Cây lưỡi hổ là loại cây được ưa chuộng trồng trong nhà, bởi tính năng hấp thụ được hơn 100 loại độc tố khác nhau, dễ chăm sóc và đặc biệt chúng còn được biết đến là một loại cây phong thủy tốt mang lại được nhiều tài lộc cũng như xua đuổi xui xẻo.

Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc ở Châu Phi, tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, thuộc dòng họ măng tây. Chúng có tên gọi đa dạng, mỗi quốc gia khu vực lại được gọi một cái tên khác nhau như lan đuôi cọp (Trung Quốc), thanh kiếm Pasha (Thổ Nhĩ Kỳ), Cây rắn,…

Cây lưỡi hổ là loài cây dễ nhận dạng nhờ những đặc điểm đặc biệt về hình dáng bên ngoài. Cây lưỡi hổ là loại thực vật rễ chùm, rễ nông có thể trồng ở đất cũng như thủy sinh. Chúng mọc thành bụi nhỏ, lá cây mọng nước, phiến lá dài, và thon nhọn dần về hướng đầu lá, bề mặt lá bóng và khá cứng, chủ yếu là màu xanh, bên ngoài có 2 đường viền màu vàng chạy dọc theo thân lá từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ là loài cây có hoa, có màu trắng nhạt, cánh hoa thuôn dài và mềm mại uốn cong.

Cách trồng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ rất dễ trồng, dễ chăm sóc, và dễ thích nghi với môi trường. Cây được trồng và nhân giống bằng cách tách bụi, tách từ thân cây mẹ rồi đem gieo trồng, chăm sóc cây con để tạo thành các bụi lưỡi hổ mới. Hoặc chúng ta cũng có thể cắt lá của cây và giâm hom, sau đó cây con mới mọc từ bên mép lá.

Cây lưỡi hổ thích ánh nắng nhẹ, ưa bóng râm, có thể thích nghi và sinh trưởng ở cả điều kiện ngoài trời và trong nhà, nhiệt độ thích hợp để cây có thể phát triển tốt là từ 16 – 30 độ. Cây lưỡi hổ sợ rét nên sẽ chết nếu nhiệt độ quá lạnh dưới 10 độ.

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ chăm sóc, bởi tính chịu hạn cũng như chịu lạnh cao, cũng có thể sinh sống được trong điều kiện thiếu sáng, cũng như không gian hẹp nên thược được sử dụng trang trí trên bàn làm việc.

Khi trồng cây lưỡi hổ bạn nên chuẩn bị loại đất tốt, có độ kiềm cao, và có khả năng thoát nước tốt. Cần chú ý độ ẩm của đất thường xuyên, loại cây này chỉ chịu được độ ẩm trung bình, nếu thừa ẩm thì cây sẽ bị thối gốc mà chết. Bạn không cần tưới nước thường xuyên cho cây,vào mùa hè 1 tuần chỉ cần tưới 1 lần hoặc chia nhỏ lượng tưới thành 2 lần trong tuần, còn mùa đông bạn chỉ nên tưới 1 lần trong 1 tháng.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Vào mùa xuân hàng năm, bạn nên tiến hành thay chậu lớn hơn hoặc tách cây nếu rễ của cây đã phát triển đầy cả chậu. Đồng thời, vào đầu hè nên bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây 1 tháng 1 lần để cây sinh trưởng tốt hơn.

Cây lưỡi hổ được nhiều gia đình cũng như cá nhân ưa chuộng bởi chúng không chỉ dễ chăm sóc mà còn giúp lọc không khí, hấp thụ 107 loại độc tố trong môi trường, tăng cường cung cấp oxi vào ban đêm.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xui xẻo, bảo vệ bạn khỏi những điều xấu xa. Về phong thủy, đối với các gia đình hợp tuổi, chúng mang đến sự may mắn, thu hút tiền tài, giúp gia chủ phát tài phát lộc.

Trên đây là một số đặc điểm, ý nghĩa phong thủy cũng như cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ mà bạn có thể tham khảo khi có ý định trồng loại cây này. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *