Cây phát lộc hay còn gọi là cây phất dụ, cây trúc phát lộc, cây phát tài phát lộc,… được trồng phổ biến ở nước ta. Cây có xuất xứ từ các vùng ôn đới và được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Sau khi du nhập vào Việt Nam, cây phát lộc đã nhanh chóng trở thu hút đối với nhiều người trồng cây cảnh.

Đặc điểm của cây phát lộc

Cây có ý nghĩa như tên của nó “phát lộc” – mang đến sự may mắn, sức khỏe và thịnh vượng cho gia chủ. Theo phong thủy, khi trồng cây trong chậu, để một chậu cây phát lốc hợp phong thủy thì phải hội tụ đủ năm yếu tố theo thuyết Ngũ Hành:

  • Mộc: Bản thân cây phát lộc
  • Thổ: Đất mà cây được trồng
  • Thủy: Nước dùng để tưới cây
  • Hỏa: Thông thường mỗi chậu cây thường có buộc sài ruy bang đỏ
  • Kim: Chậu đựng may mắn phát lộc thường là kim loại.

Những yếu tố đó khi kết hợp đồng thời với nhau tạo nên sự cân bằng, hòa hợp, giúp cho vận mệnh tươi sáng, gia đình bình an. Nhờ vậy mà con người cảm thấy được hạnh phúc hơn.

Cây dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện sống, cây ưa ánh sáng, nên khi cây được trồng ngoài trời sẽ cho màu tươi và đẹp. Cây có thể trồng được cả trên đất lẫn trong nước.

Cách trồng và chăm sóc cây phát lộc

Loại cây này được vận chuyển từ Trung Quốc hoặc Đài Loan về đến Việt Nam, một quãng đường khá dài, do đó, khi mua cây, cần tránh những cây có cành hoặc lá cây ngả màu vàng hoặc nâu loại cây không được khỏe mạnh.

Có hai phương pháp trồng cây: phương pháp thủy canh và trồng bằng đất.

Phương pháp thủy canh: Rải sỏi ở dưới đáy bình (sử dụng bình thủy tinh để nâng cao tính thẩm mỹ) để có độ chắc chắn. Cây phát lộc sẽ cần ít nhất từ 3 đến 8cm nước để sinh trưởng.

Phương pháp trồng trong đất: Cần chọn loại đất giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Trộn đất với mùn cưa hoặc xơ dừa để đảm bảo độ ẩm cho đất. Bón phân hữu cơ khi cần thiết, tránh sử dụng các loại phân bón tổng hợp có hàm lượng photpho cao có thể làm hại cho cây. Ngoài ra, bạn có thể bỏ ít sỏi nhỏ dưới đáy chậu để đảm bảo đất thoát nước tốt.

Khi chọn chậu, cần chọn những chậu có lỗ dưới đáy, để cây dễ dàng thoát nước tránh gây úng cây có thể dùng chậu đất sét đối với phương pháp trồng cây trong đất. Cần trồng cây vào bình thủy tinh hoặc bình gốm sứ cao với phương pháp thủy canh, bình trong suốt, và các viên sỏi trang trí sẽ nâng cao tính thẩm mỹ cho người sử dụng.

Cây phát lộc không chỉ để trang trí, mà còn có tác dụng thanh lọc không khí, tạo nên không gian thoáng đãng. Nên đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng để cây quang hợp với hiệu suất cao và hấp thụ được nhiều khí CO2 và cung cấp nhiều khí oxi hơn. Mặc dù cây ưa ánh sáng nhưng để cây sinh trưởng tốt nên đặt cây môi trường ánh nắng mặt trời chiếu qua màng lọc, vì ánh nắng mặt trời trực tiếp sẽ làm cháy lá. Tránh luồng gió từ máy điều hòa nhiệt độ hoặc lỗ thông gió, loài cây này ưa nhiệt độ từ 18 độ C đến 32 độ C.

Khi xuất hiện tình trạng lá cây bị khô héo và chết. Nếu lá chuyển màu vàng, thông thường là do ánh sáng quá mạnh hoặc cho quá nhiều phân bón. Nếu lá chuyển sang màu nâu, bạn nên xịt nước tạo thêm độ ẩm cho cây. Tuy nhiên, đối với cách trồng thủy canh, khi cây bị nhũn lá thì đa phần là không cứu được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *