Hiện nay, việc nuôi gà đang được mọi người dân đặc biệt chú ý quan tâm đến bởi nó mang lại hiệu quả cao về kinh tế cao, không mất nhiều thời gian chăm sóc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng sao cho phù hợp, đặc biệt là đối với gà con. Nếu không có kỹ thuật sẽ dễ bị thô lỗ, trắng tay, không đem lại lợi nhuận như mình mong muốn. Vì vậy, mọi người hãy tham khảo các kỹ thuật sau để góp phần mang lại hiệu quả tốt nhất cho đàn gà con của mình!

Thiết kế chuồng trại

Đối với chuồng của gà con phải kín, không để gió lọt vào, vệ sinh chuồng sạch sẽ. Khi trời mưa thì không để nước mưa bắn vào, sẽ làm ẩm chuồng, làm vi khuẩn sinh sôi, dễ gây bệnh cho gà. Đối với trời nắng, để chuồng thông thoáng, có quạt gió để chuồng thoáng khí. Về kích thước phải đảm bảo từ 20-25 con/m2, không để chuồng quá chật, gà sẽ bị bệnh, không đủ không gian để chơi khi thời tiết mưa gió. Chuồng được xây cao, có lưới B40 xung quanh để tránh chó, mèo hay các loài động vật khác tấn công gà. Mọi người rắc thêm xung quanh chuồng một lớp vôi trắng hoặc sát trùng bằng hanlamid vừa khử được vi khuẩn, vừa kháng được bệnh cho gà. Sau khi rưới thuốc kháng sinh xong, cho thêm trấu khô vào mặt đất dày 10cm hoặc nhiều hơn để gà không bị lạnh chân dễ bị bệnh về đường ruột. Để khoảng 2 tiếng rồi thả gà con vào.

Thiêt kế máng ăn

Trước khi mua gà, ta cần tìm hiểu hỏi nhà cung cấp gà đã nở được bao lâu để đảm bảo được lượng thức ăn cung cấp cho gà. Đối với gà nhà thì để gà sau 30h mới cho gà ăn.

Gà từ 2-4 ngày tuổi: Cho gà ăn bằng mẹt nhỏ, thấp. Cứ khoảng 2h cho gà ăn 1 lần, lượng thức ăn vừa đủ. Đây coi như là khâu để gà tập ăn và quen dần với thức ăn và lượng thức ăn sẽ được sạch sẽ, không bị nở giúp tiết kiệm được chi phí.

Gà 4 ngày tuổi trở đi: Cho gà ăn bằng máng chuyên dụng của gà con. Vì lúc này gà đã lớn, cho ăn mẹt gà sẽ phá và bới thức ăn, gây lãng phí và thức ăn rớt ra ngoài bị bẩn, gà có khi ăn lại, sẽ gây bệnh tiêu hóa cho gà. Lúc này, lượng phân gà thải ra cũng nhiều, gà dẫm lên phân, dẫm lên mẹt sẽ làm bẩn thức ăn. Vì vậy, thời điểm này nên cho gà ăn bằng máng chuyên dụng của gà con.

Gà sau giai đoạn úm: Cho gà ăn bằng máng treo, có thể dùng xô nhựa để độ chế hoặc mua máng ở những cơ sở uy tín. Đối với máng treo thì chia thành từng hàng vừa đủ, đảm bảo con này ăn no đến lượt con khác, không con nào bị đói.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con gà thịt, thả vườn, đẻ trứng tốt

Thiết kế máng uống nước:

Nên dùng máng uống tự động , xếp xen kẽ nhau sẽ đỡ mất thời gian xách nước và pha thuốc. Vì mỗi khi pha thuốc sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nhớ phải điều chỉnh độ cao hợp lý để gà có thể uống được. Về thể tích nước, cứ 1000 con thì cần 30 lít nước, khi pha thuốc thì ngắt bể chính, pha xong thì mở khóa để nước chảy lại bình thường.

Bóng úm gà như nào tốt nhất?

Mọi người nên dùng bóng có công suất từ 100W trở xuống sẽ giúp úm gà đều hơn. Nên mua nhiều hơn 2-3 bóng để dự bị phòng ngừa bóng bị hỏng, sẽ không đủ công suất, gà không đủ ấm, dễ bị bệnh. Ngoài ra khi mất điện có thể dùng bếp củi, máy phát điện.

Mật độ úm gà từ 50-60 con/m2, để bóng cao 70cm làm khung phủ bạt hoặc bằng giấy cát tông. Để hở phần trên đầu để không bị ngạt khí.

Thuốc kháng sinh:

Dùng thuốc florfenicol: Thuốc chuyên điều trị các bệnh về tiêu chảy, lạnh, hen khẹc ở gà.

Cần bổ trợ thêm thuốc kháng sinh như sunfamono, thuốc hạ sốt, giải độc gà,…

Dùng bình phun, vôi trắng, thuốc khử trùng chuồng gà. Ngoài ra, còn chuẩn bị sổ ghi chép để kiểm kê ngày tháng cho đúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *