Dê là một loài động vật hiền lành, dễ chăm sóc, sinh trưởng tốt, có khả năng chống chọi được với nhiều loại bệnh tật. Ở Việt Nam có rất nhiều loại giống để bà con lựa chọn, giống được nuôi chủ yếu là giống dê nội và giống nhập ngoại. Tùy theo mục đích của mỗi người mà bà con có thể chọn được cho mình giống nuôi phù hợp.

Dê cỏ

Giới thiệu: Dê cỏ hay được gọi là dê địa phương, dê ta, dê nội, giống dê này có nguồn gốc từ Việt Nam. Đây là giống dê được nuôi phổ biến nhất trên khắp các tỉnh thành của nước ta, được nuôi lấy thịt. Chúng thích ứng được với điều kiện khí hậu của Việt Nam, có khả năng chống chịu được với nhiều loại bệnh tật, phù hợp với việc chăn thả ở các đồi núi nước ta. Được mọi người quan tâm nhất là bởi kích thước dê nhỏ, nuôi không nhiều thịt bằng các loại dê khác nhưng từ xưa đến giờ rất nhiều người thích nuôi loại dê này, chúng có đặc điểm sinh sản  nhanh, biết cách chăm sóc con của mình, thích nghi được với điều kiện khí hậu của Việt Nam, không mắc quá nhiều bệnh, mặc dù dê nhỏ con nhưng thịt của chúng rất ngon, dễ chăm sóc chính vì thế mà nhiều người lựa chọn giống dê này.

Cơ thể: Dê có ngoại hình cơ thể thấp bé, nhỏ con hơn so với loài dê khác. Cân nặng của dê cỏ khi mới sinh chỉ đạt 1,7- 2kg, dê trưởng thành đạt 32-35kg/con. Con đực luôn luôn nặng hơn con cái, cân nặng trung bình của con đực có khối lượng 25kg, con cái nặng 20kg. Đặc điểm có đầu to, tai ngắn, nhỏ và lúc nào cũng đứng lên, lông màu trắng hoặc đen có con được lai cả hai màu, sừng và cổ rất ngắn, có râu dưới cằm.

Sinh sản: Sau khi nuôi được khoảng 6-7 tháng thì có thể tiến hành phối giống cho dê cái, mỗi năm dê cỏ đẻ được 4 lứa, mỗi lứa có khoảng 1-3 con. Cách nhận biết dê cái đòi đực là âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn và thường hay nhảy lên lưng con đực, thời gian dê cỏ đòi đực từ 2-3 ngày. Bà con cần theo dõi để nhận biết con giống đòi đực. Dê cái mang thai từ 140- 145 ngày thì bắt đầu sinh . Dê cái con tiếp tục nuôi đến 7 tháng nữa rồi phối giống theo quy trình như con mẹ. Dê mới đẻ mất khoảng 3 tháng mới có thể cai sữa.

Dê bách thảo

Giới thiệu: Dê bách thảo được lai tạo từ giống dê Alpine của Pháp và dê British- Alpine của Ấn Độ, đây là giống dê nhà Việt Nam. Giống dê bách thảo được nuôi khá nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Đặc điểm, giống dê này rất to con, lông đen và mượt, tai dài và úp xuống. Là giống chuyên dùng để lấy sửa và thịt, nhưng phần lớn giống này dùng để lấy sữa.

Cơ thể: Dê bách thảo có kích thước to gấp đôi so với dê cỏ. Con mới sinh nặng từ 2,6-2,8 kg/con, dê đực trưởng thành có thể nặng lên tới 80kg, chiều cao khoảng 80-95cm, dê cái đạt từ 40-45kg/con, chiều cao từ 60-70cm. Tầm vóc của dê bách thảo được thể hiện qua số đo của từng con. Cân nặng càng lớn thì giá bán sẽ càng cao.

Sinh sản: Dê cái bách thảo khi nuôi được từ 6-7 tháng có thể cho phối giống, khi nào khối lượng cơ thể đạt trên 50% trọng lượng cơ thể lúc trưởng thành. Dê đực có thể cho phối giống từ lúc 4-6 tháng tuổi, nhưng trọng lượng cơ thể chưa đạt 50% trọng lượng cơ thể nên cần để thời gian thích hợp cho dê đực giao phối từ 6-8 tháng. Dê cái khi sinh con sẽ có nhiều sữa, nuôi con được nhanh lớn. Cứ 7 tháng dê cái sinh sản một lần, mỗi lần đẻ 1-2 con.

Dê Boer

Giới thiệu: Dê boer có nguồn gốc xuất xứ trực tiếp từ Nam Phi. Được nuôi nhiều nhất ở Ninh Thuận và tỉnh duyên hải miền Trung. Giống dê này là thuần lai với dê bụi của Úc. Mỗi vùng có tên gọi khác nhau, còn có tên gọi khác là dê Phan Rang. Loại dê này rất nhanh lớn, cho sản lượng thịt nhiều hơn, trong thịt cũng chứa nhiều chất béo so với các giống dê khác.

Thân hình: Dê boer mang trên mình hai màu lông, một là lông đen trắng và hai là lông nâu trắng. Lông đen phủ hết phần cỗ và đầu, lông trắng ở mặt dưới của tai chạy song song từ đầu đến phần bụng và từ khủy chân trở xuống.

Sinh sản: Dê lai F1 được tạo ra bằng cách cho con đực và con cái phối với nhau thông qua công thức sau:

Boer (OO) x Bách Thảo (BB)= F1 OB

Bách Thảo x Bách Thảo (BB)= BB

Dê SAANEN

Giới thiệu: Dê saanen có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, được nuôi nhiều ở các nước châu âu và Pháp. Đặc điểm có kích thước cao, lượng sữa nhiều, thường hay chạy nên được nuôi chủ yếu để lấy sữa, tập tính hiền lành và không phá phách.

Cơ thể: Có lông màu trắng kem, trắng nhạt và màu trắng, tai ngắn và dỉnh lên hướng về phía sau, dê saanen không có sừng. dê saanen có thân hình cao và cân đối. Con đực khi trưởng thành có trọng lượng 85kg chiều cao 90cm, dê cái nặng 60kg và chiều cao75cm. Có khi con đực nặng đến 100kg.

Thu hoạch sữa: Mỗi ngày dê saanen có thể sản sinh ra 5- 8 kg sữa. Thời điểm sản sinh ra sữa từ 8-10 tháng và cho sản lượng 900-1.000 lít.

Dê Jamnapari

Giới thiệu: Dê Jamnapari có nguồn gốc từ Ấn Độ và được nuôi nhiều nhất ở đất nước này. Giống dê này được nuôi nhiều để lấy sữa.

Thân hình: Giống dê này có kích thước lớn, lông màu nâu và có đốm đen, sừng ngắn, có đốm lông ngang mũi, chân dài, đuôi ngắn. Mỗi con dê đực trưởng thành nặng 40-45kg chiều cao 80cm, dê cái có kích thước 40kg và chiều cao 75cm.

Thu hoạch sữa: Năng suất sản sinh ra sữa mỗi ngày đạt 0,9-1kg/ ngày. Thời gian dê sản sinh ra sữa nhiều nhất là 165 ngày.

Dê Alpine

Giới thiệu: Dê Alpine có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp. Được nuôi nhiều ở các nước như Pháp, Philippin, giống dê này dùng để làm giống và lai cải tiến đối với một số loại dê khác.

Thân hình: Có kích thước lớn, lông màu xám, có sừng, miệng rộng. Trọng lượng khi dê đực trưởng thành nặng 80-100kg/con chiều cao có thể lên đến 1m, dê cái trưởng thành nặng 50-80kg/con chiều cao 80cm.

Thu hoạch sữa: Mỗi ngày dê Alpine cho năng suất 1,5kg sữa/ ngày. Thời gian dê sản sinh ra sữa trong 200 ngày, hàm lượng mỡ trong cơ thể đạt 3.6%.

Dê Anglo- Nubina

Giới thiệu: Dê Anglo- Nubian được lai từ nhiều giống dê khác nhau như Ấn Độ, Ai Cập, Thụy Sĩ. Giống dê này được các nước châu Á chọn nuôi nhiều để làm sữa và phần nhỏ ở các địa phương dùng giống này để lai tạo giống.

Thân hình: Dê có nhiều màu lông lai với nhau, tai dài và úp xuống, không có sừng, thân hình thấp nhỏ, vì giống dê này để lấy sữa nên bầu vú khá to, mũi thẳng. Mỗi con dê đực trưởng thành nặng 60kg/ con chiều cao70cm, dê cái trưởng thành nặng 40kg/con và chiều cao 60cm.

Thu hoạch sữa: Mỗi ngày dê Anglo- Nubina sản sinh ra 1,5-2kg sữa/ ngày. Thời gian sản sinh ra sữa từ 200-230 ngày. Hàm lượng mỡ trên sữa chiếm 4-50%.

Dê Beetal

Giới thiệu: Dê beetal có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ.

Thân hình: Tùy thuộc mỗi con có màu sắc khác nhau, màu lông không ổn định thường là màu nâu, đen, vàng sẫm. Có thân hình to, tai dài, mặt gồ và quỵt xuống, tai to và úp xuống, đuôi ngắn, sừng cứng và ngắn, có bông tai phía bên dưới cỗ, bầu vú khá phát triển. Mỗi con dê đực trưởng thành nặng 55kg/con và chiều cao 90cm, dê cái trưởng thành nặng 35kg/ con và chiều cao 75cm.

Thu hoạch sữa: Mỗi ngày dê beetal sản sinh ra 1,5-2kg sữa/ ngày. Thời gian để phát sinh ra sữa là 200 ngày. Hàm lượng mỡ trong sữa chỉ chiếm 4,5%.

Dê Togenburg

Giới thiệu: Dê có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Được nuôi nhiều để lấy sữa.

Thân hình: Dê có màu lông xám đất, tùy vào mỗi con có màu lông khác nhau, không cố định màu lông. Trên khuôn mặt có hai đường trắng chạy sọc dài. Có bộ lông khá dày và dài, tai, đuôi và chân có màu trắng. Có hai túi thịt hay còn gọi là hoa tai ở phía bên dưới cỗ, bầu vú to. Mỗi con dê đực trưởng thành nặng từ 60-70kg/con và chiều cao là 75 cm, dê cái nặng từ 40-50kg/ con và chiều cao từ 70cm.

Thu hoạch sữa: Mỗi ngày dê Togenburg cho năng suất sữa từ 1,5kg/ ngày. Thời gian sản sinh ra sữa là 200 ngày. Hàm lượng mỡ có trong sữa đạt 4%.

Dê Barbari

Giới thiệu: Dê barbari có nguồn gốc trực tiếp từ Ấn Độ. Hiện nay, giống dê này được nuôi khá nhiều ở Việt Nam và Việt Nam cũng có một cơ sở để chăn nuôi giống này, là giống dê chuyên dùng để kiêm dụng sữa thịt.

Thân hình: Dê này có kích thước nhỏ, lông màu trắng và có đốm nâu xung quanh. Mỗi con đực trưởng thành nặng 40-50kg/ con, chiều cao 85cmvà con cái nặng 25-35kg/con chiều cao 75cm, giống dê này có trọng lượng khá thấp. Sau khi nuôi con cái đưuọc 7-8 tháng tuổi thì có thể cho chúng giao phối, giống dê này có đặc điểm sinh sản khá tốt, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lần đẻ được 2-3 con, bà con cần cho dê ăn đủ chất dinh dưỡng để đạt năng suất tốt nhất.

Thu hoạch sữa: Mỗi ngày cho năng suất sữa 2kg/ ngày, sản lượng sữa trung bình từ 160-250kg/ chu kỳ. Hàm lượng mỡ trong sữa đạt 3,8-4,5%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *