Hoa chuông có một vẻ đẹp độc đáo, hình dạng tương tự như quả chuông rất dễ hình dung nên rất được các gia đình ưa chuộng trồng để làm đẹp khuôn viên gia đình. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về một số thông tin đặc điểm, kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hoa chuông.

Đặc điểm của hoa chuông

Hoa chuông tên tiếng Anh là Sinningia speciose, tên khoa học là Sinningia speciosa hay Gloxinia speciose có nguồn gốc từ Brazil, có hình dáng rất lạ tựa như hoa loa kèn, màu sắc đa dạng được nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích chọn làm hoa để trang trí nội thất, và được du nhập vào nước ta.

Ở Việt Nam, hoa chuông được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như hoa tử lan, hoa thánh, hoa valentine, hồng xiêm, phú quý,…Hoa chuông là cây thân thảo, rễ mọc dày thành cụm, bám chạy vào đất. Hoa có màu sắc đa dạng như trắng, vàng, tím, đỏ hồng…. Lá cây xanh mướt, cảm giác mịn như nhung, có hình oval hoặc thuôn dài, hoa có hình quả chuông to. Loại hoa này được ưa thích không chỉ bởi đẹp, mà chúng rất ít lá, và nở rất nhiều hoa, và thời gian nở hoa khá dài khoản 20 ngày.

Hoa chuông mang trên mình rất nhiều ý nghĩa. Chúng tượng trưng cho sự chân thành, biết ơn vô hạn. Chúng còn biểu thị cho sự may mắn, sự khởi đầu thuận lợi, mang lại cảm giác hứng khởi trong công việc. Ngoài ra, hoa chuông là loại thực vật lâu năm, thời gian nở hoa kéo dài, nên biểu tượng cho sự bất diệt, kiên định, không gì có thể thay đổi được.

Cách trồng và chăm sóc hoa chuông

Khi trồng hoa chuông, bạn nên lưu ý một số kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cho tới khi hoa chuông nở hoa như sau đây:

Đất trồng: nên chọn loại đất thịt, chất hữu cơ tơi xốp, thoáng, đủ ẩm, có độ thoát nước tốt, cũng như giàu chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, bạn có thể đến các cửa hàng cây trồng hoặc siêu thị để mua loại đất sạch Tribat để trồng cây. Độ PH tiêu chuẩn từ 5.5 đến 6.5.

Chọn giống: khi trồng bất kỳ loại hoa nào, việc chọn giống rất quan trọng, bạn nên chọn giống từ những cây khỏe, hoặc đến siêu thị giống để lựa chọn loại giống chất lượng, khả năng phát triển cũng như nở hoa tốt. Bạn có thể trồng hoa chuông bằng cách: gieo hạt, giâm cành, hoặc tách rễ củ.

Ươm mầm: trước khi gieo hạt, bạn nên ngâm hạt giống bằng nước ấm. Sau đó, rãi hạt giống trên đất đã chuẩn bị sẵn, phủ một lớp đất mòng để bảo vệ hạt giống, tưới nước bằng vòi phun sương để tránh hạt bị trôi, cũng như cung cấp đủ ẩm cho hạt giống nảy mầm. Hạt giống nảy mầm lên cây con được đến 20 ngày thì chuyển cây con vào các chậu cây mà bạn đã chuẩn bị sẵn.

Tưới nước: hoa chuông phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp quá gắt từ mặt trời. Cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây hoa, chỉ nên tưới cây vào buồi sớm, tưới vào buổi chiều hoa dễ bị sinh bệnh. Cần chú ý đất, để quan sát độ ẩm, quá thừa nước và ẩm cây dễ bị thối gốc. Khi nhiệt độ quá cao, trên 25 độ thì bạn cần chú ý để tưới nước cung cấp đủ ẩm cho cây, chỉ nên sử dụng vòi phun sương. Vào mùa nắng nóng, thì cần rải một lớp đá lên xung quanh gốc cây hoặc có thể phủ một lớp hữu cơ để hạn chế tình trạng bay hơi nước làm giảm độ cẩm của cây.

Ánh sáng: hoa chuông rất dễ chăm sóc, là loại cây ưa ánh sáng dịu nhẹ, nên đặt cây ở những vị trí có thể hứng được ánh nắng mặt trời buổi sáng, hoặc bạn cũng có thể thay bằng ánh sáng của đèn huỳnh quang.

Nhiệt độ: ở nước ta, hoa chuông thường được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt bởi đặc tính loại hoa này là ưa mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 18 đến 25 độ. Nhiệt độ quá thấp có thể khiến cho cây bị sinh bệnh, dễ chết.

Ngắt lá, tỉa nụ: hoa chuông rất đặc biệt, trong thời gian ra hoa, thì cây rất ít lá, nhìn vào bạn chỉ thấy toàn là nụ hoa cũng như hoa đang nở. Thường xuyên cắt bỏ những lá, hoa đã bị úa để hạn chế sinh bệnh cho cây. Khi các nụ hoa chuyển màu, cần ngắt bỏ 2 nụ đầu tiên, để hoa có thể tập trung bung nở. Khi hoa đã tàn hết thì cần cắt bỏ sát gốc, để cho các chồi mới đủ dinh dưỡng cũng như không gian để nảy mầm từ củ dưới mặt đất.

Sâu bệnh và phòng ngừa: khi trồng hoa chuông cần chú ý các bệnh sau đây để phòng ngừa cho cây như: bọ trĩ, nấm mốc, đốm lá, các loại sâu ăn lá, nhện đỏ, thối gốc, chết héo,.. cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây, không thừa ẩm nhiều, và phun các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh cho cây.

Cuối cùng có một điểm mà bạn bắt buộc phải lưu ý khi trồng hoa chuông tại nhà, là các bộ phận của hoa như hoa, lá, thân, rễ của cây đều chứa độc tính. Hoa của chúng có chứa hoạt chất Scopolamine gây ảo giác mạnh ở người nếu hít phải nhiều. Nhẹ thì gây mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, … nặng có thể gây suy hô hấp, gặp ảo giác mạnh, hoặc tử vong.

Trên đây là một số thông tin đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa chuông. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ về loại hoa này trước khi trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *