Muốn có cây mai kiểng đạt chuẩn để chưng chơi trong ba ngày Tết Nguyên Đán, nhiều người tự hỏi không biết nên khởi sự việc chăm sóc cho cây mai bắt đầu từ tháng nào trong năm?

Và phải chăm sóc làm sao cho đúng phương pháp?

Thực tế cho thấy, rất nhiều người từ trước đến nay đều bắt chước cách chăm sóc cây mai của ông bà ta xưa là chỉ chờ … “nước đến chân mới nhảy”. Nghĩa là chờ đến trước Tết vài tháng họ mới lo vô phân tưới nước để tiếp sức cho cây mai đủ sức mà phát triển hoa. Còn những tháng trước đó, người xưa cứ phó mặc cho trời, cứ để cho cây mai tự phát triển như những giống cây cỏ khác sống hoang dã bên ngoài, gần như không hề lưu tâm chú ý tới.

Quả vậy, ông bà ta xưa, gần như nhà nào cũng có trồng mai chưng Tết. Do một phần ngày xưa đất rộng người thưa, nếu mỗi nhà có trồng năm mười, thậm chí cả chục gốc mai trong vườn cũng đâu chiếm hết bao nhiêu đất? Mặt khác, hoa mai từ xưa cũng đã được coi là biểu tượng của Tết cổ truyền, đem lại sự thịnh vượng, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà trong suốt năm mới.

Thế nhưng, vì ngày ngày phải đầu tắt mặt tối bận rộn mãi với công việc nông trang nên đâu ai còn hơi sức và thì giờ rỗi rảnh mà nghĩ đến việc vun tưới cho vườn mại của mình. Cho nên mọi người chỉ chờ đến sau mùa gặt hái cuối năm, là lúc nông nhàn, mọi người mới có thì giờ rỗi rảnh để tưới bón cho cây mai.

Chểnh mảng trong công việc chăm sóc như vậy, một phần cũng do người xưa nghĩ rằng cây mai vốn có sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt với nhiều loại đất đai cũng như khí hậu nhiều vùng, cho nên dù có bỏ bê trong nhiều tháng nó cũng đâu chết được mà ngai. g Thực tế thì cây mai có sức sống rất bền bỉ. Đừng nói chi việc đủ sức gội gió tắm mưa mà cả khi trời làm băng giá rét buốt nhiều ngày liền, cây mai cũng đủ sức gan lì chịu đựng được.

qisd groura gaib Thử nhìn xem cây mai rừng sống ngoài hoang dã, quanh năm suốt tháng đầu được bàn tay con người chăm lo tưới nước vun phân, ngăn ngừa sâu rầy phá hại mà cây nào cũng tươi tốt đủ sức đơm hoa khoe sắc vào mỗi độ xuân về!

Đúng là giống mai có sức sống dẻo dai thật. Vậy nên người xưa mới xem mai là hình ảnh của người anh hùng với ý chí bất khuất, với khí phách kiên cường không dễ gì chịu khuất phục trước một trở ngại nào, dù khó khăn đến mấy!

Vì tin vào việc dễ trồng dễ sống của cây mai nên xưa nay nhiều người chơi mai kiểng gần như trọn cả năm không hề chú tâm đến việc chăm lo tưới bón, trừ một vài tháng cuối năm khi mai sắp đến kỳ trổ nụ mới lo vun phân tưới nước. Phải nhìn nhận là giống mai sống khỏe, loại đất đai nào cũng thích nghi được với nó, kể cả đất kém màu mỡ. Điều đòi hỏi là đất trồng mai phải cao ráo, không bị ngập ông không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn là được. Chỉ cần bị ngập úng một đội ngày, toàn bộ lá mai sẽ bị vàng úa và chết dần do bộ rễ bên dưới bị thúi. Vì vậy, những vùng đất thấp trũng, muốn trồng mai phải coi líp cao để tránh ngập.

Chúng ta cũng không nên so sánh sức sống giữa cây mai trồng chậu và cây mai rừng có điểm tương đồng với nhau. Quý vị cũng biết, cây cối nói chung kể cả thú rừng cũng vậy, sống ngoài hoang dã chúng có sức đề kháng mạnh hơn so với cây trồng trong vườn, thú nuôi trong nhà.

Riêng với cây kiểng trồng trong chậu, chúng lại còn phải sống trong môi trường sống chật hẹp, dù đất và phân trong chậu có tốt đến đâu cũng đủ sức giúp cây tăng trưởng mạnh trong mấy tháng đầu mà thôi. Một khi đất không còn phân thì có khác chi đất chết? Vì vậy, nếu hàng ngày không được chủ vườn tưới nước, nếu | hàng tháng không được bón thúc phân thì cây kiểng sẽ còi cọc và chết dần mòn. Giống mai tuy được tiếng dễ trồng, dễ sống, nhưng nếu bị lâm vào cảnh thiếu chăm sóc này cũng không tài nào tươi tốt được.

Bên cạnh đó, có một số ít người trồng mai gần như lúc nào cũng quan tâm đến cây mai. Việc làm này rất cần, vì trồng cây kiểng nói chung cần phải siêng năng tưới bón mỗi ngày, rồi phải lo trừ khử những giống sâu rầy, | côn trùng phá hại làm tổn thương sức khỏe của cây.

Có điều quan tâm ở mức độ vừa phải thì tốt, ngược lại nếu yêu cây mà lo chăm sóc quá mức cần thiết, nhiều khi đã không đem lại điều lợi ích cho cây trồng mà còn tốn kém tiền bạc và lãng phí thời gian của mình nữa. Chẳng hạn bón phân quá nhiều vào chậu đâu phải là chuyện cần thiết?

Phun xịt thuốc trừ sâu hàng ngày vừa chỉ tốn tiền, tốn công sức lại vừa làm cho sâu rầy phát triển mạnh thêm do lờn thuốc… CÓ Vậy, nên chăm sóc cây mai thế nào cho đúng phương pháp? g Theo kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân trồng mai kiểng lâu năm thì việc chăm sóc cây mai tuy không nặng nhọc nhưng cũng không thể làm tùy hứng. Nó không đòi hỏi người trồng ngày nào cũng phải lưu tâm chú ý đến từng gốc mai, nhưng cũng không cho phép ta bỏ bê lâu ngày không chăm sóc. Với cây mai, trong năm có ba thời kỳ cần được chăm sóc đặc biệt. Đó là thời kỳ sau Tết, trước Tết và cận Tết Nguyên Đán. Những tháng còn lại trong năm (giữa năm) ta chỉ chăm sóc bình thường như chăm sóc các giống cây kiểng khác.

Trong ba kỳ chăm sóc đặc biệt đó, ta chỉ cần bỏ công sức ra độ vài tháng mà thôi. Và nếu làm tốt được công việc này, cây mai sẽ tươi tốt cả năm, có nhiều hy vọng trổ hoa đạt chuẩn, đúng vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Sở dĩ chúng tôi thận trọng trình bày như vậy, vì như quý vị đã biết sự trổ hoa của cây mai đúng ngày dự tính hay không còn tùy thuộc vào thời tiết cuối năm ra sao nữa. Gặp năm mưa thuận gió hòa, thời tiết vào những ngày cuối năm thuận lợi thì không nói làm gì. Nhưng,

Nếu gặp thời tiết thay đổi bất thường thì mọi việc nhiều thi quá sức người, khó lòng chống đỡ được. | Mặc dù chúng ta, những người trồng mai kiểng lâu năm có ít nhiều kinh nghiệm, đã có nhiều phương cách để đối phó với loại thời tiết bất thường này như thực hiện cách thúc, hãm ra sao để hoa mai nở đúng vào ngày mà mình mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *