Thông thường, dư vị ngọt ngào của ngày Tết Nguyên Đán kéo dài đến hết tháng giêng, hai, cho nên dù có quí cây mai kiểng đến đâu cũng không ai nghĩ đến việc bắt tay chăm sóc chúng!

Nhiều người nghĩ rằng việc chăm sóc này dù có rỗi rảnh cũng chưa cần thiết phải lo. Họ nghĩ mai chỉ ra hoa mỗi năm có một lần, mà lần đó lại là dịp cuối năm thì đâu vội gì phải tốn phí thì giờ để chăm lo cho chúng ngay lúc này. Mặt khác, chúng ta cũng nên thông cảm đến những khoản phải lo toan cấp bách, đến việc mưu sinh của từng người. Sau Tết, chắc chắn ai ai cũng có những dự định, những tính toán cho công việc làm ăn. Nói cách khác, mọi người đều lo dồn tâm trí vào việc làm giàu là chính, chứ mấy ai quan tâm nhiều đến việc chăm lo cho cây kiểng… Thế nhưng, mọi người đâu biết rằng chính những lý chủ quan lẫn khách quan đó đã làm cho chúng ta quên xe đi một việc cần làm, là nên chăm sóc ngay cho cây kiểng của mình từ khi dịp Tết cổ truyền vừa kết thúc. Tại sao phải vội như vậy?

Chúng ta đã biết, cây mai kiểng trong suốt mấy ngày Tết đơm hoa khoe sắc tốt tươi cho mọi người tha hồ nhìn ngắm là nhờ vào nguồn sinh lực tích trữ từ trước trong thân nó mà có. Chứ suốt thời gian vui xuân mừng Tết đâu có ai nghĩ đến việc chăm sóc tưới bón gì đâu! Nói là ba ngày Tết, nhưng thực ra cây mai kiểng đó đã bị chủ nhân bỏ đói nhịn khát từ vài ba tuần liền. Có trường hợp chúng còn bị chủ nhân quên bẵng đến cả tháng trời mới bắt đầu lo o bế lại… Trong suốt thời gian dài đặt chưng bày trong nhà với không khí oi bức, xa rời môi trường thiên nhiên thông thoáng đầy nắng gió bên ngoài, chắc chắn cây mai nào cũng bị suy sức, nhất là mai ghép.  Vì vậy, sau Tết là lúc chúng ta nên bắt tay vào việc chăm sóc kỹ cho cây mai, giúp cây mau chóng hồi sức để phát triển tốt sau này. Nếu ai lơ là chăm sóc vào thời điểm này sẽ khó lòng vực được sức khỏe cho cây mai trong những tháng ngày sắp tới.

Mọi việc cần được tiến hành tuần tự những bước như sau:

Đưa chậu mai ra nắng

Việc cần làm đầu tiên là phải bưng chậu mai ra sân năng để cây được tiếp xúc trực tiếp với khí trời cho mau

lại sức. Cây mai vốn không chịu rợp cho nên càng chưng trong nhà lâu ngày cây càng bị xuống sức nhanh. Chúng ta cũng biết thể trạng của cây mai sau Tết đâu có khác chi sức khỏe của người lâm bệnh nặng lâu ngày vừa mới bình phục, nên trong thời gian đầu chưa thể dầm mình ra nắng gió ngay được. Vì vậy, trong mấy ngày đầu chỉ nên đặt chậu dưới bóng râm của các tàn cây lớn trong vườn hay bên chái nhà cũng tốt.

Độ chừng năm mười ngày sau đó, khi thấy cây đã “hoàn hồn lại vía” thì mới rê chậu dần ra nắng, vốn là môi trường sống thích hợp với nó. Có điều cần lưu ý là lúc này cây vẫn chưa chịu nổi ánh nắng trực tiếp suốt ngày. Vì vậy, những ngày đầu ta chỉ nên bưng chậu mai ra nơi có nắng sáng độ vài giờ rồi đem trở lại chỗ bóng râm. Sau đó, đặt chậu ra nắng suốt buổi sáng. Cho đến khi ta nhận thấy cây có thể chịu được ánh nắng trực tiếp thì mới yên tâm đặt chậu yên vị ngoài nắng.

Điều mà chúng ta đã biết, cây mai rất ưa nắng. Trồng mai vào nơi quang đãng, cả ngày ngoài nắng cây mai càng sống mạnh lại ít bị sâu rầy tác hại. Có điều càng trồng ngoài nắng càng đòi hỏi phải tưới nước nhiều ngày nắng hạn cần tưới ngày hai lần) cây mai mới không bị mất sức, nhất là tránh được bệnh cháy lá. Mai mà trồng trong bóng râm, nơi chỉ tiếp nhận có vài ba giờ nắng trong ngày | thì cây mai đó không thể sung sức được.

Và cũng xin được đề cập thêm, chính vì cây mai cần nhiều nước tưới, cho nên những vùng nào không có sẵn nguồn nước tưới tốt thì không thể trồng mai được. Nước phải là nước không nhiễm phèn nhiễm mặn.

Tưới nước thật đẫm

Cây mai chưng Tết trong nhiều ngày liên thường không ai nghĩ đến tưới nước hàng ngày cho nó. Lý do là nhiều người lo ngại lượng nước tưới vào chậu dư thừa sẽ chảy ra làm bẩn nền nhà. Điều này thì không ai muốn xảy ra trong ba ngày Tết. Vì đất trồng thiếu nước tưới nên trở nên khô cứng, và bộ rễ bên dưới do đó hoạt động cũng kém hiệu quả dẫn đến việc cây suy yếu. Mặt khác, trong thời gian cây mai trổ hoa ai cũng ngại động chạm, dù nhẹ vào chậu mai, vì chỉ cần đụng nhẹ là những cánh hoa vàng rực đang khoe sắc trên cây sẽ lả tả rơi rụng hết!

Do đó, dù mỗi tối muốn bưng chậu mai ra sân để tưới nước hoặc… phơi sương cho hoa lá tươi tắn thêm cũng không ai đủ can đảm để làm. – Sau Tết, ngay sau khi bưng chậu mai ra khỏi nhà thì việc cần làm ngay là phải tưới nước thật đẫm cho đất trồng trong chậu được ẩm. Cần tưới vài ba lần trong ngày. Cách tưới là tưới qua một lần, sau đó chừng mươi lăm phút tưới lại một lần, như vậy đất mới thấm nước đầy đủ. Khi đất trong chậu đủ độ ẩm cần thiết cây sẽ tươi tốt dần do bộ rễ bên dưới hút được nhiều muối khoáng nuôi cây.

Kết hợp với việc tưới nước thật đẫm là nhổ bỏ hết cỏ dại trong chậu và dùng que nhọn xới tơi tầng đất mặt trong chậu lên để đất được cung cấp thêm dưỡng khí giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn. Các bạn đã biết cây mai rất háo nước, cho nên đất trồng mai mà khô cằn thiếu nước tưới đầy đủ thì mai không những chậm phát triển mà còn sống èo uột, còi cọc. Thế nhưng, cây mai lại không chịu cuộc đất úng thủy.

Trồng mai phải chọn vùng đất cao, nếu đất thấp thì phải lên liếp. Mai trồng chậu phải chọn chậu có lỗ thoát nước đủ lớn, vì nếu nước tưới bị ứ lại trong chậu độ một ngày là cây mai đã vàng lá, và qua ngày thứ hai rễ đã bắt đầu bị thúi dẫn đến chết cây. Vì vậy, mỗi lần tưới nước nên cẩn thận xem lại lỗ thoát nước dưới đáy chậu có bị bít hay không để xử lý kịp thời.

Bón phân cho cây mai

Cây mai kiểng sau Tết nếu thấy chưa cần thiết phải sang chậu thì chỉ bón thúc thêm phần để cây đủ dinh dưỡng mà sinh trưởng tốt và phát triển mạnh thêm.

Giống mai “chịu” nhất là phân bò khô, kế đó là phân ngựa. Phân bò, phân ngựa phơi khô độ năm bảy nắng cho khô rồi mới bón vào gốc mai. Khi bón, nên đập cho cục phân tơi nhỏ ra. Tùy theo chậu kiểng lớn nhỏ ra sao mà bón lượng phân hữu cơ này nhiều hay ít. Nếu đất trong chậu còn màu mỡ thì nên lấy ra ngoài khoảng một phần năm đất cũ rồi bón đầy phân bò khô vào. Ngược lại, nếu đất trong chậu kém chất màu thì nên cho lượng phân mới vào nhiều hơn.

Phân hữu cơ bón thúc vào chậu kiểng thường theo hai cách: một là lấy bớt đất cũ trên mặt chậu ra ngoài rồi rải lớp phân bò khô lên trên cho đầy lại. Nước tưới mai mỗi ngày sẽ làm cho chất phân ngấm dần xuống dưới để nuôi cây. Cách thứ hai là mọi lớp đất sát vành chậu ra ngoài (tránh làm đứt rễ) tạo thành cái rãnh đủ sâu quanh chậu, sau đó lấp đầy phân bò khô vào.

Trong hai phương pháp bón phân thúc vừa kể, cách sao cũng đem lại kết quả tốt. Vì đặc tính của phân chuồng chung, khi đã hoai mục sẽ trở thành một thứ đất Hàn vừa tơi xốp vừa màu mỡ nên trồng cây rất tốt.

Ngoài việc bón thúc phân bò hay phân ngựa phơi khô, kinh nghiệm cho thấy bón thêm phân bánh dầu cũng tốt. Phân bánh dầu mua về phải bỏ ra thành miếng nhỏ có kích cỡ chừng hai ngón tay. Bón bằng cách dùng que nhọn thọc sâu xuống đất chậu, cách khoảng mỗi gang tay một lỗ rồi mới “ghim” những miếng phân bánh dầu xuống. Vị trí tốt nhất để ghim phân bánh dầu vào chậu là nằm giữa khoảng cách gốc mai và vành chậu.

Sở dĩ phải chôn các thỏi phân bánh dấu sâu vào lòng đất chậu là vì để tránh các loại côn trùng như gián, kiến và nhất là chuột, thính mũi đánh hơi được rồi tìm đến bươi móc lên để ăn. Đây là thức ăn có vị thơm béo thích khẩu nhất với các giống này.

Các bạn cũng biết, phân bánh dầu vốn cứng, không thể tan nhanh vào đất trong một sớm một chiều, mà phải chờ đến một vài tháng sau đó mới tan rã hết. Chính vì vậy mà lũ gián kiến và chuột mới dễ đánh hơi tìm đến để moi hết lên ăn. Do đó, ngoài việc lấp đất phủ kín lên trên các lỗ đặt phần bánh dầu, ta nên rắc thuốc bài trừ kiến gián, và cũng tìm biện pháp trừ chuột.

Nếu không có sẵn phân bò khô, phân ngựa khô, hay phân chuồng phân rác nói chung, ta có thể dùng phân vô cơ để bón thúc cho cây mai.

Những nghệ nhân hoa kiểng nhiều kinh nghiệm trong nghề đã có nhận xét rất đúng về tác dụng của hai thứ phân chuồng và phân bón hóa học đối với các loại cây kiểng nói chung, và cây mai nói riêng như sau: Phân chuồng cũng giống như thuốc Bắc, có hiệu nghiệm nhưng về lâu về dài sau này. Ngược lại, phân hóa học lại giống như thuốc tây, bón xong thì chỉ vài ba hôm đã hiệu nghiệm ngay. Dù biết rõ mười mươi như vậy nhưng từ trước đến nay không nhà vườn nào dám thay thế phân chuồng bằng phân hóa học. Lẽ dễ hiểu là phân hóa học làm chai đất trong khi phân chuồng làm tơi xốp đất giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn.

Vì vậy, gặp những cây mai sau Tết quá suy yếu, ngoài việc bón thúc phân chuồng như vừa trình bày ở trên, ta cũng nên sử dụng phân hóa học để giúp cây mai đó được tươi tốt nhanh hơn. Và loại phân được nhiều người sử dụng trong trường hợp này là phân NPK.

Do đây là giai đoạn cần giúp cây phát triển mạnh về bộ rễ và chồi non nên cần tăng hàm lượng Nitrogen (N) nhiều hơn gấp ba lần chất Phốt pho (P) và Kali (K), nghĩa là nên bón theo công thức 30 – 50 – 10. Nhờ hấp thu phân hóa học, cây mai đang yếu sức sẽ mau chóng tươi tắn trở lại và lấy đà phát triển nhanh hơn. The | Với phân chuồng, mỗi năm thường được bón thúc vào chậu mai hai lần: một lần đầu mùa mưa, sau Tết hay trễ lắm là vào đầu tháng ba Âm lịch, và lần sau là cuối mùa mưa, vào cuối tháng mười Âm lịch.

Chất dinh dưỡng của phân chuồng phải mất nhiều thời gian mới ngấm dần hết vào đất để nuôi cây. Còn phân hóa học, một năm bón hai lần không đủ, mà cần được bán theo định kỳ ngắn ngày hàng tuần hay nửa tháng mới giúp cây mai đủ sức tươi tốt được.

Trở lại với phân NPK. Ta thử tìm hiểu NPK gồm những chất gì và công dụng của nó đối với cây cối nói chung ra sao?

N tức Nitrogen có công dụng kích thích sự tăng trưởng của lá, cuống lá và làm tươi màu của lá cây. Gặp cây mai mà lá không tươi tắn, lại thưa thớt ta nên tăng lượng phân N thêm vào để có bộ lá tươi tắn hơn vì N có khả năng chuyển đổi màu sắc cho cây, giúp cây có thêm sức sống do các lá non nhú lần ra, lá lớn mọc lớn thêm. Phân bón thúc mà tỷ lệ Nitrogen kém sẽ làm cho cây mai chậm tăng trưởng, một phần do tiến trình quang hợp của lá không đem lại hiệu quả. Do đó, những cây mai còi cọc, những cây mai yếu sức sau Tết cần phải bón hay tưới phân NPK 30 – 10 – 10 để kích thích sự hoạt động của rễ, sự phát triển mạnh chồi non.

P tức Phốt pho chủ yếu giúp bộ rễ của cây mai phát triển mạnh. Vì vậy, sau khi sang chậu, hoặc khi bứng mai bên ngoài vào trồng lại, hay với những cây vừa được tỉa bỏ hết một phần các rễ già, rễ hư thái thì cần bón nhiều chất phốt pho. Phân phốt pho cũng giúp thân cây cứng cáp phát triển mạnh thêm và có sức chịu đựng tốt. Nó cũng giúp các chồi tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, nếu bón phân phốt pho quá liều lượng cần thiết thì lá cây sẽ nhạt màu và lá cũng phát triển chậm.

K tức Kali chủ yếu nhằm giúp cây mai kiểng mau trổ hoa, vì vậy trước Tết độ vài tháng ta nên bón thúc Kali cho cây mai kiểng để giúp cây chóng ra hoa. Đối với những

cây mai vào giai đoạn gần Tết này mà thân còn còi cọc, yếu sức thì lại càng cần gia cố thêm phân Kali nhiều hơn. Vì Kali cũng nhằm vào việc giúp cây mau lấy lại sức lực để phát triển mạnh thêm. Nhiều người cẩn thận hơn, từ Tết Trung thu hằng năm họ đã lo bón thúc phân NPK theo tỷ lệ 10 – 30 – 30 để kích thích cây mai phát triển mạnh và hứa hẹn trổ một mùa hoa đạt chuẩn. Một trường hợp khác là gặp năm có mùa đông thời tiết quá khắc nghiệt thì ngay những ngày đầu mùa thu ta nên tăng lượng phân Kali vào phân bón cho cây nhiều hơn, như vậy cây mới đủ sức chống chọi lại với rét đậm kéo dài.

Tóm lại, với phân hóa học NPK thường được dùng bón cho cây mai và các giống hoa kiểng khác, ta nên tùy vào từng thời điểm, tùy vào sức khỏe của mỗi cây mà bón cho đúng liều lượng, như vậy mới đem lại kết quả tốt. Chẳng hạn, thời gian sau Tết nên bón tăng lượng Nitrogen để kích thích sự tăng trưởng của bộ rễ; thời gian các tháng giữa năm nên tăng lượng Phốt pho để vừa kích thích sự hoạt động của rễ vừa giúp thân cây cứng cáp hơn. Và, dịp cuối năm cây cần được bán đủ lượng Kali để ra hoa.

Tạo tán cho cây mai

Đa số các cây mai kiểng sau vụ Tết đều phải tạo tán lại cho gọn gàng hơn đẹp đẽ hơn.

Do ngày Xuân tiết trời mát mẻ nên cây cối đều đâm chồi nẩy lộc tốt tươi. Cây mai chưng tết sau một thời gian được vun phân tưới nước đầy đủ cũng có cơ hội phát triển mạnh như các loài cây cỏ khác. Những cành nhánh cũ sẽ được dịp tốt vươn dài thêm. Những tược non, chồi non cũng đua nhau xuất hiện, vì vậy để càng lâu tán lá sẽ rậm rạp khó coi. Đây chính là lúc ta nên bắt tay vào việc cắt tỉa để tạo tán lại theo đúng bài bản của một cây kiểng quí.

Cây mai, nhất là mai ghép có tán lá dạng cây thông mới được cho là đẹp. Nghĩa là phần gốc tán phải nở rộng và càng lên phần đọt càng vót nhỏ lại dần. Ngoài ra cũng không nên để trống chân, cành thấp nhất cũng không được nằm quá cao mặt đất chậu. Tuy vậy cành này nằm quá sát mặt chậu cũng tạo nên sự rườm rà. Đó là những điểm chính về dạng tán lá của cây mai mà ta đã biết.

Việc tạo tán lại cho những cây mai đã từng được bàn tay nghệ nhân uốn sửa trước đây thường không khó lắm và cũng không mất nhiều công phu. Vì những đường nét căn bản tự nó đã có sẵn rồi. Chỉ những cành nhánh nào thừa thãi hay bị gãy giập thì phải cắt bỏ để nuôi dưỡng những chồi mới mà thay thế vào. Riêng những cành non nào mà sự hiện diện của nó làm cho tán lá đẹp hơn thì nên giữ lại.

Mặt khác, như các bạn đã biết, trên một cây mai cần phải có đủ cành già lẫn cành non trông mới sống động và tự nhiên hơn. Cây mai càng già mà lúc nào cũng có sự xuất hiện của một số cành non sẽ tạo cho người xem có cảm giác về sức sống tiềm ẩn trong cây đó còn khá dồi dào. Người xưa cho hiện tượng này tượng trưng cho hình ảnh của đạo cha con, vua tôi, vợ chồng.

Trong việc tạo tán, đối với cây mai ghép, ta phải tỉa bỏ hết những chồi nhánh mới không mọc ra từ các cành ghép mà từ gốc ghép. Những nhánh này do có nguồn gốc từ gốc ghép nên hoa của chúng sau này thuộc giống hoa của gốc ghép chứ không cùng một thứ hoa của cành ghép.

Hơn nữa, có tỉa bỏ hết những nhánh lạc loài này thì cây mới dồn hết nhựa để nuôi các nhánh ghép được tươi tốt hơn.

Thực tế cho thấy sự trễ nải hay cố tình nuôi dưỡng những nhánh nẩy ra từ gốc ghép này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây mai ghép, có thể dẫn đến sự giảm thọ của cây mai ghép. Có nhiều cây mai ghép mới vài ba năm tuổi đã suy tàn, nguyên do cũng bắt nguồn từ điều này.

Với những nhánh mới cần giữ lại để thay thế những nhánh cũ bị gãy giập ta cứ để mặc cho chúng phát triển, sau vài ba tháng mới tính đến việc uốn tỉa. Nếu cần uốn kẽm để tạo nhánh theo hình dáng mà mình mong muốn thì phải theo nguyên tắc sau đây: Phải cột một đầu sợi kẽm (có thể dùng dây nhôm, dây đồng) quanh thân cây, đoạn sát với gốc cành để làm điểm tựa, từ đó mới quấn kẽm từ gốc cành ra đến tận ngọn của cành đó.

Có điều xin lưu ý về kỹ thuật quấn kẽm như sau:

  • Một tay giữ chặt cành uốn, tay kia thao tác việc quấn kẽm. Có làm như vậy nhánh mới khỏi bị gãy.
  • Khi uốn, vòng kẽm quấn ở đoạn gốc cành cần khít và khi uốn gần đến ngọn cành thì các vòng kẽm sẽ thưa dần ra.
  • Không nên quấn dây quá chặt, vì làm như vậy, sau này sợi kẽm sẽ hằn sâu vào lớp vỏ làm cho cành mai đó bị héo úa và khô dần vì tắc nghẽn đường lưu thông của nhựa luyện. Nếu cành đó có sống được thì sau khi gỡ dây kẽm ra vỏ sẽ có những đường hằn sâu mất vẻ thẩm mỹ.
  • Dây kẽm quấn quanh cành phải theo đường xoắn ốc, và quấn từ phía gốc cành trở ra đầu cành, như vậy mối quấn mới chắc. Nếu quấn ngược lại dây quấn sẽ bung lỏng ra, không đem lại chút hiệu quả gì.

        Trong trường hợp cành mới không nằm vào vị trí mình mong muốn thì phải dùng cách uốn tế thân, tức là uốn cành đó vòng qua thân cây cho ngọn chuyển về hướng khác. Điều cần là nên uốn cho gốc cành ôm sát thân cây mới được cho là đẹp.

Việc sang chậu cho cây mai

Bình thường cứ cách một năm người ta mới sang chậu cho cây mai một lần. Việc sang chậu thường tiến hành vào dịp đầu năm Âm lịch, thời tiết đầu xuân ấm áp mát mẻ. – Thường có hai lý do chính để sang chậu:

– Do trồng trong chậu suốt một thời gian dài, một đến hai năm, nên bộ rễ cây mai kiểng đã rút hết các chất bổ dưỡng trong đất chậu để nuôi cây, nên đất trở nên chai sạn, cằn cỗi không còn chút màu mỡ nào để nuôi cây nữa. Cho nên cần phải bỏ hết đất cũ ra để thay vào đất mới. Đất như vậy gọi là đất chết, không thể trồng cây gì sống được, nên phải thay ngay.

– Do chậu cũ quá nhỏ không còn tương xứng với cây mai trong chậu càng ngày càng lớn thêm, nên cần phải thay thế chậu mới có dung tích lớn hơn để vừa chứa được nhiều đất lại vừa phù hợp với độ cao to của cây mai hơn. Hoặc là do chiếc chậu cũ đã bị nứt, bị sứt mẻ hay đã quá cũ kỹ không tương xứng với giá trị của cây mai kiểng quí nên cần phải thay thế chiếc chậu mới đẹp hơn, kiểu dáng hấp dẫn hơn.

  Vẫn biết sau Tết là thời điểm thích hợp để sang chậu và thay đất mới cho cây mai kiểng, thế nhưng những cây mai xét thấy còn ươn yếu thì chưa tính đến chuyện sang chậu được, vì sau đó cây này dễ bị kiệt sức thêm. Những cây mai này nên dời lại vào đầu mùa mưa mới sang chậu. Vì rằng, mỗi lần bứng cây mai ra khỏi chậu cũ để thay đất mới, cây mai sẽ mất sức một thời gian. Chỉ chờ khi rễ đã bén vào đất thì cây mới tốt tươi trở lại.

Để cây mai đỡ mất sức khi sang chậu, ta nên tuần tự làm những việc sau đây:

– Sắm sẵn chậu mới (nếu cần thiết thay chậu mới) và đất mới. Chậu cũ nếu thấy còn sử dụng lại được thì nên cọ rửa cho sạch sẽ trước khi thay đất mới vào. Còn đất mới cũng cần pha trộn trước đó cho sẵn sàng. Việc này các nhà vườn hay người trồng mai chuyên nghiệp đã cụ bị sẳn mấy tháng trước đó rồi. Vì đất phân càng được ủ lâu càng hoai mục, trồng cây kiểng rất tốt. Nói đến việc pha trộn đất trồng mai thì ông bà ta ngày xưa, nhiều người trồng mai không cần bón phân, và nếu có bón phân chuồng vô chậu cũng chỉ một phần phân với chín phần đất. Sở dĩ trộn phân quá ít như vậy vì theo chủ ý của các cụ là để hãm đà tăng trưởng (sức lớn) của cây mai trồng chậu.

     Mặt khác, như chúng ta đã biết, đa số người xưa tin cây mai là giống có sức sống dẻo dai, chỉ có thiếu nước mới chết chứ thiếu phân sẽ không hề hấn gì. Nhưng càng về sau, nhiều người trồng mai mới nhận thấy rằng cây mai cũng giống như các giống cây kiểng khác, cần bón nhiều phân mới tốt được nên người trồng mới quyết định tăng lượng phân vô đất chậu càng nhiều hơn. Phân chuồng nếu ủ lâu ngày hoai mục thì chẳng khác gì thứ đất mùn, vừa màu mỡ vừa làm cho đất trồng tơi xốp nên cây nhờ đó mà sinh trưởng tốt. Trong thời gian khoảng mươi năm trở lại đây, giới trồng mai chuyên nghiệp còn mạnh tay giảm lượng đất trong chậu xuống mức thấp nhất, khoảng 20% mà thôi. 80% còn lại là phân tro trấu với phân bò khô, và thấy kết quả đem lại đúng với ý muốn.

      Về việc “phân tro” này, có một câu nói mà giới nghệ nhân hoa kiểng ở nhiều nơi đều công nhận: “Ngày xưa do trồng bằng đất nên bưng một chậu mai nặng đến nỗi cong róng cả xương sống. Còn nay nhờ bón nhiều phân tro trấu nên bưng lên thấy nhẹ hều!”.

+ Trước một ngày dự định sang chậu, ta nên tưới nước thật đẫm để đất trong chậu được mềm ra.

+ Nên sang chậu vào lúc mát trời như vào lúc sáng sớm hay lúc xế chiều mới tốt. Nhờ khí hậu mát mẻ cây mai mới không bị mất sức nhiều.

+ Dùng cái bay nhỏ hay lưỡi dao cùn xới đất sát vành chậu cho tơi ra, giúp các rễ mai bám sát vào thành chậu bung hẳn ra. Sau đó, xúc hết phần đất này ra khỏi chậu để tạo thành cái bầu đất, giúp việc bổng mai được dễ dàng.

+ Nhẹ tay nắm chặt vào thân cây mai (đoạn sát gốc) để nhấc bầu đất lên đem hẳn ra ngoài. Cố gắng tránh để long gốc, tránh làm cho bầu đất bị bể. Như vậy là bảo toàn được bộ rễ, dù sang chậu nhưng cây mai đó sau này vẫn sống mạnh.

+ Trước khi đặt bầu đất trở lại chậu mới, ta nên dùng kềm chuyên dùng hay kéo có tay cầm khỏe để cắt bỏ bớt những rễ già, rễ hư thái do nấm hay côn trùng phá hoại. Việc làm này rất cần thiết, giúp bộ rễ được gọn gàng hơn, giúp chậu có thêm khoảng trống để chứa được nhiều đất mới hơn, nhờ đó mà cây mai có thêm chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn.

+ Mỗi dịp sang chậu là dịp tốt để đôn cao bộ rễ lên khỏi mặt đất chậu, tạo sự lão hóa cho cây mai.

+ Sau khi trồng mai vào chậu mới với đất mới, ta nên cắm chung quanh chậu vài ba cái cọc nhỏ để chống đỡ cho thân cây mai đứng vững trong thời gian đầu khi bộ rễ của nó chưa bám chắc vào đất mới.

+ Cuối cùng là rê chậu mai vào nơi râm mát một thời gian, khoảng vài ba tuần để chờ cây mai bén rễ mà hồi sức lại dần. Khi cây mai thực sự tươi tỉnh ta mới bưng chậu ra nắng.

Chăm sóc cho cây mai trồng ngoài vườn

Đối với những cây mai trồng ngoài đất (như thường thấy trồng cạnh bên bàn Vọng thiên), sau mùa trổ hoa dịp Tết, cây cũng bị suy yếu phần nào, nhưng không có gì đáng lo lắm. Chỉ bón thúc phân và tưới nước đầy đủ là được.

Nên dùng bay hay cuốc nhỏ xới cái rãnh thành vòng tròn chung quanh gốc, sâu từ 10 cm đến 15 cm là vừa. Vòng tròn của rãnh rộng hẹp bao nhiêu là còn tùy vào sự phủ rộng của tán lá cây mai bên trên ra sao: Tán lá rộng thì vòng rãnh phía dưới phải rộng tương xứng.

Vì như các bạn đã biết, hễ bên trên cành lá vươn ra đến đâu thì bộ rễ cây bên dưới cũng ăn lan ra đến đó. Vì vậy, ông bà mình xưa mới có kinh nghiệm là trồng cây đừng để chạm lá, có nghĩa đừng hà tiện đất mà trồng cây quá gần nhau, không lợi.

Khi rãnh đào xong thì chỉ còn việc đổ đầy phân chuồng hoai xuống rồi phủ đất kín bên trên là được.

Trường hợp không có sẵn phân chuồng ta có thể thay thế bằng phân hóa học với loại phân NPK, theo tỷ lệ 30 – 10 – 10 như đã trình bày ở phần trên. Tùy theo cây mai đó nhỏ hay lớn, ta dùng từ 10g đến 20g phân NPK rải lớp mỏng quanh rãnh rồi khỏa kín đất lại. Hay dùng gói phân 10g pha chung với 8 lít nước rồi phun xịt lên tán lá, thân cây và chung quanh gốc cây mỗi tuần một lần cũng giúp cây xanh tươi mượt mà trở lại.

Việc kết hợp giữa hai loại phân vô cơ và hữu cơ để bón thúc cho cây mai, nhất là những cây mai quá suy yếu, tàn tạ cũng tốt.

Với việc bón thúc phân đầy đủ hay thay hoàn toàn đất mới vào chậu, kết hợp với việc tưới nước đầy đủ hằng ngày, cây mai kiểng sau Tết sẽ mau hồi sức để phát triển mạnh hứa hẹn cho mùa hoa Tết tới thành công tốt đẹp. Nói cách khác, việc chuẩn bị cho mùa hoa mai chưng Tết năm sau phải bắt đầu lo chăm sóc cho cây từ sau Tết năm này mới kịp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *