Hoa địa lan mang một vẻ đẹp sang trọng, cuốn hút, da dạng về màu sắc, chủng loại và đặc biệt hoa nở để được rất lâu nên rất được các gia đình ưa chuộng, săn tìm để trang trí trong khuôn viên gia đình.

Đặc điểm của dịa lan rừng

Địa lan là có rễ hoặc cũ mọc trên đất hoặc len lỏi giữa các tản đá, thân cây hoa địa lan có thể ngập hết trong đất (địa lan thật) hoặc là có thể nổi trên mặt đất ( bán địa lan). Thường địa lan được chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm lan gấm: thường mọc trên núi, thân bán nổi, rễ cây bám vào lớp thảm mục trên núi để phát triển. Nhóm lan này thường được trồng làm cảnh không phải vì hoa mà chúng có màu lá rất đẹp và nổi bật, chúng thường ra hoa vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Một số loại hoa đáng chú ý trong nhóm này như: lan lá gấm, kim tuyến, gấm đất.

Nhóm lan đất: thường mọc ở các bãi cỏ ven rừng, hoặc cánh đồng. Loại lan này khá dễ trồng và chăm sóc nên rất được các gia chủ ưa chuộng, chúng có thể phát triển tốt trên đất có nhiều khoáng sét, nên khi trồng bạn có thể chọn đất vườn kết hợp mùn hoặc than bùn. Một số loại lan tiêu biểu thuộc nhóm này như lan hạt đính nâu, lan chu đinh tím.

Nhóm lan hài: nhóm lan này rất đa dạng và phong phú, màu sắc lan tươi sáng như lan hài hồng, lan hài liên, lan hài heri, lan hài hecman, ….

Ngoài 3 nhóm lan chính trên còn có một số loại đáng chú ý khác như địa lan thuộc chi kiếm, lan sậy, và ngày nay còn có rất nhiều loại địa lan được lai tạo nở hoa rất to và đẹp,…

Địa lan có cuống hoa mọc từ thân cây ra, tương ứng với mỗi cuống hoa sẽ có từ 5 đến 10 hoa, cánh của hoa khá mịn và dày. Ở các nước phương tây, hoa địa lan tượng trưng cho sự thanh lịch, nhưng không kém phần quyền quý và xa hoa. Họ thường dành những chậu địa lan đẹp để tặng cho nhau, nhằm chúc cho gia chủ luôn được may mắn, tài lộc rủng rỉnh.

Hoa địa lan thuộc thân cây thảo, có chiều cao trung bình từ 0.4 đến 1 mét. Rễ cây phát triển mạnh, dạng hình trụ, có màu tro nhạt.  Thân cây giả hành to, có hình gậy, bầu dục, hoặc như trứng tròn… là  nơi lưu giữ nước cho cây. Lá của địa lan thon dài, nhọn về phần đuôi, thường mọc thành các bụi hoặc lùm, xếp chồng lên nhau,trung bình mỗi lùm có khoảng 10 lá.

Cách trồng và chăm sóc địa lan rừng

Tùy vào giống địa lan mà chúng ta có cách trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng bạn cần lưu ý cách điểm sau:

Đất trồng: nên chọn loại đất có nhiều thành phần dinh dưỡng, độ ẩm khách khác nhau như đất có nhiều mụn, độ phù sa cao, độ PH trung binh, hạn chế chọn những loại đất có độ PH cao làm ảnh hưởng đển vấn đề sinh trường và phát triển ở cây. Các bạn có thể trộn đất theo tỷ lệ 3 đất bùn ao (đất phải được phơi khô và đập nhỏ khoảng 1cm), 3 phân chuồng ủ mục, 2 xơ dừa đã được xử lý, 1 vỏ trấu, 0.5 phân trùn quế và 0.5 vôi bột. Sau khi trộn theo tỷ lệ, thì nên ủ thêm 2 tuần, rồi đem phơi để tiêu diệt mầm bệnh, để đảm bảo lan có thể nảy mầm phát triển tốt.

Chậu trồng: Tùy vào loại lan bạn trồng có kích thước như thế nào thì chọn kích thước chậu cho phù hợp, có thể đa dạng loại chậu trồng, nhưng để cây có thể phát triển tốt nhất thì nên chọn các loại chậu nung, kín lỗ bên hông nhưng phải đảm bảo độ thoát nước tốt. Khi trồng thì nên lót một lớp đá khoảng 2 đến 3 cm cùa khoảng cách để cho rễ chui ra ngoài, kích thích lan nhanh nở hoa.

Cách trồng: cho đất đã trộn sẵn vào khoản 1/3 chậu, đặt bụi lan sao cho cân đối, nên đặt các nhánh già bên trong, nhánh trẻ non xoay ra bên ngoài, lấp đất đầy chậu rồi ấn nhẹ, cố định cây để không bị lung lay. Tưới nhẹ bằng bình phun sương để tạo độ ẩm cho cây, đặt cây mới trồng ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhưng tuyệt đối không để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời dễ làm cho cây bị chết.

Sau khi trồng được cá thể địa lan, bạn cần chú ý chăm sóc đúng cách. Địa lan là loại cây ưa ẩm, cần chú ý tưới lan liên tục, độ ẩm duy trì cho cây là khoảng 80%, nếu quá khô hoặc ẩm hơn cho phép cây dễ bị khô gốc hoặc thối gốc. Tùy vào mỗi giai đoạn cũng như kích thước chậu mà có lượng nước khác nhau, bạn nên chú ý để tưới nước kịp thời cho cây.

Khi lan mới phát triển ra rễ, thì nên bắt đầu bón phân, 1 tuần 2 lần và đi từ nồng độ thấp đến nồng độ cao. Có thể bón phân hữu cơ hoặc pha loãng phân đạm theo tỷ lệ 1 đạm 3 nước để tưới cho cây.

Hoa địa lan là giống cây khỏe, ít bị nhiểm bệnh hơn các loại lan khác. Nhưng nếu bạn chăm sóc không đúng cách cũng dễ mắc các bệnh đốm nâu, thối gốc, cháy nắng, nấm mốc, sâu bọ,…

Hoa địa lan là loại thực vật quý hiếm, dễ trồng và dễ chăm sóc. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn nắm được cơ bản về cách trồng cũng như cách chăm sóc hoa địa lan cho những bạn đang tìm hiểu có ý muốn trồng loại hoa này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *