Để nuôi được đàn dê mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất trước tiên vấn đề được quan tâm nhất đó chính là việc xây dựng chuồng trại. Dê có chỗ ở tốt thì mới phát triển nhanh chóng, đồng thời tránh được các vấn đề từ bên ngoài tác động vào. Đồng thời chuồng nuôi cũng giúp giảm thiểu được việc ô nhiễm môi trường, kiểm soát được bệnh tật của dê. Sau đây, là kỹ thuật làm chuồng nuôi dê đúng cách, mời mọi người cùng tham khảo.

Lợi ích của việc làm chuồng trại nuôi dê đúng kỹ thuật

Dê là loài gia súc ăn tạp, dễ chăm sóc, hiền lành, ít bị bệnh, có tập tính sống bầy đàn, không tốn nhiều chi phí khi mua thức ăn. Dê cung cấp sản lượng thịt, sữa sạch và con giống. Chính vì những yếu tố này nên bà con hiện nay đang áp dụng việc chăn nuôi dê theo quy mô chuồng trại lớn và đang ngày càng mở rộng ở hầu hết khắp các tỉnh thành Việt Nam. Bà con nuôi dê với số lượng lớn từ 100 đến 200 con phải cần trang bị chuồng nuôi. Khi xây dựng chuồng nuôi bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật góp phần mang lại lợi ích tốt nhất:

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, giúp dê phát triển nhanh

Điều đầu tiên trong nuôi dê đúng kỹ thuật là phải biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của đàn dê. Không để dê phơi nắng, ở ngoài mưa quá lâu, chịu nhiều tác động của điều kiện môi trường, đặc biệt là đối với dê con sau khi sinh. Tiếp theo, là giúp dê chống được mọi vi khuẩn xâm nhập, tấn công.

Chuồng nuôi phải được đảm bảo và phân chia thành từng khu vực khác nhau phù hợp với từng mục đích nuôi loại dê nào, dê được phân chia thành từng loại: dê mới sinh, dê hậu bị, dê thịt, dê trưởng thành, dê sinh sản,… để giúp bà con tiện trong việc quan sát bệnh tình và dễ vệ sinh chuồng nuôi, thức ăn trong việc cho ăn, dễ dàng bố trí theo từng loại dụng cụ ăn uống, dê phát triển được cùng lúc, đồng đều không làm ảnh hưởng gì đến nhau. Từng loại dê có mỗi loại bệnh lây lan và cách điều trị cũng khác nhau nên cần nuôi dê trong từng khu vực riêng để không làm ảnh hưởng đến nhau, dễ dàng kiểm soát được bệnh tật.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dê thương phẩm, sinh sản tốt

Quản lý đàn dê tốt hơn

Làm chuồng đúng kỹ thuật trước tiên là giúp cho đàn dê tránh được mưa, nắng, theo dõi được tình hình sức khỏe của dê, quan sát, nhận biết được khi nào dê động dục rồi tiến hành phối giống tránh dê mắc phải tình trạng giao phối cận huyết sẽ làm cho dê con còi cọc, chậm lớn. Thứ 2, là có thể cách ly các con dê bị bệnh sang một chuồng khác để dịch bệnh không thể lan rộng, chỉ lây lan trong phạm vi gần nhất. Từ đó, bà con tìm ra cách khắc phục, dễ dàng đem tiêu hủy khi dê chết.

Đặc biệt, đối với những hộ chăn nuôi quy mô lớn cần diện tích chăn thả rộng. Dê là loài gia súc có tính tò mò, tìm ăn những chỗ mới lạ, thích ăn lá cây còn non. Chính vì thế, việc làm chuồng trại giúp dê tránh được những phiền phức từ bà con xung quanh do dê ăn phá hoại cây cối, hoa màu.

Dê có tập tính sống bầy đàn, không bao giờ đi riêng lẽ từng con nên khi chúng mắc bệnh khó có thể phát hiện được, đến khi nào ngã quỵ, kiệt sức thì chúng mới ngừng đi. Chính vì vậy, việc xây dựng chuồng trại cho dê là điều rất quan trọng.

Có thể tận dụng được nguồn phân, không làm ô nhiễm môi trường

Nuôi dê rất có nhiều lợi ích bên cạnh dùng thịt, sữa để đưa vào sản xuất tiêu dùng. Ngoài ra, phân dê thải ra còn có tác dụng làm phân bón cho cây rồng. Nguồn phân này cũng được thương lái thu mua khá nhiều, chi phí mua cũng khá cao. Để  dê ở trong chuồng, cũng tận dụng được nguồn phân thải ra, phân ở một chỗ, bà con dồn đống và đem đi ủ. Bên cạnh đó, ngoài việc bán cho thương lái, thì bà con tận dụng phân này để bón cho cỏ voi, các loại cây trồng cho dê ăn, giúp bà con giảm thiểu được chi phí mua phân hóa học mà còn phát triển nhanh hơn.

Phân dê và nước tiểu có mùi khá hôi, nếu chăn thả dê ở môi trường bên ngoài, gần khu dân cư thì việc này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm đất. Đồng thời, làm các loại côn trùng như mũi, kiến, gián, ruồi sinh sôi nhiều khiến môi trường sống con người không được đảm bảo.

Ngoài ra, khi dê đến kỳ động dục, dê kêu khá to và mất 3 ngày dê mới ngừng kêu. Nếu thả dê bên ngoài, không giao phối chúng sẽ làm ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn đến mọi người xung quanh.

Yêu cầu chung về chuồng trại nuôi dê

Hướng chuồng: Nên chọn hướng có ánh sáng mặt trời chiếu vào buổi sáng để giúp đàn dê khỏe mạnh, chắc xương. Cần xây chuồng theo hướng đông nam. Ánh sáng chiếu vào buổi sáng sẽ giúp kích thích được đàn dê ăn nhiều, xương chắc khỏe, phát triển tốt.

Vị trí: Dê là loài gia súc khá tò mò, nhanh nhẹn thích ăn ở những nơi cao, rất sợ tiếng ồn, đám đông. Chính vì thế cần xây chuồng ở những nơi thoáng mát, xa khu dân cư đông người. Ngoài ra, phân dê và nước tiểu có mùi hôi rất khó chịu, lâu ngày dẫn đến bị ô nhiễm đất nên cần đặt chuồng ở xa khu nhà ở, nước uống, ở ngoài đường giao thông nhưng cần phải chọn địa điểm thích hợp để dễ dàng kiểm soát và quan sát được tốt hơn.

Diện tích xây chuồng: Yếu tố này phải phụ thuộc vào quy mô nuôi của bà con là bao nhiêu. Diện tích nuôi thích hợp nhất là từ 1-2 con/m2. Chuồng phải được rộng rãi, thoáng mát, khâu vệ sinh cho bà con cũng dễ dàng. Nếu bà con muốn dê phát triển nhanh hơn mức bình thường vì dê rất thích vận động, chạy nhảy nên cần bố trí chuồng rộng hơn, phù hợp với diện tích mà mình có.

Vật liệu làm chuồng: Khâu này khá đơn giản, vật liệu chắc nhưng sử dụng được lâu, chi phí lại rẽ, chuồng nuôi cũng không cần phải cầu kỳ như chuồng bò, trâu. Tốt nhất bà con dùng tre, gỗ, thân cây bạch đàn, dừa để làm chuồng. Phần mái thì dùng lá dừa hoặc ngói để lợp chuồng, vừa tiết kiệm mà vừa lại mát. Nếu bà con có điều kiện thì dùng gạch, xi măng, mái tôn để làm chuồng.

Yêu cầu kỹ thuật của chuồng nuôi dê

Khung chuồng: Trước tiên cần đào và gia cố trụ cho chắc chắn, dùng đá chẻ, xi măng đổ vào cho kiên cố. Dưới chân cột có chân đỡ kê cao 80cm. Khung chuồng được làm bằng tre, gỗ bạch đàn. Bên cạnh là các cây cột dọc, cột ngang chắc chắn. Khung chuồng được làm cẩn thận để khi dê chạy nhảy hoặc quậy phá thì chuồng vẫn còn chắc chắn.

Thành chuồng: Giúp cho dê không trốn được ra ngoài, thành dựng xung quanh sàn chuồng. Chẻ lát tre thành từng miếng mỏng rồi đan lại với nhau, mỗi mối đan cách nhau 5-8cm, không cần đan quá dày tránh mất thời gian. Thành chuồng có chiều cao khoảng 1,5m. Làm thành bằng tre giúp dê cảm thấy thoải mái, mát mẻ, không bị ngột ngạt. Khi làm cần dùng dao cắt bỏ phần mắt và chuốt đều để khi dê không may chạm phải vào sẽ bị tổn thương da.

Sàn chuồng: Sàn phải được làm cách nền tối thiểu 1m, dùng thanh gỗ hoặc tre có kích thước 3 cm đóng đan xen với nhau hoặc theo kiểu giường ngủ, để khe hở 1,5cm. Đảm bảo cho phân và nước tiểu rơi xuống, không mất nhiều thời gian để vệ sinh, nhưng không để cho chân dê phải lọt xuống. Bà con nên dùng cây gỗ, dùng tre bất tiện hơn, phải gọt sạch và chuốt nhọn các mắt, mặt tre được đóng quay lên trên để không ứ đọng nước tiểu hoặc phân.

Mái chuồng: Mái được làm theo kiểu mái thái, phần bên ngoài làm dài hơn để nước mưa không bắn vào, mái được nhô ra khoảng 80cm. Làm mái phải có độ dốc để khi mưa nước chảy nhanh, không ứ đọng tràn vào chuồng.

Vách ngăn: Vách được làm bằng gỗ hoặc thanh tre. Khi đo chuồng theo đúng kích thước cần xây dựng vách ngăn cho hợp lý để cách chuồng này với chuồng khác, chiều cao các thanh là 1,2m, khoảng cách giữa các thành là 10cm. Khi làm vách ngăn cần chú ý để cửa ra vào, chiều cao của cửa trùng với vách ngăn. Chiều cao này là hợp lý để dê có thể đi vô, đi ra dễ dàng.

Cửa chuồng: Cửa chuồng rộng 80cm để dê dễ dàng đi lại trong việc chăn thả, cần phải trang bị cầu để dê đi xuống. Thuận tiện trong việc vận chuyển mua bán hoặc di chuyển dê sang chuồng khác khi dê đẻ cũng cần phải có cửa để đi lại, lên xuống. Cửa xuống được thiết kế bằng bật thang, làm bằng tre để dê tiện đi lại.

Máng nước: Khi vào mùa nóng bà con cần trang bị nước cho dê đầy đủ. Máng nước được thiết kế để bên trong mỗi chuồng, bà con có thể dùng xô, chậu, thau nhựa làm vật dụng cho dê uống nước. Dê có khả năng chịu khát giỏi hơn các loài động vật khác nhưng cũng phải cần trang bị nước đầy đủ, đặc biệt là khi vào mùa nắng.

Máng đựng thức ăn: Máng phải được thiết kế phía đằng trước mỗi chuồng để dễ dàng trong việc cho dê ăn, cần chừa lỗ trống để dê thò đầu ra ăn, máng ăn của dê cũng được làm giống như máng ăn của trâu, bò. Thiết kế như vậy cũng tránh được thức ăn bị dê kéo vô chuồng, làm bẩn và khó vệ sinh. Máng được làm bằng thanh gỗ đóng khít lại với nhau hoặc dùng tấm tôn bẻ cong lại đều được. Đối với thức ăn tinh cần trang bị với chiều cao 0,15-0,25m, rộng 0,2-0,25m.

Nơi vắt sữa: Được đặt phía bên ngoài khu vui chơi, nơi vắt sữa cần đặt cố định một chỗ, không di chuyển nhiều nơi. Chân sàn cao 50cm để thuận tiện cho người vắt sữa. Có khung vuông và lỗ trống chỉ để lọt đầu dê vào.

Khu vui chơi giải trí: Dê có tập tính sống bầy bàn, thích chạy nhảy nên cần trang bị sân chơi rộng và đảm bảo phù hợp với số lượng dê. Sân được làm rộng theo tỷ lệ 2-5con/m2, nằm liền kề với chuồng nuôi, được láng xi măng hoặc trồng cỏ nhỏ. Phía bên ngoài được trang bị lưới B40 hoặc hàng rào tre để dê không chạy ra ngoài và trốn thoát.

Các kiểu chuồng dê phổ biến

Chuồng không chia ngăn: Chuồng này ưu tiên dùng trong chăn thả kết hợp với nhốt chuồng. Kiểu chuồng này làm giảm đi một phần chi phí khi mua vật liệu làm vách ngăn, chỉ dùng được đối với dê thịt. Cần thiết kế cửa chuồng rộng để dê dễ đi lại cho cả đàn. Không dùng chuồng này đối với dê sinh sản, dê hậu bị và dê con.

Chuồng có vách ngăn: Kiểu chuồng này được nuôi kết hợp nhiều loại dê khác nhau: dê sinh sản, dê trưởng thành, dê hậu bị,… cách làm được áp dụng theo phương thức bên trên.

Chuồng úm dê mới sinh: Kiểu chuồng này được thiết kế riêng cho dê từ 7-20 ngày tuổi. Kích thước: chiều cao 80cm, dài 1.5m, rộng 1,2m. Mỗi ô nhốt từ 4-5 con. Phía dưới nền độn thêm rơm để dê con nằm cho ấm. Sau khi tách ra khỏi dê mẹ, cho dê vào chuồng úm ngay lập tức để tăng tỷ lệ sống sót. Vật liệu làm bằng tre, các thanh được chuốt đều không để làm tổn thương dê.

Vệ sinh chuồng nuôi dê

Vệ sinh chuồng trại

Dê sống trong môi trường khá sạch sẽ, kể cả thức ăn cũng vậy. Vì thế trong khi nuôi cần vệ sinh chuồng, dụng cụ ăn uống để hạn chế vi khuẩn xâm nhập tấn công gây hại. Trước khi cho lượng thức ăn mới vào, máng cũ phải được vệ sinh, thay mới. Để dễ trong việc vệ sinh, mỗi ngày tận dụng việc cho dê ra sân chơi thì bà con quét dọn chuồng, dùng vòi nước xịt để phân và nước tiểu không ứ đọng trên các thanh gỗ. Không để nước đọng lại ngoài sân chơi. Cần khử trùng lượng nước trước khi cho dê uống.

Khử trùng chuồng trại

Vấn đề khử trùng là một vấn đề khá quan trọng giúp định hình được đàn dê có mắc bệnh hay không. Cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bà con tiến hành khử trùng chuồng nuôi trước 3 ngày khi cho dê vào nuôi. Trong quá trình khử trùng, chuồng nuôi phải được để trống. Trong khi nuôi, cần được khử trùng định kỳ 2 tuần/ lần. Tiến hành phát quang bụi rậm khu vực xung quanh chuồng nuôi. Sau khi quét dọn xong, bà con có thể dùng lửa hoặc nước sôi để tiêu độc khử trùng giảm các tác nhân gây bệnh. Tiếp theo, tiến hành theo phương pháp khử trùng bằng hóa chất. Có 2 phương pháp là phun và xông. Phun được áp dụng nhiều hơn, không mất nhiều thời gian. Xông dễ gây ra nhiều nguy hiểm vì xông phải dùng đến lửa, tuy nhiên các vật liệu đều dễ cháy nên cần hạn chế việc xông.

Sau đây, là các loài thuốc khử trùng và cách pha như sau:

♦ Chuồng nuôi không có dê: chloramine B 1,5gr/ lít nước+ Halamid 3gr/ lít nước+ vôi bột+ nước vôi 10-20%+ Formol 2-5%+ soude 2-5%.

♦ Chuồng nuôi có dê: Pacoma 1/700-1%o + Chloramine B 2%o,1% + TH4 1/200, 1/400 + Virkon S 1/200+ Hantox-200 50ml/ 15 lít nước+ Butox 10ml/ 5 lít nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *