Từ xưa tới nay mọi người đều biết đến con dế. Nó đã xuất hiện cách đây rất lâu rồi và nó được con người bắt về nuôi. Ngày xưa mục đích nuôi là để đem đi chọi với nhau hay còn gọi là chọi nhau. Cũng giống như là đá gà hay chọi gà ấy. Còn có một số thôn quê hay các dân tộc ít người họ đã bắt dế làm món ăn.

Còn ngày nay thì nó đã đươc mọi người biến tấu thành món ăn trong các nhà hàng lớn nhỏ khác nhau, trong các quán nhậu vỉa hè cũng có thể là một trong những món đặc sản nổi tiếng của một nhà hàng hay một quán nào đó. Chính vì nhu cầu sử dụng tăng lên dế sinh sản tự nhiên không cung ứng đủ nên chúng ta chuyển sang bắt đầu nuôi dế để cung cấp cho thị trường.

Con dế là con gì?

Tên tiếng anh của con dế là gì?

Tên tiếng Anh của con dế là Criket, tên trong thuật ngữ khoa học là Gryllus bimaculatusDeGeer. Nó thuộc họ Dế Mèn, động vật bộ cánh thẳng, ngành chân khớp, thuộc lớp côn trùng.

Đặc điểm sinh học của con dế

Dế sinh sống dường như là tất cả các quốc gia. Tuy nhiên các quốc gia cận vùng xích đạo hay các quốc gia nhiệt đới thì dế sinh sống vẫn nhiều nhất. Ở Việt Nam Dế sống và sinh sản khắp nới trên lãnh thổ. Hầu như là Dế sống trong hang đất, dưới lá cây hay trong các thân gỗ mục. Những nơi ấm áp và khô ráo, hoạt động theo mùa.

Dế thường xuất hiện vào khoảng đầu tháng tư, phát triển mạnh vào mùa hè, tới thời gian tầm tháng tám chúng bước vào thời kỳ sinh sản.

Cũng như các loại thuộc bộ côn trùng khác cơ thể con dế có ba phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng. Trên mỗi phần này sẽ có thêm các phần phụ như:

Phần đầu có hai cái râu và mắt dung để định hướng, miệng để ăn thức ăn.

Phần ngực có hai cặp cánh và ba cặp chân khỏe mạnh giúp lũ Dế vừa có thể đi cũng có thể bay giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn.

Phần bụng chủ yếu là cơ quan tiêu hóa thức ăn và cơ quan sinh dục dung để sinh sản

Ngoài ra da dế là lớp vỏ cứng được ví như là bộ xương bên ngoài cơ thể.

Cách phân biệt dế đực và dế cái

Làm như thế nào để phân biệt được đâu là dế đực đâu là dế cái. Thực ra cũng không khó phân biệt nhìn vào con dế nào mà có cánh dài che hết cả thân mình và ở đuôi của con dế có ba cái kim nhọn đó là dế cái. Trong ba cái kim nhọn đó có cái ở giữa dài hơn hai cái bên cạnh là để dế cái đẻ trứng cắm xuống đất cái kim nhọn này người ta còn gọi là máng đẻ trứng. Còn dế đực thì có đôi cánh ngăn hơn cở thể và ở đuôi chỉ có hai cái kim nhọn thôi. Con dế đực có thể phát ra tiếng kêu vào ban đêm.

Vòng sinh trưởng của con dế

Vòng sinh trưởng của con dế có thể nói là tương đối ngắn khoản từ hai tháng đến bốn tháng tùy thuộc vào từng loại dế. Bao gồm các giai đoạn như: Từ trứng nở ra dế non rồi tiến hành lột xác tám lần để trưởng thành tiếp đó là giai đoạn sinh sản đó là đẻ trứng. Loài dế tuy chúng bản tính hung hãn nhưng lại sống theo bầy đàn. Nếu là trong tự nhiên thì lũ dế sống và sinh trưởng quanh năm.

Dế có bao nhiêu loại, và cách phân biệt như thế nào?

Dế có rất nhiều loại dế và để phân biệt được chúng ta dựa vào hình dáng và màu sắc của chúng. Về cơ bản chúng có những loại sau:

Dế Đá bao gồm: (đây là loại dế dùng để đá với nhau hay còn gọi là chọi dế bởi chúng có bản tính hung tàn chiến đấu đến chết thì thôi.)

Dế than: Dế này thì có thân mình đen rất đậm cả giống đực và cái. Con trưởng thành dài tầm 4cm và bề ngang của nó khoảng 1.2cm.

Dế lửa: Độ dài giống với dế than nhưng thân mình dế lữa có màu đỏ đôi khi có thêm màu vàng.

Dế út tiêu: Là loài dế có thân mình nhỏ nhắn nhưng tiếng gáy lại rất to và hung hăng khi chiến đấu.

Dế Cơm: Đây là loại dế có thân hình to nhất trong Bộ dế, chúng có nhiều thịt cánh ngắn, hai chân sau to khỏe và có nhiều gai. Thịt của loại dế này lại rất ngọt. Chính vì thế mà loại dế này thường được dung làm các món nhậu của các nhà hàng.

Dế Mọi: Là loại dế có thân mình nhỏ, có sọc ngang màu đen, không có cánh. Chúng hay xuất hiện ở trong các ngóc ngách trong nhà nơi tối.

Dế Trục: Là loại dế có thân mình giống dế than và dế lữa nhưng chúng cụt đuôi.

Dế Chó: Nghe tên hơi đặc biệt nhưng lại là loài dế rất yếu ớt và nhỏ.

Dế Nhũi: Đây là loài dế có cánh cực ngăn đầu chiếm hai phần ba cả thân mình, có đôi càng rất khỏe và đôi râu rất dài, loài này thì chỉ biết bò về phía trước.

Dế Mèn: Là loài dế cũng có bản tính hung tàn nhưng không như Dế Đá, có khoản 3 màu(đỏ, vàng nghệ, đen huyền), thân mình chúng cũng khá to gần với Dế Cơm. Đây cũng là loài dế dễ nuôi vì môi trường sinh sống của chúng khá đơn giản. Hiện nay dế Mèn cũng là loài dế được chú trọng để nuôi công nghiệp cung cấp cho thị trường thực phẩm.

Để hiểu rõ về kỹ thuật nuôi dế chúng ta sẽ chọn Dế Mèn vì dế này khá dễ nuôi.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dê thương phẩm, sinh sản tốt

Cách lựa chọn giống Dế nuôi:

Chúng ta nên chọn dế có thân mình khỏe mạnh, chọn con to, đầy đủ các bộ phận chân, cánh và râu. Chọn con đực và cái phù hợp có thể 1 đực 2 cái.

Thức ăn của Dế Mèn:

Về thức ăn xanh

Là những giống cỏ mọc đồng, mọc ở các bờ ao, bờ ruộng, hay khoai tây cắt lác, các loại rau củ, trái cây … Chúng ta có thể cắt về cung cấp cho dế ăn để tăng cường khỏe manh cho dế phát triển và sinh sản tốt.

Thức ăn tinh

Là loại thức ăn đã được chế biến sẵn, có đầy đủ chất dinh dưỡng hơn thức ăn xanh. Thức ăn này rất quan trọng cho giai đoạn dế con và dế trưởng thành. Chúng ta có thể mua thức ăn tinh như cám cho cá, cho thỏ, những loại có hàm lượng protein cao… tại các cửa hàng chuyên bán thức ăn cho chăn nuôi. Loại thức ăn tinh này cần phải được xay nhỏ để tiện cho việc ăn của dế. Và điều quan trọng là không nên trữ quá nhiều thức ăn tinh nên trữ lượng vừa đủ để đảm bảo chất lượng thức ăn không bị ẩm mốc, mất chất dinh dưỡng.

Kỹ thuật cho dế ăn

Đối với dễ sống ngoài môi trường tự nhiên tập tính của chúng sẽ là kiếm ăn vào ban đêm còn ban ngày chúng sẽ ẩn trốn vào trong hang cũng như dưới các khe lá hốc cây. Còn đối với nuôi trong môi trường công nghiệp thì chúng có thể ăn cả ngày và đêm. Chính vì vậy chúng ta luôn cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chúng cả ngày lẫn đêm.

Khẩu phần ăn của dế bao nhiêu là phù hợp?

Chúng ta dựa vào tập tính ăn của dế, dế ăn không quá nhiều. Vì vậy chúng ta sẽ ước lương cho ăn bằng cách cho vài lần rồi rút ra kinh nghiệm như là nay bỏ đồ ăn mà dế ăn hết không còn miếng nào thì hôm sau sẽ cho thêm còn nếu dư đồ ăn thì sẽ cho ít lại.

Thức ăn xanh thì phải đảm bảo thức ăn tươi không bị hư thối sẽ ảnh hưởng đến phát triển của dế, và nên cắt nhỏ các lọa thức ăn như củ, trái cây, rau cỏ… Không nên cho dế ăn thức ăn chin. Nên dọn các thức ăn thừa trước khi cho thức ăn mới vào để dế ăn ngon hơn.

Cho dế uống nước: đừng lầm tưởng rằng dế không uống nước. Thực ra chúng là loài uống nước rất nhiều. Vì vậy nên làm cho chúng máng nước chúng tự uống, luôn vệ sinh sạch sẽ máng nước và đảm bảo nước cho dế uống là nước sạch để không lây nhiễm các bệnh cho dế.

Nuôi dế cần chuẩn bị những dụng cụ nào

Thùng nhựa hay hộp nhựa cao có nắp đậy và có lỗ thông khí để cho thông thoáng.Nên chuẩn bị hai cái, một cái nuôi dế con và một cái nuôi dế trưởng thành. Tùy theo số lượng dế cần nuôi mà lựa chọn chuồn nuôi có diện tích phù hợp. Diện tích thùng đựng khoản từ 40 đến 50 lít thì nuôi đước khoản 10 con dế đực và 50 con dế cái.

Ngoài ra chúng ta có thể rải them lớp đá vermiculite xuống dưới đáy thùng hay hộp nhựa. Đá này giúp giữ nền khô ráo và tiện hơn cho dế di chuyển. Chúng ta để một khay đựng đất tơi xốp qua xử lý, đặt khay đất này trên mặt đá và đừng quá cao tránh trường hợp dế không leo lên được. Hộp đất này để cho dế cái đẻ trứng, phòng ngừa dế đực đào trứng lên ăn thì nên để thêm miến lưới có lỗ nhỏ trên mặt đất xốp. Chuẩn bị thêm máng nước cho dế uống và có thêm bóng đèn sưởi ấm cho dế trong quá trình giao phối và ấp trứng.

Hướng dẫn kỹ thuật để nuôi dế nhanh lớn

Giai đoạn nuôi dế nở đến 15 ngày tuổi

Giai đoạn này cung cấp đầy đủ lượng thức ăn nước uống cho dế. Làm ẩm thường xuyên, duy trì nhiệt độ từ 27 đến 32 độ C.

Giai đoạn nuôi dế từ 15 ngày đến 30 ngày tuổi

Tương tự thực hiện các biện pháp như giai đoạn 15 ngày ở trên. Ngoài ra chúng ta nên đảm bảo không gian cho lũ dế phát triển và nên đậy nắp thùng lại vào buổi tối phòng chúng bay ra ngoài. Không nên để không gian quá chật có nghĩa là lũ dễ quá đông không có chỗ hoạt động phải chen chúc lẫn nhau dẫn đến chúng sẽ ăn lẫn nhau để giành địa bàn sinh sống. Duy trì độ ẩm bằng cách phun sương nhẹ và luôn đảm bảo nhiệt độ duy trì. Để dế phát triển tốt và chất lượng.

Cách nhận biết dế đến thời kỳ sinh sản

Thông thường sau khoảng 60 ngày là dế bước vào giai đoạn trưởng thành và sinh sản. Khi vào giai đoạn này dế đực sẽ phát ra tiếng kêu rè rè để kêu gọi dế cái, và dế cái thì sẽ gần dế đực khoản 15 ngày và tiến hành đẻ trứng vào đất. Dế đẻ mỗi lần vài trăm quả trứng, trứng dế trắng trắng nhỏ như hạt gạo. Sau khi dế đẻ xong tiến hành đem đi ấp trứng. Trong khi quá trình dế đang đẻ trứng phải đảm bảo độ ẩm cho đất để trứng dế không bị khô đi. Phun sương nước lên bề mặt đất.

Hướng dẫn kỹ thuật, cách ấp trứng dế

Lấy hộp trứng dế để vào một cái hộp hay cái thùng lớn hơn và đậy nắp kín. Đặt hộp trứng ở nơi có nhiệt độ từ 29 đến 32 độ C. Tùy theo nhiệt độ khi ấp thường thì sau hai tuần dễ sẽ tự nở ra (có thể là lâu hơn nếu nhiệt độ thấp hơn).

Cách thu hoạch dế sống

Dùng loại vợt nylon nhỏ để thu hoạch dế, rồi cho vào thùng giấy có rế và cỏ tươi để vận chuyển đi xa. Cũng có thể rửa sạch với nước muối pha loãng nồng độ 2% rồi đem đi cấp đông.

Lợi tích của việc nuôi dế

Thứ nhất nói đến dế là nguồn thức ăn giàu protein nên đang được ưa chuộng sử dụng trong ngành chăn nuôi như: dế là nguồn thức ăn sống cho các loại gia cầm vịt, gà, chim…hay các loài bò sát. Ngoài ra cũng đem dế đi chế biến thành thức ăn tinh cho gia súc như nghiền thành bột mịn rồi cho ăn.

Hiện dế cũng đã được đưa vào làm thành món ăn bổ cho con người. Bởi theo ngiên cứu cho thấy trong thịt dế có chứa hàm lương protein cao, cung cấp axit béo, canxi và các loại omega 3 và omega 6

Nuôi dế cũng giúp tạo thêm nguồn thu nhập kinh tế cho người dân. Cải thiện đời sống.

Bệnh thường gặp ở dế và cách phòng tránh

♦ Chúng ta để chuồng nuôi quá nóng.

♦ Không vệ sinh chuồng sạch sẽ để phân dế trộn lẫn với thức ăn và nước uống.

♦ Hoặc là nuôi dế chưa đúng kỹ thuật.

♦ Chuồng dế quá chật chội. Con này đè lên con kia.

♦ Lây phải mầm mống bệnh từ nơi khác.

Chính vì các lý do trên để phòng ngừa bệnh cho dế chúng ta nên:

♦ Chuồng nuôi dế luôn vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo.

♦ Thức ăn cho dế cho ăn trong ngày và nên dọn sạch thức ăn thừa.

♦ Thay nước thường xuyên cho dế tránh phân dế rơi vào trong nước.

♦ Đặc biệt khi phun sương cấp ẩm cho dế chỉ nên phun nhẹ và vừa đủ tránh đọng nước phía dưới chuồng dế gây ẩm mốc tạo nên vi khuẩn gây bệnh cho dế.

Những vấn đề thường gặp khi nuôi dế

Đầu tiên là chú trọng tới chuồng dế không được quá chật, luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thức ăn và máng nước cho dế. Cung cấp đủ độ ẩm cho dế bằng cách phun sương nhẹ chỉ xịt hơi sương trên lũ dế và không cho nước đọng bên dưới chuồng. Ngừa vi khuẩn mầm bệnh xuất hiện dẫn đến dế sẽ bị bệnh đường ruột. Cung cấp đủ lượng thức ăn cho dế vừa là thức ăn tinh lẫn thức ăn xanh. Quan trọng trong gia đoạn trưởng thành và sinh sản cần chú ý nhiều hơn về lượng thức ăn cũng như nhiệt độ để được sản lượng trứng dế cao.

Bảng giá thịt dế trên thị trường hiện nay

♦ Dế tươi sống cung cấp cho các nhà hàng dao động từ 180.000/kg đến 200.000/kg.

♦ Dế bán cho các cơ sở chăn nuôi tầm 100.000/kg có thể thấp hơn nếu mua với số lượng nhiều.

♦ Ngoài ra cũng có bán dế dạng cấp đông dao động từ 180.000/kg trở xuống phụ thuộc vào số lượng mua nhiều hay ít mà giá sẽ thấp hơn. Chúng ta nên tì những cơ sở uy tin để mua dế tiêu thụ cũng như dế làm giống nếu có nhu cầu phát triền nghành chăn nuôi dế để cải thiện nền kinh tế cho gia đình mình. Vì chi phí bỏ ra để nuôi dế cũng không phải nhiều vốn chủ yếu là kỹ thuật chăm sóc dế.

Mua dế giống ở đâu khỏe mạnh uy tín

♦ Trại nuôi dế Anh Lê Thành Trung: Thôn 6 – Triệu Thuận – Triệu Phong – Quảng Trị

♦ Trại nuôi dế Thanh Tùng: Ấp Bến Đò 2 – Tân Phú Trung – Củ Chi – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết này. Trên bài viết có chổ nào cần góp ý hay chia sẽ them kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi dế. Mọi người đóng góp để bài viết thêm hoàn chỉnh nhé. Cảm ơn mọi người đã quan tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *