Hàng ngày nên tưới nước cho bonsai vào giờ giấc nào?
Như quí vị đã biết, môi trường sống của bonsai là cái chậu cạn, đã ít đất ít phân mà lại còn thiếu nước, nhưng với đa số những người quá yêu cây kiểng lùn này mỗi khi rỗi rảnh lân la chăm sóc cho cây lại cứ siêng năng tưới nước phủ phê cho nó. Thói quen và ý thích đó nhiều khi vô tình giết chết cây kiểng quí mà không hay.
Vì rằng, nếu tưới nước nhiều quá sẽ làm thối rễ, nhất là khi các lỗ thoát nước của chậu bị bít lại do các vật cản từ cát đất bên trong gây ra nên bị úng thủy. Khi đất trong chậu bonsai quá ướt, bộ rễ còn bị nấm mốc tấn công khiến lá trở nên vàng úa, cây sinh trưởng kém. Thế nhưng, nếu chậm tưới hay ngưng tưới một đội ngày khiến đất chậu bị khô, bonsai cũng bị chết khô. Vì vậy, hàng ngày nên tưới nước cho bonsai hại cữ sáng, chiều.
Tưới cữ sáng vào lúc mờ sáng, và tưới cữ chiều vào lúc mặt trời lặn. Cữ sáng không cần tưới nhiều vì đất trong chậu còn ẩm. Riêng cữ chiều cần phải tưới nhiều nước, vì cái nóng ban ngày đã làm cho đất chậu bị khô, vì vậy cữ chiều cây hút nước nhiều hơn cữ sáng. Cữ chiều; nên tưới nước từ trên lá xuống để lá được tươi do bị mất nước ban ngày nên héo rũ.
Mùa mưa ta chỉ cần tưới nước cho bonsai trồng trong những ngày không mưa. Thế nhưng, bonsai trồng trong nhà, trong mùa mưa ngày nào cũng phải tưới ít ra cũng một cữ. Mỗi lần tưới nước nên bưng chậu kiểng ra sân, tưới xong, chờ nước rút khô ráo mới bưng chậu vào nhà chung lại.
Cần tưới bao nhiêu nước mới gọi là đủ?
Cách tưới bonsai là tưới nước đều khắp mặt chậu để nước ngấm đều vào đất. Nên dùng bình tưới hoa sen để có tia nước nhỏ, nhờ đó mà mỗi lần tưới đất chậu không bị xói mòn.
Thế tưới bao nhiêu nước mới gọi là đủ?
Tưới cho đến lúc nào thấy nước thoát ra khỏi lỗ thoát nước thì ngưng. Nhưng, tốt nhất là sau mươi phút ta lại tưới nước vào châu thêm một lần nữa. Nên tập cho mình một thói quen hữu ích là mỗi lần tưới cây nên theo dõi các lỗ thoát nước ở đáy từng chậu một xem có bị đất cát bít lại hay không. Nếu có thì nên tìm cách khai thông lỗ thoát nước của chậu đó kịp thời.
Có nên bón phân theo định kỳ cho bonsai?
Nhiều người trồng bonsai thích dùng phân hữu cơ để bón hơn là phân vô cơ. Đúng ra phân hữu cơ thích hợp với bonsai hơn vì phân hữu cơ góp phần làm cho đất tơi xốp, trong khi đó phân vô cơ lại có tác dụng ngược lại. Tuy vậy, cũng có trường hợp phải sử dụng phân vô cơ, vì hiệu quả nhanh, còn phân hữu cơ thì có tác dụng chậm.
Bón thêm phân cho bonsai là việc nên làm mỗi tháng một lần, nhất là trong mùa xuân, mùa cây phát triển mạnh. Việc bón phân nhiều hay ít là tùy vào từng giống cây, và cũng còn tùy vào tình trạng… sức khỏe của từng cây ra sao. Cây mạnh chỉ cần thúc phân với số lượng ít, trong khi cây yếu thì phải cung cấp nhiều phân hơn. Hơn nữa, điều ai cũng biết, trồng bonsai ai cũng muốn hãm đà tăng trưởng của cây nên số phân được bán dự thừa được coi là chuyện hoang phí, vừa tốn kém lại phản tác dụng.
Việc bón phân thức theo định kỳ cho bonsai được coi là việc bình thường. Thế nhưng, cũng có vài trường hợp phải bón phân bất thường cho cây như:
Khi cần thúc cây tăng trưởng nhanh để uốn tỉa chẳng hạn thì phải bón nhiều phân Nitơ để cung cấp thêm tiềm lực cho cây. Khi cần giúp cây mau hồi sức sau khi bứng lên trồng lại, hay sau khi sang chậu cây bị tỉa bớt rễ thì thúc thêm phần Phosphore. Trong trường hợp bonsai sắp ra hoa và kết trái thúc Kali là đúng lúc.
Bón phân theo cách nào?
Việc bón phân cũng phải theo đúng giờ giấc phù hợp mới đem lại hiệu quả tốt. Nên bón phân vào lúc mờ sáng và chập choạng tối. Nếu bón phân vào lúc trưa, lúc bên ngoài nắng gắt, nhiệt độ lên cao đất khô cây sẽ không phát triển tốt. Những ngày có mưa đất đang trương nước, bón phân cũng không đem lại hiệu quả nhiều.
Có 3 cách đưa phân đến cây:
• Bón phân viên vào đất: Những viên phân này được bọc trong một màng xốp, các chất dinh dưỡng sẽ lan ra ngoài đất qua quá trình thẩm thấu. Phân bánh dầu, phân bã đậu nành, xác dừa cũng có thể bón theo cách này bằng cách moi những hốc đất trong chậu để bón vào.
• Tưới phân nước lên đất chậu: Những loại phân hòa tan được dùng tưới lên đất chậu cũng đem lại kết quả tốt.
• Tưới phân lên lá: Dùng các loại phân vi sinh phun xịt thẳng lên tán lá cũng đem lại kết quả tốt như cách bón vào đất, vì lá cây có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ phần nhiều hơn là rễ.
Biện pháp ngăn ngừa cỏ dại cho bonsai ra sao?
Đất cũng như phân trong chậu bonsai thường được khử trùng trước bằng nhiều cách khiến các mầm bệnh còn bị tiêu diệt huống chi là cỏ dại.
Vậy, cỏ dại từ đâu đến, nếu không do sự phát tán từ gió?
Đây là vị khách không hề mời mà đến nên hễ gặp lúc nào là tiện tay nhổ bỏ hết, bất cứ cây lớn nhỏ. Cỏ dại tranh giành chất dinh dưỡng với bonsai nên không ai dại gì cố tình nuôi dưỡng chúng, và cũng không nên có ý nghĩ chỉ nhổ cỏ dại theo định kỳ, mà cứ gặp đâu nhổ cho hết đó là xong. Thử hỏi một chậu bonsai quí mà có sự hiện diện của mộ cỏ dại trong chậu thì giá trị của nó sẽ giảm đến mức nào!
Những cây bonsai yếu nên dưỡng bằng cách nào cho màu hồi sức?
Những cây bonsai ốm yếu, sức phát triển kém nên bứng ra khỏi chậu để trồng trên líp đất. Khi bứng cây lên nên tỉa bỏ bớt một phần rễ cũ, nếu thấy quá rậm, quá dài hoặc bị sâu bệnh tấn công… Dù sao việc trồng ra đất nhanh lắm cũng phải mất một vài năm, thậm chí bốn năm năm mới bứng ra trồng lại châu.
Nếu dự định chỉ trồng ra đất tạm một năm cho cây hồi sức thì cứ mặc cho cây phát triển tự nhiên về chiều cao, bề tròn của thân cây tăng trưởng được chừng nào tốt chừng ấy. Nhưng, nếu dự tính trồng đến bốn năm năm thì phải có lịch trình xử lý cây đó như tạo hình tạo dáng, từ việc uốn tỉa rễ đến thân cành… Sao cho ngày bứng cây lên đặt vào chậu trở lại cây bonsai đó có được vòng thân to hơn trước gấp vài ba lần, và việc lão hóa cũng đạt được mức đúng như ý muốn…
Chăm sóc bonsai sau khi sang chậu ra sao?
Trước ngày sang chậu, tức là thay hết đất cũ để thế vào đất mới nhiều dinh dưỡng hơn, cây bonsai đang ở vào thời kỳ tăng trưởng mạnh. Nhưng, khi nhấc ra khỏi chậu cũ để trồng vào chậu mới, cây bị cắt xén bớt những rễ mạnh, rễ mọc rậm nên sức cây bị giảm sút rất nhiều. Vì vậy, sau khi trồng lại chậu trong hai tuần lễ đầu ta nên đặt cây vào nơi mát mẻ, nơi không có ánh sáng chiếu trực xạ, không nên bón phân thức và tưới ít nước nhưng tưới nhiều lần trong ngày. Chỉ khi nào thấy cây nẩy tược mới dần dần rê chậu ra nắng.
Bonsai có bị gió lớn không?
Cây bonsai không chịu được gió to, vì vậy vị trí có nhiều gió nên tránh đặt chậu bonsai vào đó. Gió to làm cho lá cây mau héo và rụng lá.