ăn lên để đảm bảo khối lượng xuất chuồng cho dê.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi dê nhanh lớn

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi dê nhốt chuồng

Trong tự nhiên, loài dê có thể ăn được rất nhiều các loại cỏ khác nhau, các loại lá cây điển hình là lá xoan, lá dâm bụt, lá chuối, lá mít, lá dâu, lá chuối, cây sắn dây, cây sim và những loại cỏ khác xuất hiện trong tự nhiên.

Thức ăn tỉnh gồm thóc, ngô, sắn, khoai lang, lạc.. thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi, chuối… dê rất thích ăn.

Không cho dê ăn thức ăn đã thối, mốc hoặc lẫn đất, cát. Không chăn thả dê nơi trũng, lây, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho dê.

Chúng ta nên chăn thả dê vào khoảng thời gian từ 7-9 giờ/ ngày. Vào mùa đông  thì lượng độ ẩm không khí thấp, thời tiết khô hanh, thiếu lượng nhiệt cho dê vì thế, vào ban đêm lúc 21h thì cần cung cấp thêm cho dê các thức ăn giúp dê no bụng như khoảng 4 kg cỏ kết hợp các loại lá tươi và hoa quả cho từng con. Cần cung cấp đủ lượng nước sạch cho dê uống hằng ngày nhằm thỏa mãn được điều kiện sức khỏe trước khi chăn dê cũng như còn sức khỏe khi dê ăn xong và về chuồng. Cần phải cố định các ống bương muối, cung cấp I ốt đủ cho dê ngay bên trong chồng dê để tạo điều kiện giúp dê liếm láp các máng chứa muối, giúp bổ sung các loại khoáng, các nguyên tố vi lương, cân bằng điều tiết cho dê hàng ngày.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi dê thả vườn

Sau khi đẻ 30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay nhằm tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng dê con. Không cho dê mẹ ăn nhau thai. Cho dê mẹ uống nước ấm pha muối 0,5% hoặc nước đường 10%.

Nuôi nhốt dê mẹ và dê con tại chuông 3-5 ngày đầu tiên với thức ăn xanh non, ngon, dễ tiêu; sau đó chăn thả gần nhà tối về chuông cho da mẹ ăn thêm 0,2 đến 0,3kg thức ăn xanh/ ngày.

Đến 21-30 ngày tuổi cho dê con chăn thả theo đàn.

Dê con lại sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực, cái, các loại dê lai trên 3 tháng tuổi và dê thịt trước khi bán 1-2 tháng cần bổ sung thêm 0,1 . 0,3kg ngô, khoai, sắn/ con/ ngày.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi dê thương phẩm

Phương thức này áp dụng với dê nuôi lấy sữa hoặc kiêm dụng sữa – thịt, chuyên thịt, nhất là ở những vùng không có điều kiện chăn thả. Dê được nuôi nhốt trong chuồng hoàn toàn và được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ sản xuất. Xây dựng chuồng trại để có thể nuôi dê thâm canh, cần phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn phù hợp đối với từng loại độ tuổi của dê, và có cách để phân loại chuồng 1 cách riêng biệt theo các giai đoạn cho sữa, dê con, dê trưởng thành…. nhờ đó mà ta  có được nhiều nguồn thuận lợi lớn trong vấn đề nuôi dưỡng, chăm chút dê non và quản lý quá trình sản xuất sữa, đặc biệt là đối với các đàn dê có một số lượng đáng kể.

Để nuôi dê thâm canh nguồn thức ăn sẽ bao gồm:  các loại thức ăn  hỗn hợp, các thức ăn nhanh và có hàm lượng dinh dưỡng cao, nguồn mật ong thiên nhiên hay các tảng liếm đê bổ sung các khoáng chất và muối ăn. Đối với loại Thức ăn thô dành cho dê sẽ bao gồm các loại lá cây, những cây cỏ mọc trong tự nhiên hoặc có thể là các loại cỏ có thể  trồng được như cỏ Voi, cỏ Ghinê, các loại cây họ đậu, các loại cỏ dược phơi khô, những chum mía cây, kết hợp vớicác phế phụ phẩm trong nông nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến các loại thực phẩm khác…

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi dê sinh sản

Chế độ nuôi dưỡng dê cái phù hợp là rất cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn trước khi đẻ, đề phòng bệnh nhiễm độc huyết tử thái và bại liệt sau đẻ. Dê mẹ nên được quản lý, nuôi dưỡng tốt để có trạng thái sinh lý bình thường, cơ bắp đầy đặn, mông nở, lông mượt bóng, nhưng không béo quá trong thời gian mang thai.

Cần cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống có chất lượng tốt, đặc biệt là giai đoạn 2 tháng cuối của thời kỳ chữa.

Hàng ngày nên cho để chữa vận động ngoài sân chơi ít nhất 1-2 giờ. Không chăn dê quá xa chuộng và tránh dồn đuổi, đánh đập dễ. Tuyệt đối không nhốt dê đực giống trong đàn cái đang chứa.

Đối với dê sữa chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này.

Trước khi dê để khoảng 10 ngày tiến hành cạn sữa cho dê để bào thai phát triển tốt và  tránh được sản lượng sữa giảm ở các chu kỳ sau. Dự tính ngày dê để để chuẩn bị trực, chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con sơ sinh được chu đáo. Thời gian mang thai trung bình của dê khoảng hơn 5 tháng vì vậy phải chuẩn bị đỡ đẻ cho dế trước 140 ngày. Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao để tránh viêm vú, sốt sữa.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi dê con

Dê con sau khi đẻ được lau khô mình, cắt rốn xong (vuốt sạch máu ra phía ngoài và cắt cách rốn 3 – 4cm) câu đưa đẻ con vào năm ở ổ lót rơm rạ khô, ấm bên cạnh mẹ. Sau khi đẻ 20 – 30 phút cho dế con bú sữa đậu ngay, trong vòng 3 – 7 ngày đầu sữa dê mẹ có nhiều dinh dưỡng nhất là có kháng thể giúp cho dê con mau lớn và phòng tránh được các bệnh tật.

Nếu dê con mới đẻ yếu cần giúp dê con tập bú. hoặc vắt sữa đầu cho con bú bằng bình 1 ngày 3 – 4 lần. Nếu dê mẹ không cho con bú thì phải ép cho bú bằng cách giữ chặt dê mẹ vắt bỏ tia sữa đầu rồi vắt ít sữa vào miệng dê.

Làm sao khi dê mẹ không cho con bú?

Khi gặp trường hợp dê mẹ không cho con bú thì ta cần làm theo thứ tự các bước như sau:

  • Rửa sạch vùng âm đạo và vùng mông con mẹ bằng nước sạch và ấm.
  • Rửa sạch tay và cánh tay một cách cẩn thận.
  • Xoa vào tay một lớp xà phòng (như xà phòng tắm v,v…) cho trơn, nhẹ nhàng đưa vào âm đạo.
  • Xác định tư thế cũng như các phần cơ thể để con trong tử cung. Chỉnh lại chân, đầu và các phần khác của thai về đúng vị trí. Chú ý là dê có thể sinh đôi hay sinh ba. Tốt nhất là chỉnh cho đầu và 2 chân trước ra trước và thân nằm ở trạng thái dọc đầu sấp.

Một số tập tính và đặc điểm sinh học của dê

Tập tính ăn uống, chạy nhảy, bầy đàn

Dê là gia súc nhai lại có khả năng gặm có như trâu bò nhưng nó thích ăn lá cây, hoa và các cây làm bụi, cây họ đậu thân gỗ hạt dài. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn luôn tìm thức ăn mới. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây và bứt lá bắp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi khác.

Loài dê sẽ rất thích ăn các loại là cây với chiều cao ngang bằng với thân thể đó là ở những độ cao từ 0,2-1,2m. Dê có khả năng đứng thăng bằng bằng 2 chân trong một thời gian dài để bứt lá, đôi khi 1 số con còn thể trèo lên cây để lựa chọn các phần lá non ngon hơn để ăn. Bờ Môi và đầu lưỡi dê rất nhạy bén, có khả năng cảm nhận tốt và linh hoạt trong việc vơ ngoạm các loại thức ăn và  đặc biệt là có thể lựa chọn các loại thức ăn ngon, các thức ăn mà  chúng ưa thích nhất. Nhưng các loại thức ăn để sát mặt đất dê sẽ thường rất khó ăn, trong trường hợp này thì dê phải quỳ cặp chân trước của mình xuống mới có thể ăn được. Dê là loài đong vật vật có sựu thích ứng cao cùng  khả năng chịu thương chịu khó rất đáng nể.

Dê thường sống tập trung thành từng đàn. Mỗi con có một vị trí xã hội nhất định trong đàn. Do vậy, những con mới nhập đàn thường phải thử sức để xác định vị hội của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở “địa vị xã  hội thấp phải phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường con ở “địa vị xã hội” cao. Trong bất kì một đàn dê nào thì có con dê đầu bầy dê đó sẽ  dẫn đầu trên bãi chăn dê, các con dê phía sau sẽ di chuyển phía sau và theo bước con đầu đàn. Khi dê ở ngay bên trong đàn của mình thì chúng sẽ rất yên tâm, còn nếu chúng bị lạc hay bị bị tách khỏi đàn  của mình thì chúng sẽ tỏ ra vô cùng yếu đuối và sợ hãi. Mặc dù đến cả khi dê bị ốm nhưng vẫn có tập tính theo đàn cho đến khi chính bản thân chúng kiệt sức và ngã quỵ xuống, lúc này mới có dê tách khỏi đàn.

Khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng ồn dù nhỏ. Dê đực và dê cái đều có tuyến đi hình lưỡi liềm nằm ở gốc của sừng. Tuyến nội tiết ra mùi riêng biệt để dễ nhận biết nhau. Đối với dê đây là mùi hấp dẫn vì thế dê nuôi trong đàn thường có đầu vào nhau.

Dê thường sẽ dễ sinh sống ở các vùng đồi núi, và chúng rất thích chơi trò “leo núi cao”. Từng con dê đều muốn có thể leo lên cao hơn các con dê khác trong đàn. Dê đầu tiên sẽ húc đầu, cụng trần vào đối phươgn và đôi khi  có cả  dùng móng để hù dọa nhau. Một hiện tượng thú vị là nếu một con dê giành được thắng lợi, chiếm được chỗ cao nhất, thi con khác liên bỏ trò chơi đó chuyển sang trò khác, hoặc khi không bảo vệ được “ngôi vị bá chủ” lại lao từ đỉnh cao thống trị xuống dưới và “chan hòa” với đám bạn bè

Dê cũng rất thích chơi 1 trò chơi khác là “kéo co”. các người chăn nuôi dê đã từng nhìn thấy cảnh các chú dê nghịch ngợm với một đoạn thân cây có chiều dài khoảng hơn  nửa mét dùng để làm dây thừng phục vụ kéo co, mỗi một con dê sẽ  ngậm chặt lấy 1 đầu dây sắn và vung thân cây tươi này tới mặt một con khác. Con dê này ngay lập tức sẽ chạy đến và ngậm lấy  đầu còn lại của dây, và sau đó sẽ bắt đầu trò chơi “kéo co”.

Đối với các bầy dê được nuôi thả ở bên trong rừng, chúng thường sẽ rất thích chơi đùa trên các vách đá cheo leo, độ dốc lớn gần như dựng đứng, và đôi khi có cả các cú nhảy rất nguy hiểm và đôi khi diều này sẽ dẫn đến tai nạn.

Dê còn có chơi trò “tự đùa dãn”. Người ta nhận thấy nhiều con không có một nguyên do nào mà cũng phóng như bay theo một đường tròn khá rộng, có khi the một vòng cung thường là chạy quanh một vật chuẩn nào đó, rồi bỗng nhiên nó dừng lại đột ngột và không hiểu vì sao, con vật lại chạy thật nhanh như tên bắn, nhảy theo một phía. là những động đó đều được thực hiện bằng kiểu “phi nước đại”, bằng những bước này .Các đặc trưng cho loài cùng có lúc nó nhay chum ca bon vo ba đi rất xa.

Đặc điểm tiêu hóa thức ăn

Tiêu hoá ở đề lớn được đặc trưng bởi quá trình nhai lại và lên men vị. Những quá trình tiêu hoá chính ở dê diễn ra như sau:

Sự nhai lại: Khi ăn dê dùng lưỡi vợ cỏ nhai vội vàng và nuốt vào dạ dày. Phần thức ăn đi vào da tổ ong còn phần nhẹ như có lá thì đi vào da cổ, được thấm nước bọt và nhai lại được nhai lại và thẩm kỹ nước bọt lại được nuốt trở lại da có để tiếp tục lên men.

Dê thường ăn vào ban ngày và nhai lại vào ban đêm (khoảng 22 giờ đến giờ sáng) hoặc nhai lại vào lúc nghĩ voi xen kẽ giữa các lần ăn cỏ. Trong một ngày dê có thể nhai lại từ 6 đến 8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn (15-16 đợt). mỗi đợt 20 đến 60 giây.

Trong quá trình nhai lại nước bọt được tiết ra từ 6-10 lít trong ngày,, 1 ngày chỉ tiết ra một lít trong khi sự nhai lại tiết ra gấp 3 lần. Nước bọt tiệt trong quá trình nhai lại có tác dụng rất lớn trong việc trung hòa các axit béo sinh ra do lên men trong nhà để ổn định pll ở mức thuận lợi cho vi sinh vật phân giải xe hoạt động nhiều thức ăn tình hay thức ăn nghiền quá nhỏ thì quá trình nhai lại sẻ gian It và dễ có nguy cơ bị axit đa có (pH hạ quá thấp, làm rối loạn quá trình học Trung trường hợp cấp tỉnh, pH hạ quá đột ngột dê có thể bị chát.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Dê là động vật ăn tạp, lại có khả năng kháng bệnh cao nên dê có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt nếu được cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng.

Đặc điểm sinh sản, tiết sửa

Dê hoạt động sinh dục quanh năm và có khả năng phối giống rất mạnh mẽ để cá tính hay ghen nên nếu có một dê đực khác đến gần một dê cái thì nó hút đầu đánh đuôi. Ở dê cái sự động hơn cũng rất mạnh và nhiều khi dê cái tự tìm đến dê đực được giao cho.

Hướng dẫn kỹ thuật cách làm chuồng trại cho dê

Lợi ích của việc làm chuồng trại cho dê đúng kỹ thuật

Xây dựng chuồng nuôi đúng kỹ thuật sẽ bảo vệ được sức khỏe cho dê, giúp dê có thể tránh khỏi mưa gió và các yếu tố thời tiết có thể gây hại cho dê dặc biệt là trong diều kiện gió lạnh ẩm và những thời kì thời tiết nóng bức.

Giúp người nuôi có thể quản lý dê được tốt hơn, có thể kiểm tra số lượng dê mỗi ngày, kiểm tra tình hình sức khỏe của dê để có thể phòng tránh được dịch bệnh và theo dõi từng cá thể giúp người nuôi có chế độ sức khỏe riêng đối với từng con, đồng thời có thể cách ly các con bị bệnh riêng .

Làm chuồng đúng yêu cầu sẽ đảm bảo được các yếu tố về an ninh  và có thể tránh được hiện tượng mất trộm và đồng thời có thể tận dụng được nguồn phân để sử dụng vào các mục đích khác hiệu quả hơn.

Yêu cầu chung về chuồng trại nuôi dê

Cao ráo, sạch sẽ

Loài dê là  động vật ưa thích sạch sẽ, và có đặc tính là không thích những nơi có độ ẩm lớn . Trong điều kiện tiêu chuẩn thì khi dê nghỉ ngơi sẽ thích tìm những nơi cao ráo để có thể nằm nghĩ. Chính vì vậy mà khi chúng ta làm chuồng trại để nuôi dê phải bảo đảm được yếu tố về cao ráo, thoáng mát và thật sạch sẽ, tránh những nơi có độ ẩm ướt lớn. Phần sàn chuồng để nuôi dê phải cách xa tính từ mặt đất là khoảng 60-80cm. Chuồng chăn nuôi dê cần phải đảm bảo được tránh những cơn mưa tạt, các cơn gió lạnh lùa vào chuồng và ánh nắng trực tiếp gay gắt chiếu vào chuồng nuôi dê. Vị trí để xây dựng chuồng nuôi dê thườn là những nơi dễ có khả năng thoát được hơi nước và đặc biệt tốt nhất là những nơi mà có bóng mát từ cây.

Giảm thiểu tác động xấu của khí hậu và thời tiết

Ta nên làm chuồng để nuôi dê theo hướng phía đông nam, vì trong hướng này, vào mùa hè thì ta có thể nhân  được  1 luồng gió phía đông nam rất mát mẻ, còn đối với mùa đông nhiệt độ xuống thấp thì lại rất thuận tiện cho việc che  mưa chắn gió và đảm bảo được ấm áp. Mặc dù vậy khi xây dựng chuồng dê còn cần  phải dựa theo các đặc điểm của mổi một vùng miền, đặc điểm riêng của từng nhà 1 cách cụ thể để mà có thể xác định được vị trí xây dựng và hướng chuồng ở đâu là thích hợp cho sự phát triển của dê để có thể tận dụng được những đặc điểm thuận lợi từ môi trường và cũng như việc hạn chế một cách tốt nhất các yếu tố liên quan đến những đặc điểm bất lợi của tình hình thời tiết đối vớiviệc xây dựng chuồng nuôi dê.

Yêu cầu kỹ thuật về chuồng trại nuôi dê

Thuận tiện:

Chuồng để có thể làm sát nhà hay sát bếp, hoặc riêng biệt, nhưng phải đảm bảo thuận tiện trong chăm sóc, nuôi dưỡng dê. Chuồng nuôi dê phải có sân chơi để theo dõi, quản lý đàn dê, cũng như khi cần bắt dê để kiểm tra, phối giống, cho ăn và phòng trị bệnh hay bán. Trong chuồng và sân chơi phải có máng ăn, máng uống để bổ sung thức ăn và nước uống cho dê.

Khí ta nuôi dê sữa thì điều nên làm nhất là chuồng nuôi dê cần phải có vách để có các ngăn riêng bố trí thành từng gian chuông riêng biệt với kích thước mỗi gian trong khoảng 1,3 x 1,6 m và trong mỗi gian ta chỉ nên nhốt duy nhất một con dê để có thể thuận tiện nhất trong quá trình vắt sữa và nuôi dưỡng dê. Còn với dê thịt hay dễ sinh trưởng thì có thể làm gian chuồng to hơn để mỗi gian có thể nhất được nhiều con cùng một lúc. Mỗi gian chuồng phải có máng ăn, máng uống riêng.

Kinh tế:

không cần nhất thiết việc phải xây dựng một chuồng dê một cách đắt tiền. Để có thể tiết kiệm tối đa thì việc làm chuồng dê có thể bằng cách rất đơn giản bằng các loại cây cối hay gạch ngói có sẵn ngay tong khu vực địa phương sinh sống như các loại gỗ tận dụng từ các xưởng làm nghề mộc, các cây tre nứa có kích thước lớn, các laoij gỗ khác từ  thân cây dừa, thân cây cau… Ngoài ra để tận dựng cho việc lợp mái thì nguyên liệu có thể là các loại cỏ khô rơm rạ, những loại lá tranh, là cau, lá dừa nước,các ngói bị… đều có thể sử dụng được.

Các kiểu chuồng nuôi dê phổ biến nhất hiện nay

Chuồng dê có thể phân ra thành các loại như sau:

  • Chuồng riêng rẽ (chuồng đơn).
  • Chuồng sàn có chia ngăn. – Chuồng sàn không chia ngăn.
  • Chuồng trệt không chia ngăn.
  • Chuồng nhốt chung trong một khu rào.

Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không chia ngăn.

Vệ sinh chuồng nuôi dê

Vệ sinh chuồng nuôi có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi dê vì dê là loại vật ưa sạch sẽ. Một môi trường sạch sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của các mầm bệnh và tạo được tiểu khí hậu tốt cho sức khoẻ của dê. Vì vậy, cần vệ sinh chuồng nuôi dê thường xuyên, trong đó cần chú ý những điểm sau đây:

Phải quét dọn một cách sạch sẽ các loại phân rấc, các thức ăn thừa trên sàn chuồng mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, trên nền chuồng, đặc biệt là các lối đi của dê, cần phải khơi thông và vệ sinh sạch sẽ các rãnh thoát nước, xả sạch các loại phân và nước thải cùng đô ăn thức uống thừa.

Hàng tuần lau rửa cửa, vách, mái và kiểm tra nền chuồng để sửa chữa kịp thời.

Thức ăn phải để trong nhà kho, ở chuồng chi dể thức ăn đủ dùng trong ngày hay lấy theo từng bữa.

Nếu chăn nuôi tập trung phải có thiết bị phòng hoa và tập huấn cho người chăn nuôi biết cách sử dụng những thiết bị đó khi cần thiết.

Có biện pháp thường xuyên diệt ruồi, muỗi, chuột trong chuồng.

Cách làm chuồng dê không chui hầm hốt phân

Nền chuồng phải phẳng, nhẫn để dễ quét dọn vệ sinh, có rãnh thoát nước, phân và nước tiểu. Nền nên có độ dốc 2-3% về phía có rãnh thoát nước tiểu. Nền chuồng tốt nhất là láng bằng lớp vữa xi măng, hay đất nện chắc. Phía sau chuồng nên làm rãnh và hổ ủ phân để thu gom và xử lý phân và rác thải chuồng nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm khu vực chuồng trại và ngăn ngừa bệnh tật. Phần dê nên u tối thiểu một tháng trước khi sử dụng làm phân bón.

Các bệnh thường gặp và biện pháp phòng tránh cho dê

Bệnh chướng bụng đầy hơi

Nguyên nhân: là hội chứng rối loạn tiêu hoá do nuôi dưỡng không đúng qui trình: thức ăn ôi mốc, thức ăn chứa nhiều nước, ngộđộc thuốc trừ cỏ hoặc cây lá có độc tố, ăn cỏướt hoặc thay đổi đột ngột thức ăn từ thô sang tinh hoặc dê bị cảm lạnh. viêm ruột. bội thực dạ cỏ…

Triệu chứng: Con vật bứt rứt, ngoảnh nhìn hông trái, chân đạp vào bụng. Trong dạ cỏ xuất hiện lượng hơi lớn, bụng căng mất phản xạ ợ hơi, bỏăn, không nhai lại, chảy nước bọt. Con vật chết nhanh do ngạt thở, truỵ tim mạch.

Bệnh tích: Con vật chết, bụng chướng to phổi tụ huyết.  

Cách chữa: Kéo lưỡi con vật ra nhiều lần, hoặc cho vào mồm nó một ống thông

Bệnh loét miệng truyền nhiễm

Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm (Contagious Ecthyma)Đây là bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh và có thể lây cả sang người khi liếp xúc với con vật bệnh. Vì vậy người chăn nuôi, người điều trị phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như: ủng cao su, găng tay ngon, khẩu trang…. Nguyên nhân và dịch tễ Bệnh do vi rút (parapox vi rút) gây nên. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường, đặc biệt là những chỗ bị trầy da. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê con thường tới 100%. Tỷlệ chết do đầu mồm dê không ăn được, do đó bị đói hoặc do bệnh thứ phát có thể tới 20%. Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ. Những vẩy rơi xuống đất có thể là nguồn truyền bệnh quan trọng cho những con khác trong thời gian vài tháng hoặc thậm chí một năm sau. Nguồn truyền bệnh quan trọng khác là những dê mắc bệnh.    

Triệu chứng lâm sàng: Các nốt nhú dù phát triển nhanh thành các mụn nước, mụn mủ và tạo vẩy. Các vết thương mọc nhanh có vẩy cứng chú yếu ở trên môi, mép, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt, tai, bầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ, vách móng và sườn. Các vết loét có thể xuất hiện ở lưỡi, ở niêm mạc miệng và được phủ lớp bựa trắng. Dê đau kém ăn, chảy dãi có mùi hôi. Trường hợp này dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Dê mới chuyển vùng, nhất là dê con dễ cảm nhiễm bệnh hơn.

Triệu chứng      

Ghẻ Sarcoptes: Trên da xuất hiện các nốt sần sùi, đặc biệt là ở trên đầu. Một số dê bệnh nặng hơn ở dạng viêm da quanh mắt và tai, trên cổ và ngực, phía trong bẹn và bầu vú.

Ghẻ Chorioptes: có biểu hiện chính là xuất hiện ở khu vực bầu vú các lớp vẩy, các lớp viêm loét trên phần da xung quanh của dê. Dê sẽ ngồi khụy và cúi xuống để có thể liếm sạch đi các lớp vẩy này ở phần chân sau.

Ghẻ Psoroptes: Dê bị bệnh ngứa ngáy, hay dụi đầu và cọ sát tai. Các lớp loét, vẩy thường ở phía ngoài tai. nhưng không điển hình. – Điều trị: Có thể sử dụng một số hoá chất trong bảng trên.

Ghẻ Sarcoptes: đối với những loài gia súc có thể  tiết được sữa  thì cần phải có yêu cầu về sự lặp lại bằng các hệ thống huyễn dịch từ bột lưu huỳnh sau khoảng gần 1 tuần. Sử dụng thuốc Amitraz (với nồng độ 0,05%, cho dê uống 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng gần 1 tuần) sẽ có tác dụng tương đối tốt. Đối với gia súc không tiết sữa thì dùng Ivermectin điều trị là tốt nhất (1ml dung dịch 1% cho trưởng thành, tiêm dưới da), điều trị 2 lần, cách nhau 1 tuần. Cần dùng nước xà phòng để rửa bong sạch vẩy trước khi điều trị.

Bệnh viêm vú ở dê

Do dê ăn nhiều thức ăn tinh (nhất là trong 4 ngày đầu sau khi đẻ) kèm theo bị nhiễm bẩn và thương tích ở bầu vú. Do nhiễm vi khuẩn gây viêm vú qua thức ăn.Bệnh viêm vú thường có 2 thể

Thể cấp tính: con vật kém ăn, đau đớn, bầu vú sưng nóng, rắn lại rồi mềm nhũn, sữa vón cục thường có tia máu. Có trường hợp bầu vú thành ung nhọt thối loét và teo. Con vật chết trong tình trạng sốt cao.

Thể mãn tính: bầu vú cứng, đôi lúc trong sữa có tia máu  có mùi vị lạ, con vật không tỏ ra đau đớn, khó chịu.

Phòng bệnh Mỗi lần vắt sữa phải vắt thật cạn không để sữa đọng ở bầu vú. Rửa sạch tay khi vắt sữa, rửa đầu vú và đùi sau không để nhiễm bẩn bầu vú. Dê mới đẻ lót ổ bằng rơm sạch. Trước và sau khi đẻ giảm bớt thức ăn tinh, cho ăn thức ăn tươi xanh và uống nước ấm. Đầu mùa hè không cho dê đang cho con bú ăn quá nhiều cỏ non, ướt.

Điều trị

Điều trị tại chỗ:

Tiến hành Massage bầu vú thường xuyên vệ sinh bầu vú và núm vú để tránh nhiễm trùng kế phát

Tiêm vào phần bầu vú của dê các loại thuốc có tên sau: Mastijet fort hay Super mastikort mỗi ống ta sẽ tiêm trên 1 bầu vú bị viêm với liệu trình tiêm từ 1 đến 2 ngày. Để thuốc nhanh có tác dụng thì sau khi tiem xong ta có thể vuốt phần vú dê lên phía trên để lượng thuốc có thể chảy đều.

Sử dụng thuốc chống viêm: Bio – dexa : 1ml/10 –25kgthể trọng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, liên tục 1 – 3 ngày- Giảm đau hạ sốt: Analgine + C : 1ml/10 – 25kg thể trọng

Điều trị toàn thân:Thuốc kháng sinh có mẫn cảm cao như: Norfloxacin, Cephalexin, Gentamycine. Tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.

Bệnh viêm phổi ở dê

Bệnh này gây nên bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc do các tác động của môi trường như lạnh, ẩm ướt, gió lùa vận chuyển đường dài, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Triệu chứng lâm sàng: Bệnh có thể ở dạng quá cấp làm dễ chết nhanh, nhưng thường ở dạng cấp tính và mãn tính với thời gian nung bệnh thường 6 – 10 ngày hoặc lâu hơn. Tất cả các lứa tuổi dê đều có thể mắc bệnh này. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là dê bị sốt, ho và thở khó, đau, đầu cúi xuống. có thể chảy nước mũi và chảy dãi, dê không muốn hoạt động. Tý lệ mắc bệnh 100 % và tỷ lệ chết thường là 50 – 100%. Dê chết trong vòng 2 – 10 ngày sau khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Dê chửa thường sảy thai là chết sau 5 – 6 ngày. Dê viêm phổi dạng mãn tính thường biểu hiện không rõ triệu chứng và chết sau vài tuần.

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị cũng như phòng bệnh phải bắt đầu từ khâu chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi, thức ăn nước uống đảm bảo sạch sẽ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. đắc biệt khi vận chuyển đường dài và trong thời kỳ sinh sản.

Điều trị: đối với các loài dê bị mắc chứng bệnh này thì cần được điều trị một cách kịp thời bằng các loại kháng sinh chuyên dụng trong bệnh viêm phổi  như Tylosin (11 mg/kg TT), Tetracyclin (15 mg/kg TT), Tiamulin (20 mg/kg TT) hoặc Streptomycin (30 mg/kg TT). Kết quả điều trị không dạt mức tối đa mà  chỉ đạt được tương đối trong khoảng hơn 85%. Hoặc cách khác ta cũng có thể dùng novocain phối hợp với glucose và oxacxon.

Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm (Contagious Ecthyma) Đây là bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh và có thể lây cả sang người khi liếp xúc với con vật bệnh. Vì vậy người chăn nuôi, người điều trị phải có đầy đủtrang bị bảo hộ lao động như: ủng cao su, găng tay ngon, khẩu trang…. Nguyên nhân và dịch tễBệnh do vi rút (parapox vi rút) gây nên. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường, đặc biệt là những chỗ bị trầy da. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê con thường tới 100%. Tỷlệ chết do đầu mồm dê không ăn được, do đó bịđói hoặc do bệnh thứ phát có thể tới 20%. Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ. Những vẩy rơi xuống đất có thể là nguồn truyền bệnh quan trọng cho những con khác trong thời gian vài tháng hoặc thậm chí một năm sau. Nguồn truyền bệnh quan trọng khác là những dê mắc bệnh. Triệu chứng lâm sàng: Các nốt nhú dù phát triển nhanh thành các mụn nước, mụn mủ và tạo vẩy. Các vết thương mọc nhanh có vẩy cứng chú yếu ở trên môi, mép, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt, tai, bầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ, vách móng và sườn.

Hội chứng tiêu chảy ở dê

Thời tiết, khí hậu, yếu tố kinh tế xã hội, tập quán chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến tình hình nhiễm ký sinh trùng ở đàn dê từ đó ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi dê. Mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi dê nhưng do kỹ – thuật chăn nuôi dê chưa được phổ biến cùng với tình trạng vệ sinh kém, vấn đề phòng trị bệnh chưa được quan tâm. Đó là những nguyên nhân làm cho bệnh ký sinh trùng phổ biến ở đàn dê nước ta đặc biệt là bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa.

Dê nhiễm ký sinh trùng không chỉ còi cọc, chậm lớn, giảm khả năng sinh sản mà còn gieo rắc mầm bệnh lâu dài tại địa phương.

Bảng giá thịt dê hiện nay

Bảng giá thịt dê tươi

  • Đối với dê cỏ

Thịt dê đực vào khoảng 110.000 – 118.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 86.000 – 92.000 đồng/kg.

  • Đối với dê bách thảo

Thịt dê đực vào khoảng 110.000đ/kg

Thịt dê cái vào khoảng 105.000đ/kg

  • Đối với dê boer

Thịt dê đực vào khoảng 100.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 90.000 đồng/kg.

  • Đối với dê alpine

Thịt dê đực vào khoảng 95.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 90.000 đồng/kg.

  • Đối với dê Anglo – Nubian

Thịt dê đực vào khoảng 95.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 90.000 đồng/kg.

  • Đối với dê Beetal

Thịt dê đực vào khoảng 105.000 – 112.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 85.000 – 90.000 đồng/kg.

  • Đối với dê Barbari

Thịt dê đực vào khoảng 108.000 – 116.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 86.000 – 90.000 đồng/kg.

  • Đối với dê Saanen

Thịt dê đực vào khoảng 95.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 90.000 đồng/kg.

  • Đối với dê togenburg

Thịt dê đực vào khoảng 100.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 90.000 đồng/kg.

Bảng giá thịt dê làm sẵn

  • Đối với dê cỏ

Thịt dê đực vào khoảng 120.000 – 136.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 100.000 – 110.000 đồng/kg.

  • Đối với dê bách thảo

Thịt dê đực vào khoảng 120.000đ/kg

Thịt dê cái vào khoảng 115.000đ/kg

  • Đối với dê boer

Thịt dê đực vào khoảng 110.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 95.000 đồng/kg.

  • Đối với dê Anglo – Nubian

Thịt dê đực vào khoảng 110.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 95.000 đồng/kg.

  • Đối với dê Beetal

Thịt dê đực vào khoảng 118.000 – 134.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 100.000 – 110.000 đồng/kg.

  • Đối với dê Barbari

Thịt dê đực vào khoảng 118.000 – 135.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 105.000 – 110.000 đồng/kg.

  • Đối với dê Saanen

Thịt dê đực vào khoảng 110.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 95.000 đồng/kg.

  • Đối với dê togenburg

Thịt dê đực vào khoảng 108.000 đồng/kg.

Thịt dê cái vào khoảng 92.000 đồng/kg.

Mua dê giống ở đâu khỏe mạnh giá rẻ

  • Trại dê giống Sơn Tây

Địa chỉ: Số 285, đường Đá Bạc, Phường Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây,  Hà Nội.

  • Trại dê DTH Farmt

Địa chỉ: số 47, khối 7B, thị trấn Đông Anh, Hà nội

  • Trại dê anh Nguyễn Mạnh Linh – hợp tác xã nông nghiệp Hòa Bình

Địa chỉ: đội 4, thôn Yên Lịch, xã Long Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

  • Trang trại dê giống Tiến Đạt

Địa chỉ: thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

  • Trang trại dê cừ Nguyên Phát – Ninh Thuận

Địa chỉ: Ngã 3 Long Bình- An Hải – Ninh Phước – Ninh Thuận.

  • Trại dê Ngọc Hồi

Địa chỉ: Ngọc Hiệp, Đắk Dục, Ngọc Hồi, Kon Tum

  • Trại dê giống Tam Mã

Địa chỉ: 164 thôn Draysap, xã Draysap, Huyện Krong Ana, Đăc Lắc

  • Trại dê Đức Chung – Trảng Bom

Địa chỉ cơ sở 1: Ấp 7 – Xã Sông Trầu – H. Trảng Bom – Đồng Nai

  • Trại dê giống Bình Nghị – Tiền Giang

Địa chỉ: ấp Vạn Thành, xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang.

  • Trại dê giống cà mau

Địa chỉ: Ấp 3, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

  • Trại dê Khánh Vũ

Địa chỉ: ở Tổ 2, Thôn 2, Quế Cường, Quế Sơn, Quảng Nam

  • Trại Dê Đức Chính

Địa chỉ: ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

  • Cơ sở dê giống dê thịt Văn Tèo

Địa chỉ: ở Tổ 8, Ấp Ngọc Lâm 3, Phú Xuân, Tân Phú, Đồng Nai

  • Cơ sở dê giống dê thịt Thanh Toàn

Địa chỉ: ở Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai

  • Cơ sở cung cấp dê giống, dê thịt anh Lực

Địa chỉ: ở Khu vực Chư Sê, Gia Lai.

  • Trại Dê Tam Mã

Địa chỉ: ở Số 164, Thôn ĐraySap, Xã ĐraySap, huyện Krông Ana, Đăk Lăk

  • Trại Dê Hoàng Dung

Địa chỉ: ở Quảng Sơn, Đắk Glong, Đăk Nông

  • Công Ty TNHH Một Thành Viên Dê Núi Lâm Đồng

Địa chỉ: có địa chỉ trại tại xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

  • Cơ sở dê giống dê thịt Ngọc Việt

Địa chỉ: ở Thiện Hưng, Bù Đốp, Bình Phước

  • Cơ sở dê giống dê thịt Nguyễn Khắc Xứng

Địa chỉ: ở Phước Bình, Phước Long, Bình Phước.

  • Cơ sở dê giống, dê thịt Phúc Nguyên

Địa chỉ: Ấp Phú Xuyên, Hà Hiệp, Xuyên Mộc Bà Rịa Vũng Tàu

  • Trại dê Phong Phú

Địa chỉ: ở Quận 9, TP Hồ Chí Minh

  • Trại dê Thiên Ân

Địa chỉ: ở Ấp 1, Xã Bình Lợi, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

  • Cơ sở dê giống dê thịt anh Phạm Nhật Trí

Địa chỉ: ở Bình Xuân, T.x Gò Công, Tiền Giang

  • Trại Dê Giống Phúc Mỹ

Địa chỉ: 323/TĐ, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *