Những năm gần đây rắn mối là một mặt hàng độc lạ và chế biến được nhiều món ăn ngon đảm bảo chất dinh dưỡng. Thịt rắn mối chữa được rất nhiều bệnh. Hiện nay, con người đổ xô vào chăn nuôi mô hình nuôi rắn mối. Tuy nhiên, hiện giờ thì lượng rắn mối tự nhiên đã dần cạn kiệt do con người săn bắt quá nhiều vì vậy bà con cần phải biết được quy trình chăm sóc để năng suất được tăng cao. Sau đây, là kỹ thuật và cách nuôi rắn mối sinh sản hợp lý, đúng kỹ thuật và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất có thể.
Chọn giống rắn mối
Yếu tố chọn giống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng sau này của rắn mối, quyết định quá trình nuôi có thành công hay không. Cần lựa chọn những con con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị tróc vảy, cơ thể nguyên vẹn, kích thước con giống to vượt trội hơn so với các con khác, không bị bệnh, di chuyển linh hoạt, cơ thể tứ chi còn nguyên vẹn, các chi đều nhau. Cần chọn rắn mối đực và rắn mối cái xen kẽ nhau để làm giống và chế độ sinh sản được phù hợp. Bà con cần lưu ý diện tích có bao nhiêu thì mua lượng rắn mối giống cho phù hợp để mật độ nuôi được đảm bảo.
Cách phân biệt rắn mối đực và rắn mối cái
Rắn mối đực: Có kích thước to hơn rắn mối cái, đầu to, có 2 sọc đỏ chạy dọc 2 bên hông, đuôi dài, chân khỏe, vận động nhanh nhẹn.
Rắn mối cái: kích thước nhỏ, cơ thể thon, đầu nhỏ, đuôi ngắn, chân nhỏ, có sọc đỏ và đốm trắng chạy dọc bên hông nhưng ngắn hơn rắn mối đực, lưng trơn, di chuyển chậm hơn rắn mối đực.
Chuồng nuôi rắn mối
Vật liệu: Chuồng nuôi rắn mối sinh sản không quá cầu kỳ, chi phí đầu tư không nhiều. Dùng xi măng, gạch, gạch bông, tôn và lưới thép để làm. Bà con có thể làm bằng thau, chậu,… nhưng để đảm bảo được độ bền lâu thì bà con cần làm bằng xi măng để chuồng nuôi được chắc chắn, độ bền sử dụng lên đến 10 năm.
Vị trí đặt chuồng: Chọn nơi đất có không gian trống trải, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Đặt hướng chuồng nơi có ánh nắng chiếu vào đặt biệt là vào buổi sáng và trưa vì rắn mối rất thích phơi nắng.
Diện tích làm chuồng: Bà con nuôi theo kích thước 8m2/ 1000 con đối với rắn mối mang thai, 5m2/1000 con đối với rắn mối con.
Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con rắn mối thương phẩm, sinh sản tốt
Cách làm: Dùng gạch xây xung quanh theo đúng diện tích. Bên trong dùng gạch bông úp xung quanh để rắn mối không bò ra ngoài. Phần nền một nữa tráng xi măng, một nữa để nền đất. Phần mái dùng mái tôn che để khi mưa nước không bắn vào. Tiếp theo, dùng lưới thép bao xung quanh chuồng, 10cm để lưới âm xuống đất, 50cm còn lại dựng lên theo chiều đã xây vì lưới mua về chỉ có 1m2 nên bà con cần phải cắt ra. Phần nền đất dùng để trồng cỏ, phần nền xi măng rải rơm, trấu hoặc lá chuối khô xuống để rắn mối trú và sinh sản ra đó. Dùng cây gỗ, gạch để giữa chuồng để rắn mối núp trong đó vì rắn mối rất sợ con người và thích chui nấp trong các hang. Đặc biệt, đối với rắn mối sinh sản cần trang bị thêm bóng đèn sợi đốt để sưởi ấm vì khi rắn mối sinh sản cơ thể rất yếu và bị lạnh. Máng đựng thức ăn, máng nước được trang bị khắp nơi trong chuồng, đảm bảo máng phải được vệ sinh. Để máng một hàng dài để rắn mối được ăn đều, con nào cũng được ăn, máng nước cũng như vậy.
Thức ăn cho rắn mối sinh sản
Thức ăn chính của rắn mối sinh sản là mối, dế, châu chấu,… các loại côn trùng. Thức ăn của rắn mối có mùi tanh và vị ngọt như thịt, cá, xoài rụng, dưa hấu, chuối,… Mật độ ăn 4 lần/ ngày vì rắn mối sinh sản cần ăn nhiều để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho rắn mối con. Khi cho rắn mối ăn xong phải dọn dẹp lại chuồng, không để thức ăn rơi rãi ngoài đất, rắn mối ăn lại sẽ dễ mắc bệnh. Thức ăn được đảm bảo không để mốc, hôi, thiêu. Đối với những hộ gia đình có quy mô nuôi lớn, tránh mất thời gian chế biến thức ăn, bà con nên mua máy nghiền thức ăn để xay các thức ăn như ốc, cá,… giúp tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí thuê nhân công.
Cách chăm sóc rắn mối sinh sản
Khi rắn mối sắp vào thời kỳ sinh nở cần tách rắn mối mẹ sang một ô riêng để đảm bảo sự an toàn của rắn mối con, không để quá nhiều người vào chuồng nuôi rắn mối tránh làm chúng hoảng sợ. Rải nhiều rơm, trấu, lá chuối khô vào chuồng để rắn mối đễ đẻ. Cung cấp nhiều thức ăn, đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Phòng bệnh cho rắn mối
Tiêm vaccine đầy đủ theo đúng lịch trình, tẩy giun định kỳ, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, không cho người lạ vào chuồng nuôi, thay rơm lót thường xuyên, sát khuẩn chuồng trại bằng vôi trắng hoặc thuốc khử khuẩn, thức ăn không để lâu dễ bị hôi, thiêu. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho rắn mối sinh sản, quan sát tình hình sức khỏe hằng ngày của rắn mối.