Dê là loài gia súc khá hiền lành, dễ chăm sóc. Hiện nay, việc nuôi dê đang được nhiều bà con lựa chọn để đem lại giá trị kinh tế chính cho gia đình, dê hiện có mức giá ổn định khá cao. Để chăn nuôi mang lại hiệu quả cao cần biết và nắm bắt được biện pháp phòng bệnh cho dê.

Bệnh tiêu chảy ở dê

Nguyên nhân: Do ăn quá nhiều đạm, thức ăn bị ẩm mốc, hôi thiu, đột ngột thay đổi lượng thức ăn, chuồng trại ẩm ướt.

Biểu hiện: Dê ỉa phân lỏng, phân chuyển sang vàng hoặc trắng nhạt, phân dính xung quanh hậu môn, dê bỏ ăn, xù lông.

Điều trị:

  • Dùng thuốc Emitan chuyên điều trị bệnh tiêu chảy, cho dê uống 3 lần/ ngày. Sau 2 ngày dê sẽ khỏi bệnh.
  • Dùng kháng sinh Maxflo Xasin tiêm theo đúng liều lượng ghi trên bao bì. Lưu ý, thuốc này không sử dụng đối với dê mang thai. Khi dê bệnh này thì hãy dùng đến thuốc này, vì khi tiêm kháng sinh dê sẽ chậm phát triển.
  • Dùng thuốc cổ truyền: 20gr lá mơ+ 30gr trái sung, xay nhuyễn hỗn hợp rồi vắt lấy nước. Tách dê bị bệnh sang 1 chuồng riêng. Trong giai đoạn này cho dê ăn lá ổi, kết hợp với hỗn hợp trên để cho dê uống. Phương pháp này vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí.

Phòng bệnh: Cân bằng được lượng thức ăn, vệ sinh chuồng trại.

Bệnh chướng bụng đầy hơi ở dê

Nguyên nhân: Ăn phải thức ăn bị ẩm mốc, thức ăn giàu chất đạm, nhiều cây họ đậu, thay đổi lượng thức ăn đột ngột. Bệnh chướng bụng là hiện tượng sinh hơi quá mức do không tiêu hóa được thức ăn làm căng bụng phía bên hông trái.

Biểu hiện: Căng bụng, ợ hơi có mùi chua, ăn ít, dê kêu la, không nhai lại, miệng sùi bọt mép, sau 1-2 ngày dê đi ngoài nhiều lần. Không phát hiện và điều trị kịp thời dê sẽ bị chết.

Điều trị:

  • Ngâm 10kg củ tỏi + 2l rượu trắng rồi cho dê uống. Mỗi chuồng nuôi cần ngâm sẵn, trường hợp dê bị cần cho uống ngay. Trước khi cho dê uống, cần pha rượu với nước cho loãng. Một chén rượu pha với 1 chai nước suối. Cứ 30 phút uống 1 lần, làm như vậy thường xuyên, dê sẽ từ từ hồi phục và bớt dần.
  • Truyền nước biển để dê lưu thông lượng oxy để tuyến máu hoạt động lại bình thường. Trường hợp này chỉ dùng khi dê bị quá nặng.
  • Cho uống nước có gas như coca. Trước khi uống, pha coca với 1 ít muối.
  • Dùng Magie sunfat 200-500gr cho dê uống 1 lần.
  • Dùng Cafein và vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày. Tiêm 3 ngày liên tục.
  • Đỡ dê đứng lên cho dễ thở. Dùng tay xoa bóp nhiều lần, mỗi lần 10-15 phút.

Phòng bệnh:

  • Không thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn ẩm mốc.
  • Cỏ khi cắt về cần rửa sạch, để khô rồi cho dê ăn.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dê thương phẩm, sinh sản tốt

Bệnh loét miệng truyền nhiễm

Nguyên nhân: Do virus thuộc họ Poxviridae gây ra, virus kí sinh trên lông, da. Bệnh diễn ra trong vòng 4-6 tuần, không để lại sẹo.

Biểu hiện: Xuất hiện mụn nước ở môi, mép, đầu vú trong vài ngày đầu. Sau đó, lỡ loét ra rồi có mủ. Những mụn đỏ lan rộng và mọc dày xung quanh thành môi, dê không ăn và uống được, chãy nước dãi, khó thở.

Điều trị:

  • Dùng dao cạo tróc đầu mụn. Tiếp đến, dùng khăn sạch, thuốc sát trùng rửa sạch vết thương, rửa liên tục 3 lần. Sau đó, dùng metylen hoặc Iod- Tetra bôi trực tiếp lên vết thương liên tục 3 lần/ ngày.
  • Dùng kháng sinh: Streptomycin, Ampicillin, Penicilin hoặc dùng các thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi trực tiếp lên vết thương.
  • Dụng cụ bôi thuốc phải sát khuẩn trước khi bôi.

Phòng bệnh:

  • Tiêm phòng vaccine theo đúng định kỳ.
  • Phun xịt khử trùng chuồng nuôi.
  • Không cho người lạ vào chuồng.
  • Vệ sinh khu vực xung quanh chuồng.
  • Bổ sung thêm vitamin A, B.
  • Tách những con bị bệnh sang chuồng nuôi riêng để đảm bảo không lây lan dịch bệnh.

Bệnh viêm vú ở dê

Nguyên nhân: Bệnh được gây bởi vi khuẩn Staphylococus spp, Corynebacterium spp hoặc do virus E.coli gây ra. Do quy trình vắt sữa không đúng kỹ thuật và môi trường nuôi không đảm bảo, chăm sóc không đúng kỹ thuật khiến mầm bệnh lây nhiễm vào núm vú của dê

Biểu hiện: Sưng, đỏ, đau vùng bầu vú. Vú bị viêm sẽ chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ thẩm, khi sờ vào có cảm giác khá lạnh. Sữa tiết ra có màu vàng thẫm, nhợt nhạt, sữa loãng hơn lúc bình thường.

Điều trị:

  • Dùng nước muối ấm vệ sinh bầu và núm vú.
  • Massage bầu vú nhẹ nhàng thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu, làm cho máu lưu thông.
  • Sử dụng thuốc chống viêm: ketofen, Fluxin 50 tiêm lên bắp chân liên tục trong 3 ngày.
  • Bổ sung thêm các khoáng chất tăng cường sức đề kháng: Butasal 100, Introvit.
  • Phương pháp cổ truyền: dùng lá bàng nấu với một ít muối hạt, để nguội. Dùng khăn thấm và lau đều, vừa lau vừa masssage nhẹ bầu vú. Một ngày làm 4 lần, liên tục đến khi nào dê khỏi bệnh.

Phòng bệnh:

  • Khi chọn giống cần quan sát và lựa chọn kỹ.
  • Tiêm vaccine đầy đủ theo từng đợt.
  • Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng nước sạch sẽ.
  • Vệ sinh bầu và núm vú trước khi vắc sữa, dùng nước ấm, khăn sạch lau sạch bầu vú.
  • Rửa tay và dụng cụ trước khi tiến hành vắt sữa. Vắt sữa theo đúng quy trình kỹ thuật như hướng dẫn.
  • Sau khi vắt sữa xong cần sát trùng như lúc ban đầu.
  • Không chăn thả dê cái khi bầu vú quá to, đang trong chu kỳ tiết sữa.
  • Không cho dê con bú sữa bị viêm.

Bệnh giun sán ở dê

Nguyên nhân: Do virus gây ra, dê ăn phải thức ăn có virus ký sinh, môi trường  không được vệ sinh, các ấu trùng sống xung quanh chuồng nuôi.

Biểu hiện: Tiêu chảy kéo dài liên tục, ốm yếu, gầy gò, lông rụng, ít vận động, mệt mỏi.

  • Sán lá gan: tiêu chảy, da khô, có triệu chứng giãy giụa, thần kinh, dê bị chết đột ngột do thể cấp tính gây ra.
  • Sán lá dạ cỏ: lông xù, chậm lớn, da khô, táo bón lẫn tiêu chảy.
  • Sán lá dây: ít ăn, uống nhiều nước, phân lõng có màu vàng nhạt. Bà con quan sát thấy trong phân có hình dây, có triệu chứng run rẩy, đi không vững.

Điều trị:

  • Dùng thuốc Albendazol cho dê uống giúp kiểm soát và ngăn ngừa giun lây lan. Liều lượng: 1ml/ 10kg thể trọng.
  • Dùng Dovenix: dùng để tiêm thuộc hãng Merial. Liều lượng: 1ml/ 10kg thể trọng.
  • Dùng Piperazin tẩy giun sán. Liều lượng: 200-300mg/ kg cho uống.
  • Bổ sung vitamin A, B, E, men tiêu hóa sống, khoáng chất Premix trộn với thức ăn, cho dê ăn liên tục trong 4 tuần liền.

Phòng bệnh:

  • Làm chuồng nuôi bằng gỗ, dùng nước xịt vệ sinh chuồng 5 lần/ ngày.
  • Khử trùng chuồng nuôi bằng vôi trắng hoặc thuốc xịt khử trùng.
  • Chọn giống dê khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Rửa sạch thức ăn trước khi cho dê ăn, phát quang bụi cây xung quanh.
  • Không cho người lạ vào chuồng, hạn chế tiếp xúc với đàn dê.

Phòng và điều trị các bệnh ký sinh trùng

Dê thường hay mắc các loại bệnh ký sinh ( rận, gẻ) và các bệnh nội ký sinh ( bệnh giun sán, giun đũa, sán dây, sán lá gan,…).

Điều trị bệnh cho dê:

  • Đối với bệnh ký sinh: dùng dầu thông, thuốc Chlorfenvinphos 0,5% hoặc thuốc credin bôi trực tiếp lên vùng da rận cắn, bôi thường xuyên giúp ngăn ngừa được rận sinh sôi, dần dần rận sẽ chết lần.
  • Đối với bệnh giun sán: dê còi cọc, xù lông, uể oải, bỏ ăn. Bà con cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần. Dùng thuốc niclosamide, levamisol, tetrasol để tẩy giun đũa. Dùng thuốc niclo- samide để điều trị bệnh sán dây.
  • Đối với bệnh ghẻ: dê thiếu máu dẫn đến còi cọc, ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì ngứa ngáy nên dê thường cạ vào vách tường, thân cây dẫn đến bệnh tình nặng hơn, lỡ loét nhiều. Khi dê có dấu hiệu bị bệnh cần tách sang khu cách ly ở chuồng riêng, tiến hành cạo phần lông, mụn nơi bị ghẻ. Tiếp đến, dùng cồn y tế khử trùng vết thương. Sau đó, dùng thuốc Cythion 5% hoặc lvermectin bôi trực tiếp lên vùng da cừa cạo.

Phòng bệnh: Rửa sạch thức ăn trước khi cho dê ăn.

Bệnh viêm phổi ở dê

Nguyên nhân: Bệnh viêm phổi thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, từ mùa đông chuyển sang thu. Vào thời điểm này, nhiệt độ thay đổi đột ngột, mưa nhiều thức ăn không đảm bảo vệ sinh, gió lạnh, chuồng trại ẩm ướt,… chính là nguyên nhân khiến dê mắc bệnh.

Biểu hiện: Dê sốt cao, bỏ ăn, ít vận động, thở khò khè, chảy nước mũi, ho thường xuyên. Bệnh viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang dạng mãn tính. Ho nhiều cổ họng bị trầy nên chúng bỏ ăn dẫn đến cơ thể gầy gò, để lâu sẽ chết do sức đề kháng kém, bệnh này khó có thể phục hồi.

Điều trị:

Cho dê uống kháng sinh liên tục trong thời gian 5 ngày.

  • Dùng Gentamycine 15mg/kg khối lượng/ ngày.
  • Dùng Streptomycine 30mg/kg khối lượng/ ngày.

Bổ sung thêm thuốc trợ sức, tăng sức đề kháng:

  • Vitamin C, vitamin B.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
  • Truyền tĩnh mạch huyết.

Hội chứng tiêu chảy ở dê

Nguyên nhân: Do thức ăn không được vệ sinh, vi khuẩn, vi rút, các loại giun sán tấn công qua đường thức ăn. Bệnh thường xảy ra ở dê con và dê hậu bị. Bệnh tiêu chảy diễn ra nhiều vao mùa đông, thời tiết lạnh. Tỷ lệ dê mắc bệnh cao do thức ăn không sạch sẽ, chuồng nuôi chật chội, không được vệ sinh.

Biểu hiện: Phân dê có máu, loãng , có mùi tanh, phân chuyển sang màu vàng, phân dính đầy xung quanh hậu môn. Dê mệt mỏi, ít ăn, uể oải, mắt nhợt nhạt.

Điều trị:

  • Trường hợp bệnh nhẹ: cho dê ăn thức ăn khô như rơm trong vòng 3 ngày liên tục. Ngừng cung cấp thức ăn tươi như cỏ non, khoai mì,… vì thức ăn này có thể bị dính hóa chất, hệ tiêu hóa của dê kém nên dễ mắc bệnh.
  • Trường hợp bệnh nặng: dùng thuốc Cloroxit 4-8 viên/ngày đối với dê con. Dùng Colistin 5-7ml/con/ngày đối với dê trưởng thành.
  • Trước khi điều trị bệnh cần kiểm tra lại nguồn thức ăn, nước uống có hợp vệ sinh không rồi loại bỏ thức ăn đó ngay.

Phòng bệnh:

  • Luôn giữ chuồng sạch sẽ, khô ráo hoặc khi trời lạnh rưới trong chuồng lớp rơm mỏng để tăng độ ấm. Nếu không có rơm, dùng tấm bạt dăng xung quanh chuồng để tăng độ ấm. Phân được dồn đống và ủ ở một nơi riêng để tránh ruồi, mũi, gián tấn công dê.
  • Phòng bệnh cho dê con: cung cấp đủ lượng sữa và thức ăn, chuồng đủ ấm, nước uống phải sạch. Bà con có thể đun nước ấm khoảng 50% để cho dê uống, giúp phòng ngừa được bệnh tiêu chảy tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *