Khoai lang tím giàu se-len có yêu cầu gì đối với đất?

Khoai lang tím giàu se-len thích hợp thế đất tương đối cao, trồng ruộng lúa nước tiên tưới tiêu, phải cày sâu làm luống, luống nhỏ hàng đơn, luống rộng 40cm, luống cao 25cm.

Trồng khoai lang tím giàu se-len bón phân như thế nào?

Trong quá trình trồng khoai lang tím giàu se-len, bón phân phải nắm vững nguyên tắc bón phân lót, bón phân kali, bổ sung bón phân lân, bón lót chủ yếu là phân hữu cơ sinh vật, mỗi mẫu 300kg, bón lượng vừa phải phân phức hợp, “15 – 15 – 15” phân phức hợp mỗi mẫu 10kg, áp dụng phương thức bón phân theo rạch. Bón thúc nên chủ yếu là phân người nước tiểu.

Khi nào trồng?

Khoai lang tím giàu se-len nói chung một năm trồng 1 vụ, khi nhiệt độ ngoài đồng ổn định ở trên 15°C, trồng càng sớm càng tốt, nói chung mùa xuân vào trung tuần tháng 5 trông là tốt, chậm nhất cũng có thể trồng vào trước cuối tháng 7.

Làm thế nào nâng cao chất lượng trồng khoai lang tím giàu se-len?

Chọn mầm dây không bệnh, to, tách rời mầm nhỏ, trồng cơm mầm vào mặt luống. Mầm khoai dài 20cm, cắm xiên vào đất 3 đốt, lộ lên mặt đất 2 đốt. Sau khi cắm trồng dây khoai dùng nước tiểu phân người bón thúc sau khi dây khoai sống, phải thường xuyên tưới nước đảm bảo đất ẩm nhuận. Căn cứ độ phì nhiêu và đặc tính của đất khác nhau để xác định mật độ trồng hợp lý, cự ly cây nói chung là 25cm, cự ly hàng là 75cm, mỗi mẫu trồng mầm khoai tím trên dưới 3500 cây. Trồng luống phẳng.

Thời kỳ đầu trồng khoai lang tím quản lý như thế nào?

a. Trước khi trồng phòng bọ chét. Có thể dùng hạt phoxim phòng trị, lượng dùng mỗi mẫu là 3kg, đào rãnh giữa mỗi luống bón phân xuống rãnh, tốt nhất chọn lúc chiều tối bón rãnh.

b. Trừ cỏ sau khi trồng. Sau khi trồng lập tức dùng ethlamine mỗi mẫu 150 lần để trừ cỏ hóa học, lượng dùng là 100g/mẫu, cho 3 tháng nước trừ cỏ, sau khi trồng 3 – 5 ngày kiểm tra mầm để bổ sung mầm, bảo đảm đủ mầm.

Thời kỳ sinh trưởng khoai lang tím quản lý như thế nào?

a. Thời kỳ trước khi sinh trưởng kịp thời bừa cỏ 2 – 3 lần, kết hợp bừa cỏ lên luống, khoai lang tím giàu se-len sợ nhất ngập nước, nhất định phải kịp thời tháo nước, khi khô hạn nghiêm trọng có điều kiện phải kịp thời kháng hạn. Sau khi làm luống phải trừ cỏ.

b. Không lật dây, bảo vệ lá cành, nâng dây. Khoai lang 1ật dây sẽ làm cho lá cành bị tổn hại, làm giảm dưỡng phần, đồng thời lật dây có thể làm cho lá đảo lộn chồng nhau, dày lên, tổn hại ngọn, làm cho mầm nhánh phát sinh lá nhỏ và càng mới, giảm hiệu suất quang hợp, nói chung có thể giảm 10% – 20%. Để bảo vệ lá cành khoai lang, thúc đẩy củ lớn, ngoài cày xới tiền kỳ trừ cỏ ra, nói chung không cần lật dây, vào mùa mưa khoai lang dễ đẻ ra củ bất định, phân tán dưỡng phần, phải nâng dây khoai nhẹ, sau đó đặt về chỗ cũ, đạt được hạn chế dây nhánh sinh ra củ bất định, làm cho dưỡng phần tập trung vào mục đích của củ chính. Khi nâng dây phải phòng làm đứt dây khoai và giẫm đạp nát dây non.

c. Kịp thời phòng trị sâu hại. Sâu cuốn lá khoai lang, sâu bướm đêm sợi chéo, phát hiện sâu bông hại lá có thể dùng giáp duy diêm 0,8% pha loãng từ 1500 đến 2000 lần phun diệt hoặc Duponata (chứa 5ml) pha loãng 3000 lần phun diệt.

d. Thúc đẩy củ khoai to. Đến trung hạ tuần tháng 9 khi nhiệt độ bắt đầu giảm, năng lực bộ rễ hấp thụ kém đi thì lúc này nhu cầu của khoai lang đối với phân kali là rất lớn, phương thức chủ yếu để bổ sung kali là phun trực tiếp phân kali lên lá, mỗi mẫu phun dung dịch nước potassium dilydrogen phosphate 0,3% 75g hoặc dung dịch tro thảo mộc 7% 150kg.

e. Tháng 9, tháng 10 thường phát sinh thời tiết có tính thiên tai cho nên phải chú ý kháng hạn phòng lũ lụt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *