Vịt con được ấp và nở sau đúng 28 ngày ấp là những con vịt đạt chuẩn khỏe mạnh. Nếu biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng vịt con thì vịt sẽ phát triển nhanh chóng và có sức đề kháng tốt thuận lợi cho việc chăn nuôi sau này. Đối với nhiều bà con việc chăn nuôi vịt con khỏe mạnh và chóng lớn là một điều vô cùng khó khăn, thực tế thì cũng khó khăn nếu bà con chưa nắm được kiến thức và kinh nghiệm chăm vịt con. Để hiểu rõ hơn về quy trình chăn nuôi vịt con mới nở như thế nào đạt hiệu quả cao nhất mời bà con cùng lướt xuống phía dưới và theo dõi thật kĩ nhé.

Chuẩn bị lồng úm cho vịt

Vịt con mới nở ra cần phải có thời gian để thích nghi và làm quen dần với nhiệt độ tự nhiên của môi trường vì vậy việc chuẩn bị lồng úm là vô cùng quan trọng. Lồng úm phải đảm bảo được các tiêu chuẩn là giữ được nhiệt độ tốt, không quá nóng làm bỏng vịt, thiết kế phải điều chỉnh được mức nhiệt độ trong lồng ấp. Sàn lồng ấp phải có chất độn trấu, dăm bào để giữ cho nền lồng úm luôn khô ráo. Mật độ vịt con trong lồng úm vừa phải không quá ít cũng không quá đông làm vịt chen lấn và dẫm đạp lên nhau.

Khu vực úm vịt con cần lượng ánh sáng mặt trời nhưng không phải ánh sáng chiếu trực tiếp, vịt con bị ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp sẽ làm vị bị cảm nóng và tụ máu não.

Quy trình nuôi vịt con mới nở đến 25 ngày tuổi

Giai đoạn vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi:

Ở thời điểm này bà con nấu cơm hoặc bắp nghiền cho vịt con ăn. Lưu ý khi nấu chin xong dùng nước lạnh làm nguội và tơi cơm ra rồi mới cho vịt ăn. Khi cho vịt ăn không nên cho quá nhiều mà chia làm từng ít một để tránh tình trạng vịt ăn quá nó là một, thức ăn bị thừa rơi vãi lãng phí là hai, và cho ăn nhiều lần để kích thích vịt ăn nhiều hơn. Nên cho vịt ăn một bữa vào buổi tối khoảng 10 giờ đó là kinh nghiệm của rất nhiều người đã áp dụng và chia sẻ lại.

Và một trong những kinh nghiệm dân gian nữa là cho vịt uống nước lá hành, trong lá hành có chứa Allicin là một chất kháng sinh rất mạnh và tốt cho vịt con giúp chúng kháng bệnh tật.

Giai đoạn vịt con từ 4 – 10 ngày tuổi:

Giai đoạn này bà con vẫn cho vịt ăn thức ăn như trên nhưng có bổ sung thêm một số loại rau xanh và chất đạm cho vịt con. Chú ý rau xanh và thức ăn đạm phải băm nhỏ và cũng phải nấu chín chứ không cho ăn sống. Thời điểm này là thời điểm bắt đầu cho vịt làm quen với nước tắm, ban đầu chỉ nên cho vịt làm quen khoảng vài phút, càng về sau càng tăng dần và sau giai đoạn này thì có thể cho vịt tắm nước tự do.

Giai đoạn vịt con từ 11 – 16 ngày tuổi:

Thời điểm này không cần phải nấu chin thức ăn cho vịt nữa mà bà con chỉ cần ngâm cho nở và mềm ra là có thể cho vịt ăn. Sau ngày thứ 15 có thể cho vịt ăn thóc nhưng phải luộc cho bung vỏ mới cho vịt ăn. Giai đoạn này cũng là giai đoạn vịt ăn khỏe hay còn gọi là phàm ăn nên bà con cần lưu ý chia nhỏ lượng thức ăn và cho ăn dần ít bữa lại để tránh tình trạng bội thực.

Giai đoạn vịt con từ ngày 17 trở đi

Ở thời điểm này vẫn cho vịt ăn thức ăn như giai đoạn 11 – 16 ngày tuổi cho đến khoảng ngày thứ 20 trở lên thì bà con có thể sử dụng thóc cho vịt ăn trực tiếp mà không cần luộc vì hệ tiêu hóa của vịt đã quen với nguồn thức ăn này rồi. Ngoài việc cho ăn thóc bà con có thể kết hợp chăn thả vịt ngoài đồng để chúng tự tìm kiếm thức ăn thêm giúp giảm bớt chi phí thức ăn.

Vệ sinh phòng bệnh cho vịt con

Vệ sinh và phòng bệnh cho vịt con luôn là việc quan trọng và không thể xem nhẹ cũng như lơ là. Đối với lồng úm mới thì chưa cần xử lý nhiều nhưng đối với lồng úm đã trải qua nhiều lứa thì trước khi cho lứa vịt con mới vào úm bà con phải dọn sạch chất độn chuồng, thay chất độn chuồng mới vào và khử trùng sạch sẽ mầm bệnh mới cho vịt con vào.

Trong quá trình úm vịt nếu thấy chất độn chuồng đã ẩm ướt và bẩn thì rãi thêm một lớp lên trên, khi nào cảm giác nhiều thì hốt dọn và thay chất độn mới vào. Cứ một tuần hoặc 10 ngày thì phun thuốc sát trùng một lần, tại thười điểm có dịch thì rút ngắn thời gian phun lại khoảng 3 ngày một lần.

Đảm bảo tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng bệnh cho vịt con ở các độ tuổi khác nhau và đúng thời gian để hiệu quả cao nhất. Quan sát và tách những con vịt có biểu hiện phát bệnh để tránh lấy lan.

Trên đây là toàn bộ quy trình chăn nuôi vịt con đã mang lại hiệu quả cao cho rất nhiều người và đó cũng là kinh nghiệm chăm vịt con được đúc kết từ trước đến nay. Hy vọng với những kiến thức này có thể góp phần nào đó giúp cho bà con mình tự tin và chủ động hơn trong việc chăn nuôi vịt con mới nở. Chúc bà con có một đàn vịt con khỏe mạnh và chóng lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *