Hiện nay, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đã không còn quá xa lạ với nhiều hộ nông dân. Để nuôi được đàn vịt trời có thu nhập kinh tế cao, nhiều bà con đã không ngần ngại đầu tư để thu lại kết quả đáng ngờ. Đã có nhiều hộ dân đã gặp nhiều khó khăn do chi phí thức ăn cao, vốn đầu tư hạn chế, không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho đàn vịt trời của mình nên dẫn đến chất lượng thịt kém, tốn khá nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Thức ăn là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của đàn vịt. Sau đây, là một vài kỹ thuật và phân loại thức ăn cho đàn vịt. 

Các loại thức ăn cho vịt trời là gì?

Đặc tính riêng của giống vịt trời khác với các giống vịt thông thường ở chỗ là chúng ăn rất ít, chỉ ăn được ¼ sản lượng so với vịt nhà mà thôi. Nhưng vịt trời đòi hỏi lượng thức ăn phải đảm bảo, cân đối đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn. Không để vịt quá béo, tăng trọng nhanh so với mức thông thường của vịt trời hoang dã thì chắc chắn sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế không cao. Nguồn thức ăn của vịt trời khá đa dạng, được lấy trực tiếp ngoài tự nhiên và được chia thành 4 nhóm chính như sau:

  • Nhóm vitamin: Có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cung cấp năng lượng. Các loại thức ăn cung cấp vitamin bao gồm: củ, quả như củ cà rốt, bí đỏ, su hào và các loại rau, cỏ như ngọn lúa, bông cỏ hoặc các loại Oremix viatmin, các loại vitamin công nghiệp, chất khoáng.
  • Nhóm năng lượng: Nhóm này có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để giúp vịt trời hoạt động, hô hấp, tiêu hóa, điều hòa thân nhiệt, sinh trưởng và phát triển tốt. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng chính bao gồm: thức ăn có chứa tinh bột, các loại hạt ngũ cốc như thóc, gạo, tấm, ngô,… và các loại củ như khoai mì, khoai lang, củ từ, dong riềng,…
  • Nhóm chất đạm: Nhóm có tác dụng cung cấp chất đạm cho vịt trời là chủ yếu. Các loại thức ăn cung cấp chất đạm bao gồm: bột một số các loài đạm động vật như bột cá, bột tôm, bột nhộng tằm, bột thịt, giun đất, ốc, cua, mối,… và các sản phẩm của ngành trồng trọt như các loại cây họ đậu, đậu tương, khô lạc, vừng, khô dầu,…
  • Nhóm chất khoáng: Nhóm có tác dụng cung cấp chất khoáng, thúc đẩy quá trình tạo xương, cơ và các bộ phận khác trong cơ thể của vịt giúp thịt thơm ngon hơn. Bao gồm các loại vỏ cua, ốc, hến, tôm, sò, hến, vỏ các loại trứng,… cho vào máy nghiền nhuyễn thành bột để tránh làm vịt hóc xương và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt trời hiệu quả nhanh lớn nhất

Cách cho vịt trời ăn theo từng độ tuổi?

Để chăn nuôi vịt trời mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao, tùy vào từng giai đoạn, từng độ tuổi mà bà con cần cung cấp, điều chỉnh tỷ lệ nguồn thức ăn sao cho phù hợp, đúng yêu cầu. Cách cho vịt trời ăn theo từng độ tuổi cụ thể như sau:

Thức ăn cho vịt trời nuôi thịt

♦ Vịt mới sinh- 3 ngày tuổi: Trong giai đoạn này vịt còn khá nhỏ, không ăn được nhiều, bà con chỉ cho vịt ăn theo dạng tập ăn một số thức ăn như gạo, bột ngô, thức ăn chứa nhiều tinh bột. Sang đến ngày thứ 3, cho vịt ăn thêm cám viên có kích thước nhỏ. Trọng lượng 20g/con/ngày.

Giai đoạn vịt chưa thể bơi được nên bà con cần cung cấp đủ lượng nước uống. Cần pha thêm một số loại vitamin để cung cấp chất đề kháng như vitamin C, viamin B Complex và một số chất điện giải.

♦ Vịt từ 4-10 ngày tuổi: bà con cần tập cho vịt ăn các loại thức ăn giàu đạm và năng lượng. Tập cho vịt ăn từ từ như giun nhỏ, ốc băm nhuyễn với cơm, sau một thời gian chuyển hẳn cho vịt ăn trực tiếp. Mỗi ngày cung cấp cho vịt ăn 55g/con/ngày.

Giai đoạn này vịt có thể cho vịt xuống bơi, mỗi ngày 10 phút. Sau đó, tăng dần cho vịt quen đến ngày thứ 10 cho vịt bơi tự do.

♦ Vịt từ 11-20 ngày tuổi: Ngoài việc cung cấp đủ chất đạm và năng lượng, bà con cần đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất cần thiết cho vịt như cá, tôm, hến,… Để tránh lãng phí thức ăn, bà con cần trộn đều các hỗn hợp lại với nhau. Sau đó, cho vịt tập ăn dần với thóc, thức ăn nguyên hạt. Mỗi ngày cung cấp cho vịt ăn 100g/con/ngày.

Giai đoạn này vịt có thể tự tìm kiếm được thức ăn. Bản năng vịt là một loài hang dã, có khả năng sinh tồn và tìm kiếm được thức ăn. Bà con có thể kết hợp chăn nuôi với thả ngoài đồng trống để vịt tự kím thức ăn trong tự nhiên.

♦ Vịt từ 20-80 ngày tuổi: giai đoạn này vịt đã ăn được thóc và có khả năng tự tìm kiếm thức ăn. Bà con cần chuẩn bị ao hồ hoặc thả vịt ngoài đồng. Mỗi ngày khi lừa vịt về nếu thấy vịt còn đói cần bổ sung thêm thức ăn như thóc, ngô.

Từ 70 ngày trở đi, bà con cần phân loại vịt, chọn những con giống vượt trội, sinh trưởng, khỏe mạnh nhất trong đàn để làm giống. Số còn lại nuôi đủ 85 ngày rồi có thể xuất chuồng. Mỗi ngày cần cung cấp đủ số lượng thức ăn bình quân khoảng 150g/con/ngày.

Thức ăn cho vịt trời đẻ trứng

Giai đoạn này cần nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng để vịt đẻ được nhiều trứng, trứng đạt đúng tiêu chuẩn. Tùy vào từng điều kiện kinh tế gia đình mà có nhiều cách cho vịt ăn khác nhau. Cụ thể như sau:

♦ Đối với hộ gia đình có kinh tế tốt: Chỉ sử dụng thức ăn dạng viên, được nuôi theo phương thức nhốt chuồng. Tuy nhiên, chi phí thức ăn khá cao nhưng giúp bà con thuận tiện, chủ động về số lượng, có thể điều chỉnh được hàm lượng thức ăn hàng ngày của vịt một cách dễ dàng.

♦ Đối với bà con có kinh tế bình thường: bà con nên cho vịt ở ngoài trời để dễ tiện thu gom trứng hơn. Cho vịt ăn thức ăn dạng viên với số lượng vừa đủ, bên cạnh đó bổ sung thêm thức ăn như thóc, ngô, cá, tôm,… Tỷ lệ 50-60% thức ăn dạng viên và 40-50% thóc, ngô và một số loại rau, bèo băm nhuyễn.

♦ Đối với bà con có kinh tế hạn chế: bà con cần chăn thả vịt ngoài đồng hoặc trong các ao hồ, bãi trống để vịt tự tìm kiếm được thức ăn tự nhiên. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm thóc, gạo, ngô hoặc trộn cơm với chuối cây băm nhỏ, các loại rau lang. Trong khi chăn thả để tránh vịt đẻ lạc trứng thì bà con cần chú ý theo dõi hoặc khoanh vùng cho vịt ở một khoảng trống nào đó.

Lưu ý: Bà con không tự ý thay đổi thức ăn đột ngột để tránh tình trạng vịt bỏ ăn, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy và giảm khả năng đẻ trứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *