Cá mè trắng là gì?

Tên tiếng Anh của cá mè trắng

Trước tiên ta đề cập đến cá mè, cá mè theo một số từ điển song ngữ Việt anh là Hypophthalmichthys. Định nghĩa này chưa bao gồm tất cả các chi cá mè ở Việt Nam. Cá mè thuộc họ cá chép và có nhiều chi như chi cá mè trắng, chi cá mè phương nam, chi cá he đỏ. Cá mè trong đời sống ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, có thể dùng làm mắm, làm cá khô, chế biến các món ăn như um, kho, hấp, nấu cháo.

Cá mè trắng có tên tiếng Anh là Silver carp. Nó là một loại cá nước ngọt có thân dẹt, đầu to, vây nhỏ, trắng. Chi cá mè trắng có tên tiếng Anh Hypophthalmichthys chỉ có 3 loài phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Đó là:

  • Hypophthalmichthys harmandi – Cá mè trắng Việt Nam
  • Hypophthalmichthys molitrix – Cá mè trắng Hoa Nam
  • Hypophthalmichthys nobilis (đồng nghĩa: Aristichthys nobilis, Leuciscus nobilis) – Cá mè hoa.

Nguồn gốc xuất xứ của cá mè trắng

Trước đây, cá mè trắng Việt Nam phân bố rộng rãi ở các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam và các ao hồ, đập nước. Năm 1958, chúng ta nhập về từ Trung Quốc giống cá mè đặc trưng cho đồng bằng Trung Quốc và đem lai với giống cs mè Việt Nam. Mặc dù giống cá mè Trung Quốc có kích thước nhỏ song lại có khả năng đẻ trứng vượt trội. đa số giống cá mè ở Việt Nam là giống cá đã được đem lai giống để đem lại hiệu quả cao hơn cho người ngư dân.

Môi trường sống của cá mè trắng

Cá mè trắng, mè hoa, cá trắm cỏ, cá trôi sống ở các tầng nước khác nhau bởi vì có sự khác nhau về tập tính bắt mồi. Cá mè trắng thức ăn chính là thực vật phù du (phytoplankton) do đó chúng thường sống ở tầng nước mặt và tầng giữa, nơi mà thực vật phù du tập trung nhiều. Cá mè trắng sống thích hợp ở những nơi nước giàu dinh dưỡng nên nó có thể chịu đựng được ở những nơi có hàm lượng vật chất tiêu hao oxy khá cao.

Cá mè ở Việt Nam thường sinh sống tại những nơi có nguồn thức ăn dồi dào như cá ao hồ kênh rạch và các con sông có nước cảy không quá xiết. đến mùa sinh sản  những con cá có khả năng sinh sản tốt sẽ di cư thành từng đàn men dọc theo bờ của dòng sông và lên thượng nguồn nơi có nước chảy xiết để sinh sản. Cá bột nở ra thì sống trôi nổi trên các khúc sông. Cá giống nhỏ sẽ bơi chủ động tìm đến những khúc sông rộng, vịnh, hồ để tìm chổ kiếm mồi.

Mặc dù cá mè trắng có thể chịu đựng được sự thay đổi rất lớn của pH, nhưng dầu sao nó cũng có một giới hạn nhất định, nó sẽ bị chết nhanh chóng khi pH < 4; hoặc > 10,2. Nhu cầu Oxy hòa tan và khả năng trao đổi chất sẽ suy giảm rất nhanh khi pH giảm xuống nhỏ hơn 6. Trong trường hợp này cá chậm lớn. Thực tế chỉ ra rằng pH tối ưu cho cá mè trắng phát triển là từ 7 – 8.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con thỏ thịt thả vườn, sinh sảnh tốt

Đặc điểm của cá mè trắng

Đặc điểm hình thái

Đầu cá mè trắng khá lớn, mắt khá nhỏ nằm phía bên trên của đầu và có miệng lớn, phần hàm dưới của cá có xu hướng hất lên. Dọc theo trục phía dưới cơ thể là hệ thống cơ quan đường. Trên cơ thể số lượng vảy dao động trong khoảng 120 cái; theo trục dọc của cơ thể khoảng 25. Phần trên lưng có màu sẫm đen và phần còn lại có màu sáng bạc.

Tập tính bắt mồi

Cá mè 1-2 ngày tuổi có thể đạt chiều dài 7-9 mm, với chiều dài ruột bằng 50-60% chiều dài cơ thể. Trong xuốt giai đoạn này cá bắt đầu ăn thức ăn là  động vật phù du như : luân trùng (rotifera); chân chèo (copepoda);… Đối với cá dưới 1 tuần tuổi, chiều dài trung bình kể cả đuôi là 12 – 14 mm, nguồn thức ăn chủ yếu của cá trong khoảng thời gian này là bọ nước, một ít rotifera và copepoda. Với ca từ 1 đến 2 tuần tuôi thì chiều dài xấp xỉ 25 mm và trong thời gian này hệ thống ruột đã được hình thành, cuộn lại và dài xấp xỉ bằng chiều dài cá. Thức ăn chủ yếu của cá trong giai đoạn này là rotifera, bọ nước, copepoda, ngoài ra trong ruột còn tìm thấy một ít thực vật phù du.

Ở giai đoạn cá giống (dài hơn 30 mm) mang của cá bắt đầu hoàn thiện như cá trưởng thành và có dạng như cái mành tre, có tác dụng như một lưới lọc.

Cá mè trắng trưởng thành có chiều dài ruột gấp 6,85 lần chiều dài cơ thể. Thức ăn chính của chúng trong giai đoạn này là thực vật phù du, sau đó là động vật phù du, ngoài ra còn có cả mùn bã hữu cơ (detrix) đang trong quá trình phân hủy. Thức ăn được đưa vào  miệng của cá cùng với nước và bị các tia mang giữ lại đưa vào ruột.

Tốc độ tăng trưởng

Cá mè có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong điều kiện được nuôi tốt thường sau một năm nuôi cá có thể đạt khối lượng 1-1,5 kg/con, sau 2 năm nuôi đạt 2-3kg/con, và đạt 4-5kg sau 3 năm nuôi. Sự tăng trọng của cá mè trắng liên quan chặt chẽ đến từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nếu cá được nuôi trong điều kiện thiếu thức ăn, môi trường nước không tốt thì có thể sau 2 năm cá mới đạt 1 – 2 kg/con.

Tập tính sống

Nhiệt độ nước cực thuận cho cá phát triển từ 20 – 32 độ C. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 150 độ C cường độ bắt mồi của cá giảm mạnh, và chúng sẽ ngừng bắt

mồi ở nhiệt độ 7 – 8 độ C. Sự tăng trưởng và cường độ bắt mồi của cá bị chi phối nhiều bởi hàm lượng khí Oxy hòa tan. Khi hàm lượng khí oxy hòa tan (DO) lớn hơn 2,2mg/l thì cá mè trắng sinh trưởng và phát triển bình thường. Khi DO < 2mg/l nhu cầu sử dụng thức ăn giảm xuống rõ rệt. Tại DO < 1,1mg/l cá bắt đầu nổi đầu và bỏ ăn. Sự nổi đầu nghiêm trọng tại thời điểm DO = 0,5mg/l. Cá sẽ ngạt thở và chết khi DO < 0,35mg/l.

Khi đánh bắt cá mè cần chú ý đến khả năng bật nhảy rất cao của cá nên rất dễ trốn thoát, người ngư dân cần có hệ thống lưới lớn hoặc phải có giăng thêm lưới phụ trong quá trình đánh bắt

Đặc điểm sinh sản

Cá mè cỏ không có khả năng tự đẻ trứng trong ao nuôi. ở điều kiện tự nhiên chúng phải di cư chúng phải di cư lên thượng nguồn để đẻ trứng.

Trong điều kiện nhân tạo người ta phải sử dụng thuốc kích dục tố (HCG) và tạo ra một số điều kiện  sinh thái (dòng chảy, nhiệt độ,…) tương ứng trong tự nhiên để kích thích cho cá đẻ.

Những ưu và nhược điểm của cá mè trắng

Ưu điểm

♦ Có thể nuôi trong những ao tù, nước đọng và nhiều mùn bã hữu cơ

♦ Ít bị dịch bệnh

Nhược điểm

♦ Cá mè không thể nuôi trong những ao nuôi nước chảy mà ở đó không cung cấp thức ăn

♦ Có nhiều xương dăm và ít được ưa thích trên thị trường, do đó giá bán thường rất thấp.

Cá mè có bao nhiêu loại và cách phân biệt

Cá mè ở Việt Nam là loài cá khá phổ biến trong các hệ thống sông lớn, và các ao hồ kênh rạch. Các loại cá mè phổ biến ở nước ta như cá mè hoa,cá mè trắng và cá mè vinh.

Cá mè hoa

Cá mè hoa là loại cá có đầu không vảy và cái miệng lớn, đôi mắt nằm ở vị trí rất thấp. Cá trưởng thành có kích thước khá lớn và có một đốm màu xám bạc. Cá mè hoa có tốc độ phát triển rất nhanh và ăn các thực vật phù du cũng như các mãnh vụn.

Cá mè trắng

Cá mè trắng thuộc họ cá chép, có 3 loài chính và ở Việt Nam đều được gọi chung là cá mè. Chúng có thân dẹt, màu trắng và vảy tương đối nhỏ, trong cơ thể tiết ra một chất có mùi tanh. Cá mè sống ở tầng gần mặt nước, những nơi nước đứng hay nước chảy yếu, như ao, hồ, đầm lầy, sông nhánh.

Cá mè vinh

Cá mè vinh là loài cá thuộc họ cá chép, tập trung chăn nuôi chủ yếu giống cá này là ở Thái Lan. Là loài cá có thân hình nhỏ và dẹt, phần thân nhiều vảy, đầu nhỏ và có đố vàng ở phần phía trên đầu, phần vây nhô. Loài cá này sống chủ yếu ở các kênh rạch, các sông hồ có nước chảy yếu.

Thức ăn cho cá mè trắng là gì?

Thức ăn tự nhiên

Cá mè trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh và nuôi cá mè rất có lợi. việc phát triển nuôi cá mè trắng có tác dụng rất lớn trong việc chống ô nhiễm môi trường ở các vùng ao hồ, kênh rạch tại vì thức ăn chính của cá mè là những sinh vật phù du và những mãnh vụn, các loại mùn bã hữu cơ, góp phần tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra mùi hôi thôi thối tại các ao hồ ở vùng nông thôn. Ngoài ra một số loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật cũng là thức ăn cho cá như các loại rau cỏ cắt nhuyễn, bèo, lá, các loại bột mì, cám gạo, bắp ngô. Các nguồn thức ăn có xuất xứ từ động vật như giun, ốc, châu chấu, ếch nhái cũng là nguồn thức ăn đem lại sự tăng trưởng cao cho cá.

Thức ăn công nghiệp

Ngoài nguồn thức ăn tự nhiên cho cá mè, ta cũng có thể cung cấp thêm một số nguồn thức ăn công nghiệp khác như các loại bã đậu nành, bã mắn, bã gạo, các loại bột chuyên dụng dành cho cá, xác cà phê, có thể dùng bột vịt, bột tôm. Các chế phẩm công nghiệp dành cho cá từ các loại nguc cốc tự nhiên, các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương.

Cá mè trắng thích ăn gì nhất?

Thức ăn yêu thích nhất của cá mè trắng có thể kể đến các nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, trong các loại ao hồ, kênh rạch như là các sinh vật phù du nhỏ, các loại tép, các con cá kích thước nhỏ, các loại rong rêu cùng các mùn bã hữu cơ  vì lúc này cá có thể tự do kiếm ăn và ăn mọi lúc. Các loại thức ăn từ động vật điển hình như giun, ếch nhái được băm nhỏ cũng là thức ăn yêu thích của loài cá này, đảm bảo khả năng sinh trưởng tốt cho cá.

Mô hình kỹ thuật, cách nuôi cá mè trắng nhanh lớn

Kỹ thuật, cách chuẩn bị ao nuôi

Đầu tiên là việc chọn vị trí để đào ao nuôi cá

Trước hết, vị trí ao nuôi phải được xậy dựng gần các nguồn nước từ sông suôi, kênh rạch để có thể dễ dàng cung cấp nước cho cá và đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm. Một lưu ý quan trọng là nguồn nước phải đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật phù du và các loại rong rêu. Để đảm bảo điều kiện này thì cần phải đào ao tại nơi có ánh sáng thích hợp vì các sinh vật này rất ưa sáng nhưng vẩn đảm bảo đủ lượng nhiệt từ mặt trời, tránh để nước quá nóng. Để tiết kiệm được nguồn nước ta cần xây dựng ao nuôi tại vị rí có tỷ lệ đất sét cao, những loại đất có thể cản trở khả năng thấm sâu của nước cũng như ngăn chặn sự bão hòa nước.

Một số lưu ý khi thiết kế ao nuôi cá

♦ Cần thiết kế ao nuôi có độ dốc khoảng 2 đến 3 độ hướng về phía rãnh thoát nước để tiện cho quá trình xả cạn nước, tạo điều kiện thuận lợi để thu hoạch cá

♦ Hình dạng ao không ảnh hưởng đến quá trính sinh trưởng và phát triển của cá nhưng cần phải chọn hình dạng hợp lý phù hợp với diện tích đất mà mình có để thu được ao nuôi có diện tích lớn nhất, đảm bảo số lượng và mật độ cho cá và tiện lắp đặt các phương tiện quan sát. Thường sẽ xây dựng ao nuôi có dạng hình tròn hoặc là vuông.

♦ Thiết kế hồ cá có độ sâu khoảng 2m có kể lớp bùn phía dưới dày 30 cm. bờ của ao cần có độ kiên cố để tránh sự đục khoét của cá.  Phần cao nhất của bờ thường cao hơn 1m so với mực nước trung bình trong hồ và được đắp bằng đất sét. Trên bờ có trồng một số loại cây cả có rễ bám sâu để gia tăng sự kiên cố và phần rễ cỏ đôi khi cũng được làm thức ăn cho sự sinh trưởng của cá. Đối với đất phèn thì cần loại bỏ phần đất mặt bên ngoài bờ ao gia cố thêm bằng đất sét hoặc xi măng để hạn chế nước mưa đem theo phèn xuống làm giảm pH của ao ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

♦ Đối với những ao có diện tích nhỏ thì việc xây dựng ống thoát nước chỉ cần ống nhựa PVC là đủ, nhưng đối với ao nuôi có dienj tích lớn cần phải gia cố thêm hệ thống thoát nước bằng kim loại và đặt ống ở vị trí đáy ao, đảm bảo phòng ngừa việc cá thất thoát khi xả nước.

Cách làm ao nuôi cá

♦ Xác định hình thù của ao nuôi và phác họa trên mãnh đất sau đó dùng cọc vót nhọn 1 đầu chọc xuống đất và dây dù để để cố định phần chu vi vừa phác họa. sau đó ta dùng vôi bột để đánh dấu rìa ao.

♦ Loại bỏ toàn bộ cây cối và rễ cọc sau đó đào ao sâu 2m theo hình thức cuốn chiếu để thuận tiện cho quá trình vận chuyển đất. chú ý phần đáy đào với độ nghiêng 1 đến 2 %.

♦ Sử dụng đất sét trộn nhuyễn trép lên mép ao dày khoảng 40 cm. ban đầu cần gia cố lớp đất bằng nẹp tre hoặc lưới nhựa để chúng có hình thù nhất định và tiến hành trồng các loại cỏ khi đất vẩn còn ẩm ướt.

♦ Tiến hành lắp đặt các hệ thống quan sát xung quanh bờ kè và hệ thồng thoát nước ở đáy ao. Thử cách vận hành của cách hệ thống xem có thật sự vận động trơn tru. Sau khi đủ tiêu chuẩn thì bơm nước và cho cá vào ao.

Kỹ thuật cách chọn cá giống và thả giống

♦ Ban đầu cần cho cá giống có sự làm quen thích nghi với nước, người ta thực hiện việc này bằng cách cho nước ao vào khoảng một nữa thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 đến 20 phút để cho nhiệt độ trong túi chứa cá giống và nước ao cân bằng nhau, rồi thả cá vào hồ.

♦ Trước khi thả cá mè trắng xuống ao cần tắm tráng sơ qua cho cá giống bằng nước muối nồng độ khoảng 5 % trong 10 phút. Không dùng phân chuồng tươi để bón cho ao mà cần dùng phân chuồng cần ủ với vôi (8 – 10 kg vôi/100kg phân chuồng) trong nữa tháng dến 20 ngày trước khi sử dụng. Có thể bón vôi bột vào nước ao định kỳ mỗi tháng 1 đến 2 lần (Bón 2 – 3 kg vôi cho 100m3 nước ao).

♦ Môi trường sống của cá mè trắng: Nhiệt độ thích hợp dao động trong khoảng 30 độ C, oxy hòa tan 0,65 mg/l. Diện tích nuôi ở ao đất: 100m2, nước ao sâu 1,2 – 1,5m. Bờ ao ngăn được lũ, ao có nguồn nước tốt gần sông rạch, kết hợp với nuôi heo, trồng cây. Mật độ thả: 3 – 5 con (cỡ 2 – 2,5 cm). Bổ sung thức ăn cho cá gồm: Bột cá, bột tôm hoặc cám bã từ đậu nành 8 – 12 %, rau xanh, các loại lá, bèo 15 – 18 %, cám gạo, bắp ngô luộc kĩ: 80%. Các loại thức ăn dành cho cá nếu từ động vật thì cần băm nhuyễn, còn nếu từ thực vật thì cần phải nấu chín như và mềm sau đó đưa vào máy ép tạo viên hỗn hợp thức ăn để tăng dinh dưỡng cho cá (sàn cao trên mặt nước tầm khoảng nữa mét). Cần cho cá ăn mỗi buổi một lần trừ buổi tối, đầu tiên ta cho cá ăn rau xanh, rồi sau đó quăng đều thức ăn viên xuống ao cho cá. Trong 3 tháng đầu mối ngày cá cần ăn khoảng 10% phần trăm trọng lượng của mình, sau đó giảm dần lượng thức ăn đến khi cá có khối lượng như tiêu chuẩn. Thường xuyên xả nước và cung cấp nguồn nước sạch, vệ sinh ao hồ bằng đá vôi.

Mật độ cá mè trắng trong ao

♦ Đầu tiên, để xác định mật độ cá mè trong ao, ta cần biết được thể tích và số lượng cá mè, khả năng sinh trưởng và phát triển của cá, tỉ lệ tử vong của cá và khả năng tieeu thụ thức ăn cũng như khối lượng cá.

♦ Mật độ thả cá trong ao có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, phát triển và năng suất nuôi cá. Với mật độ hợp lý sẽ đưa đến tốc độ phát triển của cá nhanh hơn và năng suất thu hoạch vì  thế cũng cao hơn, ngược lại thì tốc độ phát triển của cá sẽ giảm đi, hệ số sử dụng thức ăn cao.

♦ Nếu mật độ cá trong ao quá lớn, vượt qua mức tiêu chuẩn thì sẽ là nguyên nhân sinh ra nguồn lây bệnh rất lớn, trọng lượng của cá không đáp ứng được với nhu cầu người nuôi và cá cũng sẽ gầy đi đáng kể. Mật độ qui định của cá mè là những loài  mà  thức ăn được cung cấp trực  tiếp bởi con người thì có thể điều chỉnh tùy theo khả năng cung cấp thức ăn cho chúng. Nếu cỡ cá thu trung  bình  là  1kg/con  thì  số lượng cá thả ban đầu là 600. Còn nếu thu hoạch là 0,5kg/con thì số lượng cá giống phải thả là 1200 con trong diện tích khoảng 0.5 ha.

Kỹ thuật, cách cho cá ăn

♦ Để đem lại hiệu quả tốt nhất cũng như thu được nhiều lợi nhuận nhất từ nguồn cá mè thì cách cho cá ăn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân đối dưỡng chất hằng ngày cho cá

♦ Thức ăn dành cho cá mè là các loại hạt ngũ cốc, các loại cây họ đậu đã được xay nhuyễn, xác nguồn thức ăn từ động vật như giun ốc, các loại động vật lưỡng cư được băm nhuyễn rồi cho vào từng máng cho cá ăn, máng có diện tích khoảng 1m2, cứ theo mật độ 100m2 thì bố trí một máng. Ngoài ra cần bố trí các máng ăn gần bờ ao để tiện khi cá ăn xong có thể thu lại và vệ sinh sạch sẽ

♦ Có thể cho cá ăn bằng giàn và máng xen kẽ nhau, giàn và máng cách nhau nữa mét, cứ 100m2 ta bó trí thêm 2 giàn để tiện cho quá trình cho cá ăn.

Quản lý chăm sóc ao

Quá trình quản lý, chăm sóc ao để đảm bảo nguồn nước, đảm bảo nguồn thức ăn đảm bảo sự phát triển các vi sinh vật dưới nước cũng góp phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cá mè, để làm tốt điều này, ta cần quản lý tốt trên các mặt:

Thứ nhất: Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi. Để làm được điều này cần xác định chính xác khẩu phần thức ăn trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa. Thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật phù du, các mùn bã hửu cơ chứa trong hồ bằng các chế phẩm vi sinh một cách từ từ. Cần hạn chế dùng thuốc kháng sinh và hóa chất bởi nếu dùng thường xuyên, thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao. Chống hiện tượng xói lở đất làm sụt bờ ao và che chắn không để nước mưa có thể mang theo các chất gây nguy hại cho sự phát triển sinh vật phù du trong ao. Có thể sử dụng các mô hình nuôi cá xen canh, luân canh để đáp ứng nhu cầu về môi trường cho ao nuôi, nuôi kết hợp thêm ột số ít loại cá khác như cá mè hoa, cá chép nhằm nâng cao năng suất.

Thứ hai: cần phải quản lý được độ trong của nước, độ trong này ít nhiều phụ thuộc và lượng rong rêu, các sinh vật phù du, đối với cá mè trắng là vật nuôi rất thích ăn các vi sinh vật này, nhưng không nên để cho nước trở nên quá đục vì nó có thể tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh cho cá. Nước đục chứng tỏ lượng rong rêu và các sinh vật phù du rất lớn, nó làm các chỉ số pH, DO (oxy hòa tan) biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Nhưng nếu độ trong của nước quá cao, thứ nhất là nguồn thức ăn sinh vật phù du dành cho cá không có, thứ hai là việc thiếu hụt oxi có thể diễn ra vì nó khiến tảo tầng đáy phát triển mạnh và cạnh tranh lương oxi của cá. Thông thường vào ban đêm tảo và một số động vật thủy sinh thực hiện phản ứng hô hấp dẫn đến lượng oxi bị thiếu hụt điều này ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của thủy sản trong ao nuôi vì vậy vào đầu giờ sáng chúng ta thường thấy cá ăn nổi do thiếu Oxi cục bộ. Ngoài ra sự phát sinh, phát triển quá mức của Tảo sẽ sinh độc tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thủy sản. Trong trường hợp độ trong quá cao (trên 40-50cm) bà con cần Dùng phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi. Đối với nước đục thì dùng đá vôi còn nếu nước trong thì dùng các chế phẩm vi sinh để tăng khả năng phát triển của các vi sinh vật. Khi độ trong quá thấp ta cần dùng formol nồng độ 4 – 10 ppm để có thể tiêu diệt bớt một số loại tảo và rong rêu, sau đó dùng máy quạt nước đến khi nào nước có độ trong tiêu chuẩn thì dừng lại. Đối với ao nuôi sâu trên 1m thì độ trong khoảng 30cm là đủ, người ngư dân có thể sử dụng thêm chế phẩm Sinh học Vườn Sinh Thái cho ao để có được lượng thực vật phù du phù hợp với sự phát triển qua từng giai đoạn của cá.

Thứ ba: phải quản lý được độ mặn của ao, thường thì qua quá trình nuôi, độ mặn của ao sẽ tăng lên ảnh hưởng đến sự sinh sản của cá. Sử dụng nguồn nước ngọt tại chỗ để giảm độ mặn trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô, mùa có độ mặn cao, nhiều khi lên đến 0.5%.

Thứ tư: Quản lý về độ pH trong ao nuôi cá mè. Độ pH trong ao cần đảm bảo ở mức 7 đến 8.  Độ pH trong ao thay đổi chủ yếu là do các loại khí  NH3 và H2S, làm biến dạng môi trường và thay dổi độ pH, khi độ pH tăng hoặc giảm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của cá mà còn hủy hoại hệ thống vi sinh vật, các động vật phù du trong nước. Thuông thường độ pH trong ao sẽ tăng lên, làm giảm độ pH của ao bằng cách lợi dụng sự lên men của các vi sinh vật hoặc có thể phun đều axit nồng độ vừa phải vào ao nuôi để cân bằng độ pH. Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc sát trùng có tính oxi hóa cao như (N200, BKC, H2O2, AKH-super, Iodine, …)  để khử một số chất độc cho ao nuôi cũng thường xuyên được sử dụng.

Cách chế biến thức ăn cho cá

Để cung cấp một lượng dinh dưỡng tổng hợp từ các loại cây ngũ cốc, cá loại cây họ đậu, cũng như nguồn protein từ các loài động vật, ta cần sử dụng một loại máy ép để có thể ép các dạng thức ăn thành một thức ăn tổng họp có dạng bộ, dễ dàng cho cá hấp thụ. Để làm được điều này, ta cần sử dụng máy ép cám viên dạng nổi. Máy ép cám viên dạng nổi 3F16Hp có thể giúp người ngư dân giải quyết vấn đề này. Người nuôi cần chọn lượng nguyên liệu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá, với mọt ít nước sạch sau đỏ để vào máy. Có thể trộn ủ để thức ăn lên men sau đó phơi khô hoặc sấy để dùng dần. các loại thức ăn được lên men có ưu điểm là thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt giúp cá dễ tiêu hóa.

Các bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh cho cá mè trắng

Bệnh đóng dấu (bệnh nát da)

Nguyên nhân gây bệnh: bệnh thường gặp nhiều trên các loại cá mè, cá chép do các loại vi khuẩn đơn bào khí dạng chấm gây nên, chúng kí sinh mạnh ở vùng thân, hậu môn và miệng cá. Bệnh thường diễn ra vào cuối mùa hè và đầu hu khi nhiệt độ là 28-34 độ C

Các dấu hiệu bệnh lý: xuất hiện các chấm đỏ to bằng đầu ngón tay út trên da cá có dạng hình tròn, vẩy bong ra và da thịt cá dần dần bị nát. Cá mắc bệnh sẽ trở nên chậm chạp, các nốt chấm đỏ tại miệng cá khiến cá không thể ăn được từ đó cá sẽ lờ đờ và chết

Cách phòng bệnh: vào thời điểm mùa hè, người nuôi cần kết hợp thay nước và dùng bộ vôi để khử trùng toàn bộ ao với liều lượng 50g/m3. Đặc biệt đến thời điểm phát bệnh cần phải sử dụng các dung dịch sodium dichloroisocyanurate 28% và chlorine dioxide 10% theo đúng như hướng dẫn sử dụng.

Cách trị bệnh: theo chu kì từ một đến hai ngày cần xả nước trong ao một lần, khi thay nước cho ao xong cần sát trung ao với dung dịch bromoamine benzene với liều lượng nên dùng là 0.5g/m3 hòa loãng với nước rồi cho đều xuống ao

Bệnh trắng da (bệnh trắng đuôi)

Nguyên nhân gây bệnh: đây là bệnh thường xuyên xả ra đối với cá mè, cá chép, cá trôi,… trong giai đoạn giao mùa từ hè sang thu với tỉ lệ chết lên đến 45%. Tác nhân gây bệnh ở đây là do vi khuẩn bạch bì cực mao gây nên. Trong hoạt động đánh bắt cá có thể khiến cá bị trầy xước nên rất dễ bị loại trực khuẩn này xâm nhập và lây bệnh cho cá.

Các dấu hiệu bệnh lý: xuất hiện các vùng chấm trắng lan rộng ở phần thân và đuôi cá, cá thường bơi theo từng đàn và nổi trên mặt nước, đến giai đoạn nặng, cá chỉ ngoi đầu lên mặt nước để thở, đuôi cá bất động cắm thẳng xuống dưới.

Cách phòng bệnh: cần khử trùng ao hồ thường xuyên, đặc biệt là vùng đáy ao, trong quá trình đánh bắt cần nhẹ nhàng không khiến cá bị trầy xước. Vào mùa dịch cần sử dụng các dung dịch sodium dichloroisocyanurate 28% và chlorine dioxide 10% hằng ngày với liều lượng như trong hướng dẫn sử dụng thuốc

Cách trị bệnh: trộn vào thức ăn cho cá dung dịch thiamphenicol 5g/1kg thức ăn và dung dịch bromoamine benzene trộn đều với nước rồi cho xuống ao với liều lượng nên dùng là 0.5g/m3 sau khi thay nước cho ao.

Bệnh sán móc (bệnh giun kim, bệnh há miệng)

Nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu do các loại giun sán, đặc biệt là sán móc và giun kim. Đây là bệnh rất phổ biến đối với cá nước ngọt, phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có hàm lượng hữu cơ cao. Bệnh này có thể bị phát bệnh quanh năm đặc biệt vào những khoảng thời gian có nhiệt độ từ 18 – 27 độ C, rất thuận lợi cho quá trình phát triển ấu trùng giun sán.

Các dấu hiệu bệnh lý: Khi cá bị kí sinh bởi giun sán thì sẽ khiến cá lờ đờ, kén ăn, bới rất yếu và dần dần chết đi, giun sán kí sinh ở miệng sẽ gây ra nhiều khó khan trong việc ăn uống cho cá, từ đó người ta gọi trường hợp này là bệnh há miệng.

Cách phòng bệnh: Đảm bảo thức ăn sạch sẽ cho cá, thường xuyên khử trùng bằng vôi sống cho ao, thay nước thường xuyên và đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho cá. Ở thời điểm ấu trùng giun sán phát triển mạnh cần sử dụng dipterex tinh chế 80% hòa vào nước rồi xả đều cho toàn ao. Dùng mỗi tuần một lần với liều lượng 1g/1m3.

Cách trị bệnh: Trộn đều nước với bột phoxim sau đó phun đều cho toàn bộ ao với liều lượng 0.05g/m3. Ngoài ra, để sát trùng ao cá khi xả thì có thể sử dụng sodium dichloroisocyanurate với liều lượng 0.3 – 0.4 g/m3.

Bảng giá thịt cá mè hiện nay

Giá cá mè tùy thuộc vào kích thước của con cá có to hay không, cá càng to và nặng thì giá càng đắt.

♦ Cá mè có kích thước 1.5 – 2.5 kg: khoảng 18.000 vnđ – 20.000 vnđ/kg

♦ Cá mè size 2.5 – 3.5 kg: khoảng 22.000 vnđ – 25.000 vnđ/kg

♦ Cá mè size 3.5 – 5 kg: khoảng 25.000 vnđ – 30.000 vnđ/kg

♦ Cá mè size >5 kg trở lên: khoảng 35.000 vnđ – 40.000 vnđ/kg

♦ Giá cá mè giống: dao động từ 7.000 vnđ – 10.000 vnđ/con

Mua cá mè ở đâu khỏe mạnh, giá rẻ

♦ Trung tâm giống thủy sản Hà Nội

Địa chỉ : Xã Thanh Thùy, Huyện Thanh Oai, Hà Nội

Điện thoại : 024 3397 3133 

♦ Trại nguồn cá giống Hà Nội

Địa chỉ số 57 Lĩnh Nam (gần Time City và chợ Mai Động), Hoàng Mai, Hà Nội.

ĐT: 0961682686

♦ Cá giống Việt Bắc

Địa chỉ: Cầu Bản Cá, Phường Chiềng An, TP Sơn La

Điện thoại: 0912238245

♦ Trại cá giống Châu Tống

Địa chỉ: 231 Lê Văn Khương CH, Tp.HCM

Điện thoại: 0822122520

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *