Hoa sen là một loài hoa hết sức quen thuộc Việt Nam. Mỗi khi nói về vẻ đẹp của hoa sen, người ta thường nghĩ ngay đến vẻ đẹp tinh khiết, thánh thiện, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nhắc đến nhiều là thế, nhưng mấy ai có thể biết tường tận về nguồn gốc, đặc điểm của loại hoa này. Thế nên, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những thông tin chung, cách trồng và chăm sóc hoa sen cho những ai yêu thích loài hoa này nhé.

Đặc điểm của hoa sen

Hoa sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, tên tiếng Anh là Lotus, thuộc dòng họ sen. Ở nước ta, ngoài tên gọi hoa sen, mọi người có thể gọi một cái tên khác là liên hoa. Cây hoa sen có nguồn gốc đầu tiên tại Ấn Độ, là loại thực vật hạt trần, xuất hiện từ những năm 1979. Sau này, bởi vẻ đẹp mà chúng mang trên mình, dần được du nhập về nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, và khắp các vùng lục địa Á Úc.

Cây hoa sen là loại thực vật thủy sinh sống lâu năm, thuộc loài thân rễ, các nhánh thẳng, hình trụ, dài khoảng 3 mét. Thân cây sen mọc ra từ củ sen, trên thân có nhiều gai nhỏ, nhọn. Củ sen phình to, màu nâu vàng, và có hình như những cái dùi trống. Lá sen mọc trên cuống sen dài, và vươn cao lên mặt nước, lá to tròn, có màu xanh mướt, đường kính của mỗi lá khoảng từ 50 đến 70 cm, mặt trên của lá có các đường gân chìm tạo thành những viền tròn, chúng không thấm nước, và xung quanh viền lá uống lượng sóng. Hoa sen mọc trên cuống, mỗi cuống nở một hoa.

Cánh sen mềm mịn, như những chiếc thuyền nhỏ, nhọn ở 2 đầu. Khi sen nở, các cánh hoa sen nở thàng cách tầng xếp chồng lên nhau theo hình tròn bắt từ tâm ra. Hoa sen có cấu tạo các lớp rất đặc biệt và thu hút, bên ngoài là những cánh hoa, rồi đến bao phấn, nhụy hoa, lá noãn, đài sen,  và cuối cùng là gương sen. Ngày nay, hoa sen được lai tạo có nhiều màu sắc đa dang, nhưng phổ biến nhất là sen hồng và sen trắng. Sen có hương thơm nhẹ nhàng, thanh thoát, hơi có chút ngọt, giúp tinh thần thư thái.

Hoa sen có nhiều công dụng đối với con người kể về mặt vật chất lẫn tinh thần. Các bộ phận của sen đều có công dụng riêng, nên mỗi mùa sen nở, người nông dân sẽ thu về một nguồn thu nhập ổn định. Sen có thể dùng để trang trí nhà cửa, là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm nghệ thuật. Hoa sen được sử dụng để làm quà tặng bày tỏ cũng như gửi gắm yêu thương của bản thân dành cho người nhận. Ngoài ra, sen còn sử dụng để làm nguyên liệu chế biến món ăn và có nhiều giá trị trong y học  cổ truyền cũng như hiện đại.

Cách trồng và chăm sóc hoa sen

Hoa sen rất dễ trồng và dễ chăm sóc, vẻ đẹp tinh khiết cùng hương thơm nhẹ nhàng, thanh thoát mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu nên được nhiều gia đình ưa chuộng. Bạn có thể tham khảo cách trồng và chăm sóc hoa sen đơn giản như sau:

Chậu trồng: thân hoa sen khá cao, nên lựa chọn những chậu có chiều sâu, bịt kín lỗ thoát nước và chúng phát triển theo bề ngang nên lựa chọn chậu có đường kính lớn, chậu càng to cây càng phát triển tốt và có thể cho ra nhiều hoa.

Đất trồng: trồng hoa sen cần chọn loại đất thịt màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, hoặc sử dụng đất bùn được lấy sâu ở ruộng, không lấy lớp bùn trên mặt ruộng, đất mịn, tơi xốp, không có đá sỏi, và đất phải cần được xử lý hết các mầm bệnh. Nếu đất bị chua do nhiễm phèn thì cần bón thêm vôi để xử lý.

Phương pháp trồng: bạn có thể trồng sen bằng củ sen, hạt sen giống hoặc tách ngó từ bụi sen để trồng. Thông thường người ta thường trồng bằng củ sen cho nhanh chóng và đơn giản hơn. Sau khi thu hoạch củ sen, đợi khoảng 3 tháng củ có thể nảy mầm, sau đó cắm củ sen vào chậu đã chuẩn bị sẵn hơi nghiên một góc 45 độ, hướng lên trên, cắm sâu khoảng 5cm.

Nước: sen là thực vật thủy sinh, nên luôn sống trong nước, cần đổ nước đầy chậu để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, và thay nước nếu quá đục. Trước khi thay nước, cần giữ nước mới trong xô chậu một ngày để cân bằng nhiệt độ môi trường và nước rồi mới đổ vào chậu sen.

Ánh sáng: sen ưa thích sự ấm áp, nên đặt sen ở vị trí có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời ít nhất 6 tiếng một ngày để cây có thể quang hơp. Khi đủ năng thì lá sen sẽ xanh bóng hơn, hoa nở nhiều hơn, và thơm hơn. Nếu thiếu ánh sáng thì cây khó phát triển, và không ra hoa.

Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp để sen sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 15 đến 30 độ, nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn để khả năng phát triển và ra hoa của sen.

Phân bón: ở độ tuổi trưởng thành, cần duy trì bón phân cho sen đều đặn hàng tháng bằng phân bón vi lượng.

Cắt tỉa: sau khi hoa tàn, cần cắt bỏ những cành lá úa vàng, cũng như hoa tàn để đảm bảo tính thẩm mĩ của cây.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc hoa sen cơ bản, cũng như đặc điểm của chúng, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn trồng thành công được những chậu hoa sen riêng của mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *