Mô hình nuôi dê đang được nhiều người dân áp dụng và kết quả vô cùng bất ngờ đã đem lại nguồn thu nhập vô cùng khủng. Với đặc điểm dễ nuôi, không tốn nhiều diện tích,… chắc chắn mô hình này sẽ tiếp tục phát triển được mọi người dân tin dùng để tăng năng suất kinh tế. Sau đây, là những kỹ thuật nuôi dê chốt chuồng giúp hạn chế thất thoát, rủi ro, mang lại nguồn thu nhập lớn.

Lựa chọn dê giống

♦ Chọn những con dê cái lông mềm, thân hình cân đối, bầu vú phát triển. Ưu tiên chọn những con vượt trội nhất trong đàn, khung xương phát triển, hông rộng, bộ phận sinh dục nở nang, núm vú dài hướng về phía trước.

♦ Chọn những con dê giống có thân hình vạm vỡ, nhanh nhẹn, bốn chi vững chắc, cơ quan sinh dục phát triển đều, mông dài, hai quả tinh hoàn to, đều.

♦ Cần mua giống ở nơi có xuất xứ rõ ràng, bố mẹ phải là con khỏe mạnh, thuần chủng.

♦ Không chọn những con: chậm chạp, tứ chi không đều, đầu dài, móng không nhọn.

Các giống dê phổ biến

♦ Dê thịt Boer: có nguồn gốc từ châu Phi. Đặc điểm: lông trắng, cổ và hai bên mặt có màu nâu. Dê phát triển khá nhanh, ngoại hình vạm vỡ đạt từ 120-140kg/con, dê boer được nuôi chủ yếu để lấy thịt.

♦ Dê Bách Thảo: giống chuyên kiêm dụng để nuôi lấy sữa và thịt, có một màu lông là màu đen sọc trắng, tai to, ngoại hình cao to. Cân nặng 60-85kg/con.

♦ Dê địa phương (dê cỏ): có nhiều màu lông khác nhau, hai sọc nâu hoặc đen mọc hai bên mặt, 4 chân đều có đốm đen.

Chuồng nuôi dê

Chuồng nuôi cần đảm bảo khô ráo, tránh nhiệt độ nắng nóng hoặc ẩm ướt. Xây dựng cũng không quá cầu kỳ, phức tạp. Vật liệu đơn giản, dễ tìm. Tuy nhiên, cần phải biết cách làm chuồng theo đúng kỹ thuật thì việc chăm sóc, xuất chuồng mới thuận tiện và có hiệu quả cao.

Yêu cầu chung về chuồng nuôi

Vị trí: Chọn khu vực trên cao, không bị trũng thấp, sạch sẽ, yên tĩnh, xa khu dân cư, không ô nhiễm nguồn nước. Chuồng phải đặt cách xa nhà ở. Bên ngoài chuồng cần trồng thêm cây xanh để có được bóng mát.

Hướng chuồng: Hướng thích hợp nhất là hướng Đông Nam, có được ánh nắng chiếu vào chuồng sẽ nhanh khô ráo, thoáng mát.

Vật liệu: Được làm bằng gỗ, tre, thân cây dừa,… vừa sạch sẽ vừa tiết kiệm được chi phí. Chuồng nuôi phải được làm theo đúng kỹ thuật, đúng diện tích thì dê mới sinh trưởng và phát triển tốt.

Dụng cụ: Ở mỗi chuồng cần lắp đặt hệ thống máng ăn, máng uống, đèn chiếu sáng khi dê đến kỳ sinh sản, dụng cụ lấy sữa.

Diện tích chuồng nuôi

  • Diện tích thích hợp đối với dê sinh sản là từ 2 con/m2, đối với dê đực giống là 3 con/m2. Tùy vào diện tích mà bà con chuẩn bị số lượng nuôi cho phù hợp.
  • Chiều cao từ sàn đến mặt đất từ 60-80cm.
  • Khoảng cách giữa các ô ngăn dưới nền sàn phải được cách 1,5cm. Điều này vừa để chân dê không bị lọt xuống vừa giúp bà con dễ dàng trong việc dọn dẹp phân, nước tiểu bám trên thành sàn.
  • Thành chuồng cao tối thiểu 1,8cm, các nan cách nhau 10cm.
  • Cửa chuồng được làm cao hơn chiều cao của dê, để khi dê ra ngoài hoặc xuất chuồng được thuận tiện hơn. Cửa chuồng cần có độ rộng 60-80cm.

Lồng dê

Lồng hay còn gọi là cũi được làm từ vật liệu tre có tác dụng làm lồng nhốt dê. Mỗi chuồng có kích thước rộng từ 1,5-2m, có chiều cao cách đất 50cm.

Sân chơi cho dê

Sân chơi có tác dụng làm nơi vui chơi gải trí cho đàn dê. Sân chơi phải có diện tích gấp 3 lần chuồng nuôi. Sân chơi để cho dê di chuyển, vận động, kích thích sự sinh trưởng của đàn dê. Đảm bảo mật độ 1 con/2m2. Bên ngoài có lưới b40 hoặc hàng rào tre bao xung quanh.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dê thương phẩm, sinh sản tốt

Thức ăn cho dê

Nguồn thức ăn cho dê vô cùng dễ tìm, đơn giản. Bà con có thể tận dụng được nguồn phân thải ra của dê để trồng trồng các loại cỏ, đảm bảo lượng thức ăn được đảm bảo, an toàn. Các nguồn thức ăn chủ yếu là: thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.

Thức ăn thô xanh: gồm các loại cỏ voi, rau muống, khoai lang, lá chuối, thân cây ngô, các loại cây họ đậu, lá mít,…

Thức ăn tinh: gồm các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm như ngô, thóc, đậu tương, lúa mì, hạt lạt,…

Thức ăn bổ sung: bã rượu bia, bã đậu phụ, các loại thức ăn bổ sung khoáng, vitamin, bột sò, muối ăn và các loại rau củ quả như cà rốt, khoai lang, sắn. Tuy nhiên, cần sơ chế sắn trước khi cho dê ăn vì trong sắn có nhiều độc tố axit HCN nên cần sơ chế thật kỹ sắn tránh gây ngộ độc cho đàn dê.

Những phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:

Thức ăn tinh: thức ăn từ các loại hạt bà con cần sử dụng máy nghiền thức ăn tạo chế phẩm hạt viên. Bà con dùng phối hợp với các loại vitamin để bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng (bà con đến những cơ sở sản xuất máy để mua). Vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo được vệ sinh, chi phí mua nguyên liệu.

Thức ăn thô xanh: đây là nguồn thức ăn dễ chế biến nhất, chiếm đến 70% sản lượng thức ăn. Tuy nhiên, để tránh lãng phí lượng thức ăn, không để thức ăn rơi vãi ra ngoài do các loại cỏ voi, thân cây ngô khá cứng. Vì thế, bà con nên dùng các loại máy băm cỏ băm thành từng đoạn ngắn cho dê ăn hàng ngày. Ngoài ra, bà con có thể đem ủ chua các loại cỏ với chế phẩm sinh học góp phần kích thích được khẩu phần ăn của dê, thúc đẩy hệ tiêu hóa giúp đàn dê hấp thu tốt.

Đối với các loại củ quả bà con nên băm nhỏ vừa ăn chứ không để nguyên củ, cũng không được nghiền nhuyễn.

Khẩu phần thức ăn cho từng loại dê

♦ Dê mới sinh- 2 tháng tuổi: 7kg thức ăn thô xanh+1,5kg thức ăn tinh/con/ngày.

♦ Dê hậu bị: 0.5kg củ quả+ 4kg thức ăn thô xanh+0,3kg thức ăn hỗn hợp/con/ngày.

♦ Dê đực giống:  4kg thô xanh+ 2kg rơm+ 500gr thức ăn hỗn hợp/ con/ngày.

♦ Dê cái vắt sữa: 1kg cây họ đậu+1kg rơm+2kg cây lá khác+0,5kg thức ăn hỗn hợp.

♦ Dê cái cạn sữa: 0,4kg củ quả+5kg thức ăn xanh+0,5kg thức ăn hỗn hợp.

Nước uống cho dê

Dê là loài gia súc chịu khát rất giỏi. Tuy nhiên, bà con cần phải cung cấp nước thường xuyên cho dê nhốt chuồng đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng. Vào mùa đông lượng nước trong thức ăn có chứa nhiều nên không cần cung cấp thường xuyên.

♦ Đối với dê vắt sữa, 1 lít sữa sẽ cần khoảng 1,3 lít nước/ ngày nên bà con có thể dựa vào đó mà cung cấp lượng nước phù hợp. –

♦ Đối với dê sơ sinh- 2 tháng tuổi cần 0,5 lít nước/ ngày.

♦ Đối với dê 2 tháng tuổi trở lên cần 5 lít nước/ ngày.

Lưu ý: Máng nướng và nước phải được chà rữa thường xuyên tránh để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho đàn dê.

Thiến giống cho dê thịt

Khi dê đạt 3 tuần tuổi bà con tiến hành thiến giống để dê cho sản lượng thịt tốt nhất. Bà con nên thiến đúng thời gian vì để lâu dê lớn sẽ khó trong việc bắt dữ, dê trở nên hung hăng hơn.

Các bước tiến hành thiến giống như sau:

Bước 1: dùng khăn lau chùi vệ sinh sạch sẽ. Tiếp đến, dùng thuốc đỏ khử trùng dịch hoàn. Nắm chặc và kéo nhanh túi dịch hoàn ra bên ngoài để không lùi vào phía trong.

Bước 2: khử trùng con dao bằng oxi già, dùng con dao nhỏ và sắc rạch 1 đường dài 4 cm vào chính giữa 2 trái dịch hoàn. Lúc này, bà con dùng tay bóp nhẹ và kéo dịch hoàn ra.

Bước 3: thắt phần trên thừng dịch hoàn thành 2 nút cách nhau 1,5cm. Dùng dao cắt phần thừng giữa 2 nút buồn đó. Làm tương tự phần dịch hoàn còn lại.

Bước 4: sau khi làm xong bà con dùng khăn sạch hoặc bông hấp lau lại. Để tránh bị nhiễm trùng, lỡ loét bà con nên nhỏ thuốc đỏ vào 2 túi dịch hoàn rồi tiến hành khâu lại.

Bước 5: sau khi thiến xong bà con cần quan sát thử dê có chảy máu không, kiểm tra hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng, bôi thêm thuốc đỏ để vết khâu nhanh lành.

Chăm sóc dê theo từng giai đoạn phát triển

Dê con dưới 12 ngày tuổi

Giai đoạn này khá quan trọng để góp phần thúc đẩy sự phát triển của dê sau này. Dê con cần thời gian 7-10 ngày để thích nghi được với điều kiện môi trường bên ngoài. Sau khi sinh, cơ thể của dê còn khá yếu, không có khả năng tự vệ, thân nhiệt kém, cơ quan tiêu hóa yếu, dạ cỏ chưa phát triển. Khi dê vừa sinh ra, bà con dùng khăn lau sạch chất nhờn rồi tiến hành cắt dây rốn, chừa trống 5cm rồi dùng dây chỉ cột lại để rốn không chảy máu. Sau đó, cho dê con bú sữa mẹ, mới sinh cơ thể dê con còn yếu nên cần đỡ cho chúng bú một thời gian rồi buông dần. Phải cho dê bú đều 2 vú. Nếu dê con không chịu bú, tiến hành vắt bỏ tia sữa đầu rồi vắt vào miệng dê, dê sẽ bú lại bình thường. Lưu ý: nên cho dê con bú sữa mẹ trong vòng 4h sau khi sinh nếu không chúng sẽ chết.

Dê từ 12- 45 ngày tuổi

Đến khoảng thời gian này bà con tách dê con ra khỏi dê mẹ rồi tiến hành vắt sữa. Mỗi ngày vắt 2 lần, mỗi lần vắt 500ml, sau khi vắt xong cần cho dê con uống ngay.

Trong thời gian này, tiến hành cho dê con ăn cỏ non để chúng quen dần với thức ăn. Khi dê đạt 20-25 ngày tuổi, cần phải đảm bảo được lượng thức ăn tinh 20-35gr/ con/ngày.

Dê sau 45 ngày tuổi

Trong giai đoạn này bà con nên giảm dần lượng sữa mẹ xuống còn 400ml/con/ngày. Giai đoạn này dê bắt đầu hoàn thiện hệ tiêu hóa và sức đề kháng cũng tăng mạnh. Giảm lượng sữa thì cần cung cấp thêm lượng thức ăn tinh từ 60-100gr/con/ngày. Sau 1 thời gian, lượng thức ăn này cũng tăng dần lên để dê không bị đói.

Sau khi đủ 90 ngày, bà con ngừng cho dê uống sữa và tăng cường bổ sung lượng thức ăn. Sau khi cai sữa xong và tách chuồng, cần lọc riêng dê đực và dê cái có ngoại hình vượt trội để nuôi lấy giống.

Phòng bệnh cho dê

♦ Vệ sinh chuồng nuôi, phát quang bụi rậm.

♦ Chọn khu vực nuôi thông thoáng, thoải mái.

♦ Dùng vôi bột hoặc thuốc khử trùng Han Iodin 10% phun xịt xung quanh chuồng trước khi cho dê vào nuôi.

♦ Thức ăn phải qua sơ chế trước khi cho dê ăn.

♦ Tiêm phòng vaccine đầy đủ.

♦ Quan sát và thường xuyên kiểm tra đàn dê.

♦ Cách ly và tìm điều trị đối với những con dê có dấu hiệu mắc bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *