Chim bồ câu được xem như một loại vật nuôi mang lại kinh tế cao và điểm nổi bật là chi phí nuôi không tốn kém lắm, mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế đang rất phổ biến và lan rộng ra rất nhiều tỉnh thành phố khác nhau trên cả nước, nhiều người dân thoát nghèo và trở nên khá giả nhờ mô hình nuôi chim này, và đặc biệt phổ biến nhất là các huyện ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Thanh Hóa, Bình Định.

Đặc điểm của chim bồ câu

Chim bồ câu là loài vật dễ nuôi, hiền lành và thân thiện với con người, thường được nuôi ở nông thôn và một số nơi ở thành thị. Bồ câu được nuôi theo 3 hướng là: Nuôi lấy thịt, nuôi làm cảnh và nuôi để đưa thư. Thịt bồ câu là loại thịt đặc biệt thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc biệt ở hàm lượng protein và lipit, ngoài ra các dạng mỡ không tốt cho sức khỏe và hàm lượng cholesterol rất thấp, Trong thịt chim bồ câu có nhiều loại vitamin tố cho sức khỏe, giúp làm đẹp da và giải độc gan như có vitamin A, B1, B2, E và đặc biệt là có rất nhiều nguyên tố vi lượng, các loại hợp chất có lợi là thành phần tạo máu, giúp bổ thận tráng dương. Chính vì những lý do đó mà giá trị dinh dưỡng trong thịt bồ câu rất cao, và đương nhiên là cao hơn thịt gà, cá, thịt bò.

Với những ưu điểm như vốn đầu tư ban đầu ít, dễ chăm sóc, khả năng kháng bệnh tốt, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn cả nước nhân rộng với quy mô ngày càng lớn. Đây cũng được xem là mô hình kinh tế hiệu quả để thoát nghèo bền vững.

Tên tiếng Anh của chim bồ câu là gì?

Họ các loài chim bồ câu (có tên tiếng Anh khoa học là Columbidae) là một họ điển hình thuộc bộ Bồ câu (có tên tiếng Anh khoa học là Columbiformes), nó là một bộ khá rộng và nhiều loài chim, nó  bao gồm khoảng gần 350 loài chim cận chim scó khối lượng và kích thước xấp xỉ như chim sẻ. Chúng được gọi bằng rất nhiều cái tên khác nhau và điển hình trong  này có một số loài chim được mang tên như là bồ câu, gầm ghì , cu, cưu. Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại trừ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con thỏ thịt thả vườn, sinh sảnh tốt

Kỹ thuật cách nuôi cá mè trắng giống, thương phẩm lớn nhanh nhất

Chim bồ câu có bao nhiêu loại, cách phân biệt

Chim bồ câu Pháp

Là giống chim có kích thước tương đối lớn, có nguồn goocd từ pháp và qua quá trình lai tạo cho ra giống chim có số lượng và chất lượng thịt tương đối cao và phục vụ vào mục đích chăn nuôi cho bà con. Nó đem lại lợi nhuận cao khi nuôi đúng quy trình kĩ thuật và loại chim này có thẻ có khả năng sinh trưởng nhanh hơn nhiều so với các loaiaj vật nuôi khác. Để có thể bay một cách đơn giản và giảm được sức nặng của không khí, thân chim bồ câu thường có dạng hình thoi. Con trống thường có kích thước lớn hơn hẳn so với chim cái. Lớp da của bồ câu này khá là khô và bên ngoài có phủ một lớp lông vũ, hệ thống lông vũ được bao phủ toàn thân và được gọi là lông ống, các phiến lông rất rộng và có thể tạo thêm cánh cho chim, dduoi chim có thể gập hoặc xòe ra, trong khi bay, nó có vai trò tương tự như một cái bánh lái. Lớp lông vũ mọc xung quanh phần thân được mọi người gọi là lông tơ, lông này rất mỏng nên có tác dụng làm cho thân chim trở nên nhẹ nhàn hơn và giúp cho bò câu giữ được nhiệt độ ổn định. Đôi cánh của chim xòe ra rất rộng để có một diện tích quạt gió rất lớn đồng thời giúp chim có thể bay cao hơn, khi cánh cụp thì nó rất gọn gàng ép sát vào thân người. Mỗi năm, chim có thể đẻ 7 đến 10 lứa tùy theo cách nuôi và chế độ dinh dưỡng cho chim. Mỗi lứa chim sẽ đẻ 2 trứng.

Giống chim bồ câu Pháp là giống chim không kém ăn, việc tìm thức ăn cho chim tương đối dễ dàng. Hiện nay có rất nhiều thức ăn công nghiệp giúp chim sinh trưởng và phát triển tốt ngoài các loại ngũ cốc thông thường, Đây là giống chim nổi tiếng tại Việt Nam bởi khả năng cho thịt, nó có những đặc điểm ưu việt vượt trột so với các vật nuôi khác như khỏe mạnh, rất lanh lợi và không có các loại dị tật, ít bệnh tật, và đặc biệt là giống chim này có khả năng thích nghi rất tốt đối với điều kiện khí hậu và tự nhiên ở nước ta. Chim cho thịt khi trưởng thành có thể nặng khoảng 1,3 kg. Chim này đặc biệt thích nghi tốt với điều kiện nông thôn và vì vậy, mọi người dân ai cũng có thể tự mình làm mô hình nuôi được với tỷ lệ nuôi chim sống sót rất cao đạt 95 – 98 %, hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn, thị trường tiêu thụ rộng. Phân của chim bồ câu có hàm lượng các nguyên tố vi lượng rất có lợi cho cây trồng. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các loại mô hình nuôi chim bồ câu theo các phương pháp có thể áp dụng như nhốt chuồng, chăn thả, bán công nghiệp sẽ được sử dụng rộng rãi trên toàn đất nước nhằm giải quyết vấn đề công ăn việc làm, nâng cao thêm thu nhập cho mọi người dân, giúp bà con nông dân có cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế, đồng thời tạo nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng cho xã hội.

Chim bồ câu gà

Chim bồ câu gà hay còn được gọi là bồ câu siêu thịt là loại bồ câu có kích thước lớn, lượng thịt rất nhiều và giá trị dinh dưỡng cao, nuôi chủ yếu để lấy thịt cung cấp cho thực phẩm. Hiện tại, đây là giống bồ câu được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam bởi vig có kích thước lớn, khả năng phát triển nhanh và giá thành lại tương đối cao khiến nhiều bà con chăn nuôi thoát nghèo và ngày càng cải thiện thu nhập. Chỉ sau 1 tháng nuôi, cân nặng của một cặp chim có thể lên đến 1.5 kg. Là loài chim có sức đề kháng mạnh, đễ nuôi, phát triển nhanh nhưng khả năng sinh sản kém. Giống bồ câu được yêu chuộng nhất là giống bồ câu gà của Pháp và bồ câu gà của Mỹ.

Chim bồ câu ta

Bồ câu ta là giống gà nội địa có nguồn gốc từ Việt Nam, giống bồ câu này được phân bố rất rộng rãi. Bồ câu ta không phải là giống vật nuôi mới, nhưng nó có rất nhiều ưu việt như dễ nuôi, chi phí thấp nhưng lại cho thu lợi nhuận cao, và có thể phát triển lâu dài, đây là vật nuôi có nhiều triển vọng. Chúng được nuôi nhiều theo kiểu chuồng nuôi bồ câu thả.

Màu lông thường không phải là một màu riêng biệt nổi trội, lông bồ câu có nhiều màu nhưng chủ yếu là màu dạng khoang, xanh nhạt,  đen, trắng, nâu, cổ có cườm trắng. Chim bồ câu ta có khối lượng rất khiêm tốn, nó chỉ có khối lượng trong khoảng 320 – 410 gam/con, và khối lượng trung bình lúc trưởng thành chỉ đạt 360 – 420  gam. Chim trống có kích thước và khối lượng lớn hơn chim mái, nó có thân hình rất dày, có khối lượng thịt và cơ bắp lớn hơn, phần chân, đùi và đầu to hơn chim mái. Bồ câu ta mặc dù cho năng suất thịt tương đối thấp, nhưng thịt bồ câu ta lại vô cùng ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao thịt rất thơm ngon và vô cùng chắc chắn, dai ngon. Chim sinh trưởng rất tốt, dễ nuôi và dặc biệt là sinh sản tốt, mỗi năm chim có thể đẻ từ 5 – 7  lứa, trúng có khối lượng trung bình 16 – 18 gam/quả. Thời gian ấp trứng là 15 ngày là nở và nuôi chỉ cần nuôi đến 1 tháng là có thể xuất bán.

Chim bồ câu Ai Cập

Là loài chim có nguồn gốc từ Ai Cập và được nuôi để lấy thịt. Đây là loại chim dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và có khả năng sinh sản rất tốt, chi phí không quá cao và lượng thịt rất lớn, con truongr thành có thể nặng trên 1 kg. Bồ câu Ai Cập sử dụng nhiều và rất được ưa thích trong công nghiệp làm thực phẩm và đặc biệt là có thể làm thuốc chữa các bệnh khí huyết, bổ thận tráng dương, giúp đẹp da và khỏa mạnh bằng các cách truyền thống như nấu cháo, hầm vô cùng bổ dưỡng.

Chim bồ câu vẫy cá

Bồ câu vảy cá là loại có thể coi là nữ hoàng của bồ câu. Bồ câu vảy cá là loài bồ câu mỏ rất ngắn và quặp lại, vì thế lúc nhỏ chim con mỏ cũng rất ngắn, nên việc nuôi con nhỏ của bồ câu vảy cá rất khó. Giá của một cặp vảy cá có khi lên đến trên chục triệu đồng nhưng cũng có con chỉ tầm mấy trăm ngàn. Cách đây vài năm thì giá vảy cá lên rất cao, do mọi người đổ xô đi mua vảy cá nuôi và do xuất khẩu qua các nước gần như Trung Quốc.

Nó có hình dáng to lớn, đầu to mũi to, mắt hiền lành, mỏ quặp, lông chân nhiều và đặc biệt là phải vảy đều đẹp và rõ nét. Bồ câu vảy cá rất hay bị vài cọng lông đen hoặc đỏ ngay mắt, khi đó thì rớt giá xuống rất nhiều. Để sở hữu chim bồ câu vảy cá đẹp thì chúng ta cần phải có sự quan sát và có thể nhờ sự giúp đỡ từ các dân sành chim chuyên ngiệp.

Bồ câu vảy cá là loài chim nhập từ nước ngoài về, vì nhập 3 lần nên họ phân biệt thành ba loại là đời đầu, đời giữa và đời cuối.

Thức ăn của chim bồ câu là gì

Nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của chim bồ câu

Nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng là tương đối khác nhau và cần những loại thức ăn khác nhau ngoài các thức ăn truyền thống là: đậu, lúa, gạo;  thì người chăn nuôi cần cho chúng ăn thêm các loại thức ăn công nghiệp, nhằm bổ sung Proteen in, lipit và vitamin;… phục vụ quá trình phát triển của chim,  thường cho chim ăn 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 7h và buổi chiều khoảng 16h30p; nguồn nước uống của chim phải đảm bảo sạch sẽ và thay các loại mấng ăn uống hàng ngày.

Cần bổ sung thêm vào nước một lượng Vitamin và kháng sinh cần thiết để đảm bảo phòng các loại bệnh cho chim, Thường sẽ hòa khoảng 80ml vào 1lits nước uống cho chim.

Thức ăn tự nhiên cho chim bồ câu

Chim thường ăn trực tiếp các loại hạt dố, ngũ cốc và một lượng cần thiết loại thức ăn đã gia công chúa nhiều chất khoáng và vitamin.

Đỗ gồm: đỗ xanh, đỏ đen, vàng, đậu ván… đỗ tương chứa hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn. Các loại đỗ hạt to quá, cứng quá cũng không nên cho chim ăn.

Ngũ cốc gồm: các loại lúa mạch, ngô, lúa, gạo, cao luong. Có thể cung cấp năng lượng và hợp chất chứa đạm bằng thức ăn hỗn hợp sẵn.

Các loại khác gồm: Hỏa mê nhân, hạt rau, vừng, lạc…Hỏa mê nhân có các chất rất cần cho chim nhưng nên cho lượng vừa phải, nếu nhiều sẽ phản tác dụng, hỏa mê nhân có tác dụng rất mạnh tới sự mượt mà của lông vũ. Trong thời kỳ chim đổi lông vũ thì chú ý cho ăn hỏa mê nhân, nếu không có thì dùng hạt rau, kê, vừng, lạc thay thế.

Về vitamin nếu nuôi dưỡng lớn, phải tìm cách cho ăn thêm cho đủ, dùng loại thức ăn “thanh lục” hoặc thuốc tăng trọng.

Về các loại chất khoáng, có thể dùng đất đỏ, than cùi, vỏ trứng, xương nghiền thành bột, muối ăn, bột đá, đất sét vàng thay thế.

Để chim khỏe mau lớn thì có thể dùng thêm thuốc tăng trọng (hoặc các loại Premix vitamin). 

Một số nguồn thức ăn pha trộn cho chim bồ câu

Rất đơn giản, thông thường là 2 phần đỗ, 8 phần ngũ cốc. Chú ý kết hợp cho chim ăn đủ chất bổ sung hỗ trợ cho nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Thời kỳ chim mẹ nuôi chim con thì cho ăn thức ăn có chứa nhiều chất. Cụ thể là cho ăn chất đạm nhiều như các loại hạt đỗ. Hạt các loại, đỗ và ngũ cốc không cần nghiền nhỏ mà cho ăn cả hạt cũng được, nên cho bột cá và các loại thức ăn động vật có chứa nhiều chất đạm.

Hỏa mê nhân có hàm lượng chất béo cao, chất lòng trắng trứng cũng nhiều, nên nếu cho ăn đúng lượng. đúng kỳ, thì chim khỏe, thuận lợi cho tiêu hóa, mượt lông, bóng lông nhưng cho quá liều thì sẽ bị đi phân sống. Khi chim được 8-10 tháng thì lượng hỏa mê nhân chiếm 5 lượng thức ăn, cho thêm một chút bột thạch cao, lưu huỳnh để đẩy nhanh quá trình thay lông.

Khi trộn thức ăn, cho ăn thức ăn dinh dưỡng kém thì chú ý thức ăn phải mới, đảm bảo chất lượng, không mốc, không mọt. Lượng hạt đỗ không dưới 18% nhưng không quá 30%. Mùa đông thì lượng ngó nên chiếm 40-50% để tăng năng lượng.

Cụ thể tỷ lệ (theo %):

  1. Ngô 35; đậu ván 26; tiểu mạch 12; cao lương 12; lúa gạo 6; đậu xanh 6; Hỏa mê nhân 3.
  2. Thóc lúa 40; đậu ván 30; ngô 20; tiểu mạch 10.
  3. Ngô 40; đậu đỏ 22; tiểu mạch 19; cao lương 19 +Tỷ lệ chất “bảo kiện đảm bảo sức khỏe (tính)

Khối lượng thức ăn cho chim bồ câu theo từng độ tuổi

Thức ăn cho chim bồ câu phụ thuộc vào từng loại, từng khối lượng khác nhau mà vì cậy ta cần cho chim ăn với các tỉ lệ khác nhau, thuông thường thức ăn cho chim có khối lượng vào khoảng 1/10 – 1/8  cân nặng cơ thể.

♦ Đối với chim lấy thịt (nuôi khoảng 2 đến 5 tháng tuổi): 40 – 50 g thức ăn/ngày

♦ Đối với chim lấy trứng

       Khi chim có nuôi con: 125 – 130 g thức ăn/đôi/ngày

       Khi chim không nuôi con: 90 – 100 g thức ăn/đôi/ngày.

Cách chọn giống nuôi  chim bồ câu

 Chọn chim bồ câu để làm giống phải đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe của chim, nên choc him đứng và đi lại xem chim có đủ khỏe mạnh không, chọn chim có lông mượt, vóc dáng chắc chắn, thân hình không có dị tật và đi lại lanh lợi.

Có thể chọn giống từ dòng chim bồ câu chính gốc của Pháp: Titan & Mimas:

 Dòng “siêu lợi” Mimas có bộ lông đông nhất màu trắng, khả năng sản xuất: 16-17 chim non cặp năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 390g.

 Dòng “siêu nặng” Titan có bộ lông nhiều màu và đa dạn, phong phú hơn, điển hình là các loại màu: nâu, xám trắng và có đốm đen, chim giống tại trang trại có thể sản xuất: 12 – 13 chim non cặp trong một năm, vào một tháng tuổi, khối lượng chim non đạt khoảng hơn 600 g.

 Cách để phân biệt con trống và con mái: Con trống thường có hình dáng to hơn  có đầu thô, có phản xạ đặc trưng là tìm kiếm và gò cặp chim mái, 2 xương chậu 2 bên của chim có khoảng cách hẹp, đối với con mái, nó thường có thân hình nhỏ hơn so với con trống, đầu chim mái nhỏ và thanh, nhưng 2 xương chậu lại có khoảng cách rộng hơn chim trống. Chim bồ câu lúc 1 tháng tuổi có kích thước khá giống nhau nên rất khó để phân biệt được trống mái. Nếu mua chim đẻ trứng thì nên mua chim trên 3 tháng tuổi.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim bồ câu nhanh lớn

Kỹ thuật cách nuôi chim bồ câu Pháp

Đối với chim con, ta tiến hành tách chim con mẹ lúc hơn nữa tháng đến 20 ngày tuổi lúc này trọng lượn cơ thể chim non khoảng 300 g, nuôi vỗ béo chim bằng cách dùng nhồi với  mật độ: 40 – 48  con/m2

Không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn, uống thì thời gian ngủ là chính.

Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%.

Cách để nhồi thức ăn choc him con: Thức ăn dành cho chim giai đoạn này được nghiền rất nhỏ và mịn, cho vào máy viên tròn thành từng viên nhỏ rồi đem ngâm nước cho mềm ra, đảm bảo tỷ lệ thức ăn và nước bằng nhau.

♦ Định lượng: 50-80 g/con

♦ Thời gian: 2-3 lần/ngày

♦ Phương pháp Nhân công: Dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim hoặc máy nhồi

Khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác được bổ sung trong nước uống.

Kỹ thuật cách nuôi chim bồ câu gà

Cần chọn cho chim một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cho chim ăn mỗi ngày 2 lần với lượng thức ăn như sau:

Thức ăn chính: hỗn hợp ngũ cốc bào gồm ngô, thóc, đậu tương, đậu đỗ, cám viên. Khối lượng thức ăn vào khoảng 110g đối với chim trưởng thành và 50g đối với chim non.

Thức ăn bổ sung: Hỗn hợp sỏi sạn nhỏ để giúp cho bồ câu dễ dàng tiêu hóa, khoáng Premix và muối ăn với tỉ lệ phần trăm trương ứng lần lượt là 10%, 85%, 5%.

Nước uống: Đối với mỗi cặp chim bồ câu, lượng nước uống trong ngày vào khoảng 100ml và có thay đổi theo mua nóng hoặc lạnh.

Một điều cần lưu ý là máng ăn và máng uống của chim cần được vệ sinh thường xuyên và thức ăn và nước uống của chim cần được thay hàng ngày để tránh bị hư hỏng, ẩm mốc và nước bị bẩn.

Mặc dù chim bồ câu gà dễ nuôi và sức đề kháng mạnh nhưng cũng phải vệ sinh chuồng trại và dùng thuốc phòng bệnh thường xuyên

Kỹ thuật cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng

Các loại thức ăn ưa thích của bồ câu là các loại ngũ cốc đặc biệt là đậu tương, đậu đõ, lúa, ngô và các loại cám gạo. Người nuôi cần phải tập cho bồ câu có thói quen ăn uống đúng giờ, thường là cho ăn 2 lần trong ngày vàо 6 giờ sáng và 5 giờ chiều. Các loại thức ăn cần được vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra nguồn gốc và vệ dinh máng ăn uống trước khi cho chіm ăn.

Ngoài các loại thức ăn chính, một số thức ăn phụ để  bổ sung các loại khoáng сhất ví dụ như trộn 80% khoáng Premix, 5% muối ăn νà 10% sỏi nhuyễn và cung cấр đủ nước cho сhim. Cách tốt nhất là cho сhіm uống nước sạch pha thêm 50g vitamin / 1 lít nước. Máng đựng thứс ăn nên làm bằng vật liệu dẽ dàng vệ sinh (chủ yếu là nhựa).

Chim bồ câu là loại chim dễ nuôi và có sức đề kháng mạnh. Tuу nhiên việc vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh là bắt buộc. Người nuôi cần tіêm đủ vacxin theo từng đợt cho chim, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, không cho người lạ hay bồ câu lạ, khác lứa vào tùy tiện…

Kỹ thuật cách nuôi chim bồ câu thương phẩm

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau của chim mà nhu cầu dinh dưỡng choc him cũng khác nhau. Thức ăn dành cho chim tương đối phong phú, có thể choc him ăn ngô, đậu tương đậu xanh, thóc, gạo… Ngoài ra, đối với chim khá trưởng thánh còn có thể tự bay đi tìm kiếm những loại thức ăn trong tự nhiên như châu chấu, các loại côn trùng, …. nếu ta không nuôi nhốt.

Nên cho chim ăn vào đúng giờ cho ăn hằng ngày để tạo thói quen ăn uống cho chim, để chim có thể tìm về chuồng ăn vào giờ đó. Thông thường, mỗi ngày ta cho chim ăn 2 lần vào 7 giờ sáng và 4 giờ rưỡi giờ chiều. Thức ăn cho chim con là gạo, đậu xanh, đâu tương xay trộn và ngâm mềm với nước theo tỷ lệ bằng nhau, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn cho nó là thóc, ngô, các loại đậu và các loại côn trùng, giun và các động vaath thịt mềm khác trộn và xay với nhau.

Bồ câu nuôi nhốt chuồng rất cần các chất khoáng, đặc biệt là từ muối ăn và cũng cần cung cấp sỏi nhỏ để dạ dày của chim được cứng hơn do đó phải bổ sung các thức ăn khoáng thường xuyên vào các máng ăn cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung cho chim được trộn theo công thức: khoáng Premix 85%, muối ăn 10%, sỏi nhỏ 5%.`

Kỹ thuật cách nuôi chim bồ câu sinh sản

Một năm tiêm vắc xin phòng bệnh 3 lần cho chim.

Cần có công tác vệ sinh chuồng trại  cho chim bồ câu đặc biệt là hệ thống máng ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ. Trong khoảng 2 tháng ta nên vệ sinh chuồng một lần sau đó phun thuốc khử trùng, cần sửa chữa và nếu hư hỏng nặng thì nên làm mới,  cần phải cạo và chà sạch phân bồ câu trên các thành chuồng, đối với các ổ đẻ thì nên làm mới, phun thuốc sát trùng toàn bộ hệ thống chuồng.

Để đảm bảo nguồn thức ăn và đồ uống sạch sẽ, không bị nấm móc, không bị lên men thì hằng ngày chúng ta nên vệ sinh sạch sẽ, chà rửa và định kì phun thuốc sát trùng cho truồng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuông có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thể lông khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.

Đặc biệt tránh các loài chim lạ, các loài dơi để ngăn nguồn lây bệnh cho chim.  Cần phải thu dọn sạch sẽ phân chim, không nên để vương vãi ra ngoài, ra các chuồng khác. Đậy và che chắn cho chuồng phòng tránh các động vật nguy hiểm như chuột, mèo, chó,… tấn công trứng và chim con.

Rất nhiều bệnh thường xuyên gặp ở bồ câu như bệnh kẹt trứng, vỏ trứng bị mềm, bệnh cầu trùng, bệnh rụng lông, bệnh Newcastal, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn  loại thuốc phù hợp.

Kỹ thuật cách nuôi chim bồ câu đẻ trứng

Khi nào thì chim bồ câu đẻ trứng

Cặp đôi

Chim từ 5 – 6 tháng là trưởng thành có thể cặp đôi. Có hai trường hợp cặp đôi: cặp đôi tự nhiên hoặc do con người nhốt hai con vào một chuồng.

Đẻ trứng

Sau khi cặp đôi thì thông thường 7. 10 ngày sau chim sẽ bắt đầu đẻ trứng. Thông thường chim đẻ quả thứ nhất vào lúc chiều hoặc chập tối, cách một ngày đến đầu giờ chiều ngày thứ 3 thì đẻ quả thứ 2, hai quả đẻ cách nhau 48 tiếng. Nếu cất đi một quả thì nó sẽ đè tiếp quả thứ 3, nhưng sẽ không đảm bảo sức khỏe cho chim mẹ.

Ấp trứng

Ấp trứng là bản năng bẩm sinh của nó. Thông thường chim đẻ xong 2 trứng mới ấp nhưng cũng có cặp đẻ 1 trứng là ấp ngay. Bồ câu mày ấp trứng không như các loài khác, cả con trống và con gái đều áp.

Thường con trống ấp ban ngày, chim mái ấp ban đêm. Chim này rất quý trọng trứng nên nếu thấy trứng không có chim ấp thì bất kỳ con chim nào thấy cũng sẽ ấp hộ ngay. Quá trình ấp trứng là 18 ngày, thông thường nên kiểm tra 2 lần, lần 1 sau khi ấp được 4-5 ngày. Khi soi kiểm tra thấy trứng có tia huyết hồng phân bố đều giăng như mạng nhện thì là trứng đã được thụ tinh, nếu tia huyết không giăng hình mạng nhện mà là hình vòng cung, lòng đỏ vẩn đục, tia huyết chuyển động khi ta xoay trúng thì đó là trứng chưa được thụ tinh.

Ấp được 10 ngày thì kiểm tra lần thứ hai, nếu thấy một bên xuất hiện điểm đen, túi khí to lên là được. Còn nếu trung chuyển động như thể lỏng lúc ta xoay, hoàn toàn không thấy xuất hiện đám màu xám thì là trứng hỏng. Thông thường chim ấp được 17-18 ngày thì trứng nở.

Chim bồ câu đẻ trứng bao nhiêu?

Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sau khi nở ra, được ấp một thời gian sẽ được giao cho các chim bố nuôi dưỡng đến hơn 3 tuần tuổi thì có thể cho chim xuất chuồng bán. Chim mái được nuôi dưỡng và cho ăn theo chế độ dinh dưỡng riêng, cho chim nghỉ dưỡng sau 1 đến 2 tuần thì chim sẽ đẻ lứa tiếp theo.

Nếu chúng ta nuôi chim trong chuồng thì  tỷ lệ đẻ và ấp trứng và nở thành công đạt được dạo động trong khoảng 95%, nhưng quá trình chăm sóc chim cần nhiều thời gian hơn, tốn công hơn.

Còn khi chúng ta nuôi chim theo phương pháp thả thì tỉ lệ khá thấp chỉ đạt vào khoảng 80%, nhưng lại có ưu điểm lớn  là chim rất khoẻ mạnh, lanh lợi và không bị dị tật.

Thời gian ưa thích trong việc đẻ trứng của chim bồ câu là 3 đến 5 giờ chiều chính vì điều này, ta cần hạn chế vào chuồng chim, ngăn cách với người lạ và nên xua đuổi các động vật gây bệnh như dơi và các động vật nguy hiểm như chuột, mèo, rắn bởi vì chúng sẽ gây hoảng loạn, stress cho và sẽ khiến chim ngừng đẻ ngay lập tức.

Làm thế nào để chim bồ câu đẻ trứng nhanh hơn

Để khiến chim bồ câu có thể đẻ trứng nhanh hơn, ta cần phải theo dõi lượng cân nặng và chọn loại thức ăn có đủ dinh dưỡng cho bồ câu. Đảm bảo nhiệt độ trong chuồng nuôi, có hệ thống làm mát hoặc sưởi ấm để đảm bảo nhiệt độ phù hợp với khả năng phát triển. Chuông nuôi cần sạch sẽ, đủ rộng và mật độ đảm bảo 6con/m2. Tách trúng ra khỏi cặp chim bố mẹ khi chúng ấp đủ thời gian, khi đó chim sẽ nhanh chóng đẻ lứa tiếp theo.

Kỹ thuật cách làm chuồng nuôi chim bồ câu

Kỹ thuật cách làm chuồng nuôi chim bồ câu thả

Trước tiên ta cần chọn vị trí làm chuồng và đảm bảo vệ sinh. Cần phải tạo cho chim có được một môi trường có vị trí tông thoáng cũng như bên trong chuồng cũng nên hòa hợp với tự nhiên bên ngoài, chuồng trại cần sạch sẽ thoáng mát, có đủ lượng ánh sáng cũng như nhiệt độ phù hợp, đảm bảo lượng nắng mặt trời không quá cao, mái của chuồng cần phải cao ráo, chuồng được xây dựng ở những nơi yên tĩnh và nhẹ nhàng, tránh được các loài dơi và các loài chim khác, có hệ thống che chắn để bảo vệ tránh gió lùa vào chuồng, tránh mưa tạt, khi nuôi chim cần phải giữ để không  ôn ào quá mức, tránh các động vật nguy hiểm cho chim như mèo, chuột, rắn, chuồng cần có độ cao vừa phải, không nên thấp quá để chim có chỗ tắm rộng rãi thoải mái, mỗi tuần cần phun xịt thêm một ít muối hạt để chống rệp cho chim.

♦ Nuôi lồng đại trà: có thể gọi là lồng, chuồng hoặc tổ. Dùng tre, gỗ, gạch vôi để làm chuồng, chuồng to nhỏ tùy vào hoàn cảnh cụ thể, Theo các mô hình đang được xậy dựng, ta cần xây chuồng có 3 – 4  tầng cao khoảng 40 cm; sâu 38 cm, rộng khoảng hơn 40 cm để nuôi từng cặp riêng lẻ. Mỗi tầng cần xây dựng thêm một cửa để đảm bảo thông thoáng, tránh tạo cho chim bị bí.

♦ Lồng hai tầng (lồng kép) thường dùng dây lưới kim loại, giữa hai tầng có tường gạch, tường gạch có cửa cao 20cm rộng 15cm. Tầng trong kích cỡ 40x40x60cm, để chim ăn, đẻ, ấp trứng, nuôi chim sữa… tầng lớp dây thép trong mở một cửa chính hình vuông 20x20cm và không đặt máng ăn. Tầng ngoài cao 40cm, sâu 60 cm, rộng 60cm. Khoảng giữa hai tầng lồng là sân chơi của chim. Tàng ngoài cũng mở một cửa cao 20cm rộng 15cm. Trên đỉnh làm hệ thống phun nước để chim tắm và làm cả máng uống. Một ống để cách mặt đất 20 cm, giữa hai tầng lồng làm máng chảy để tiện làm vệ sinh lồng.

Kỹ thuật cách làm chuồng nuôi chim bồ câu nhốt

 Các loại lồng, chuồng trại cho chim có thể được làm bằng lưới kẽm (dây thép) dày khoảng 3 mm hoặc để tiết kiệm chi phí có thể dùng tre nứa hoặc gỗ, ta ghép từng ô lại với nhau, và có thể để chồng lên nhau làm nhiều tầng

 Đối với mỗi chuồng nuôi chim từ 6 tháng tuổi trở đi, ta cần xây dựng chuồng có các kích thước sau. Chiều cao: 45 cm x chiều sâu: 55 cm x  chiều rộng: 55 cm. Trên chuồng ta đặt xen kẽ các máng ăn, máng uống,  ổ đẻ, và để 1 đến 2 máng đựng thức ăn bổ sung.

 Đối với chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6  tháng tuổi thì chuồng nuôi cần có các kích thước: Chiều dài: 7 m x chiều rộng: 4 m x chiều cao: 6 m  tính cả phần mái.

 Đối với chim thịt (đang đề cập đến việc nuôi vỗ béo các loại chim bồ câu thương phẩm từ 3 đến 5 tuần tuổi) thì chuồng nuôi lúc này tương ứng sẽ có kích thước: chiều cao: 50 cm x chiều sâu: 50 cm x rộng 40 cm với mật độ khoảng từ 42 đến 48 con trong diện tích 1 m2, ta cần nhồi và thả trực tiếp thức ăn choc him ăn nên không cần thêm hệ thống máng ăn uống, để giúp chim phát triển thì ta cần có một lượng ánh sáng tối thiểu.

Đối với chim nuôi để lấy trứng, ta cần thiết kế ổ đẻ có đường kính: dao động trong khoảng 22 cm x chiều cao khoảng 10 cm. Trong thời kì chim đẻ và nuôi con,  các chim bồ câu có thể đẻ lại, nên cần thiết kế cho mỗi đôi chim hai ổ, ở trên thiết kế một ổ đẻ và ấp trứng, ở dưới bố trí một ổ để chim có thể, ổ có thể làm bằng tre, nữa hoặc gỗ, có thể dùng nhựa thô ráo, sạch sẽ, và cần phải vệ sinh thay rửa thường xuyên.

Kỹ thuật cách làm chuồng nuôi chim bồ câu bán công nghiệp

Vật liệu và kích thước chuồng chim bồ câu

Chuồng nuôi bồ câu đươc xây dựng bằng rất nhiều vật liệu khác nhau có thể là:  tre, gỗ, hoặc có thể là dùng lưới thép có chiều dày 2 đến 3 mm hoặc được xây dựng bằng gạch và  chia chúng làm 2 đến 4 tầng và bố trí thêm nhiều chuồng nhỏ để có thể  tiết kiệm một lượng diện tích, cần phải đậy khít và ngăn cách các tầng lại với nhau tránh để rơi phân lọt vào các tầng dưới.

Vì chim bồ câu thường sống theo cặp nên chia chuồng nuôi phải được chia thành các ô nhỏ, mỗi ô có thể là hình tròn bán kính 30 cm hoặc dạng hình hộp có kích thước 60 x 35 x 45 cm. Trên mỗi ô chuồng cũng cũng cần phải được lót 2 ổ, phía trên là 1 ổ đẻ trứng và ấp; còn đối với phía dưới ta bố trí 1 ổ đẻ. Để đảm bảo cho chuồng luôn được thoáng mát và tạo không gian tự nhiên choc him thì ta không cần bổ sung thêm cửa.

Vây lưới quanh chuồng nuôi

Lưới quây quanh các ô chuồng có thể dùng lưới B40 hoặc lưới thép mỏng có thể là lưới, để làm chỗ cho chim bồ câu hoạt động, ngăn chặn các động vật ăn thịt chim con như mèo, chuột,… đồng thời ngăn được chim thoát ra ngoài và dễ quản lý đàn chim hơn. Nên làm lưới vây ở nơi có đủ lượng ánh sáng cho chim, cho chim đậu trên cành vui chơi, bay nhảy và tắm.

Bên trong chuồng nuôi

Nên sử dụng máng nhựa dẻo làm máng ăn và uống cho chim, kích thước có thể sử dụng nhiều loại máng có kích thước từ 5x10cm đến 15x30cm. Người nuôi có thể đặt từng máng ăn trong từng ô chuồng riêng lẻ hoặc thiết lập một máng ăn uống lớn cho cả đàn.

Đặt máng ăn uống ở nơi dễ ăn và dễ vệ sinh cho người chăn nuôi. Ngoài ra, người nuôi nên chuẩn bị một bể cát nhỏ để chứa cát vàng cho chim và xây một bể tắm nhỏ cho chim.

Chế độ chiếu sáng

Chế độ chiếu sáng đối với bồ câu là tương đối phức tạp vì bồ câu rất nhạy cảm so với vấn đề này. Việc đẻ trứng của chỉ phụ thuộc nhỏ vào một phần tương đối ánh sáng nhưng đối với việc ấp trứng thì lại khác, chúng phụ thuộc rất nhiều và rất chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Khả năng đẻ trứng ấp trứng và nuôi con của bồ câu phụ thuộc nhiều vào khoảng thời gian chiếu sáng,  tối thiểu trong ngày thời gian cần phải có là 13 giờ. Chính vì vậy mà chuồng trại để nuôi chim cần được thiết kế một cách thông thoáng nhất,  đảm bảo cung cấp đủ lượng ánh sáng để phục vụ quá trình đẻ trứng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn có thể lắp bóng đèn 400w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4 – 5 W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày

Các bệnh thường gặp ở chim bồ câu và cách phòng tránh

Bệnh thương hàn ở bồ câu

Nguyên nhân

Bệnh thương hàn ở bồ câu do 2 tác nhân chính là vi khuẩn S. enteritidis và Salmonella gallinacerum S.enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae. Loại vi khuẩn có khả năng nuôi cấy và sinh trưởng tốt ở môi trường thạch nước thịt và peptone, với độ pH = 7 đến 7,2, nhiệt độ thích hợp 35 đến 37 độ C.

Biểu hiện bệnh lý

Trong thời gian ủ bệnh, chim thường ít bay, kén ăn và uống rất nhiều nước sau đó thân nhiệt tăng cao, phân màu xám vàng hoặc xanh. ở giai đoạn nặng, chim sẽ chết sau khoảng 1 tuần.

Chim chết sẽ gây ra một số triệu chứng như niêm mạc bị sung huyết, dạ dày và ruột bị tụ huyết thành từng đám. ở đường ruột có biểu hiện hoại tử.

Phòng bệnh

Khi chưa có dịch: thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường; nuôi dưỡng chim với khẩu phần ăn thích hợp và đảm bảo thức ăn, nước uống sạch.

Thường xuyên vệ sinh định kì, sát trùng chuồng trại thường xuyên bằng Formalin 2 – 3%, Cloramin T 0,5 – 2% hoặc Iodine 0,5%… toàn bộ chuồng nuôi. Sau khi xuất chuồng cần sát trùng bằng các dung dịch này và để chuồng trống khoảng 2 tuần để nuôi lứa bồ câu mới. tiêm vắc xin Salmonella định kì cho bồ câu, bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng đồng thời tạo miễn dịch cho bồ câu

Trị bệnh

Cách ly chim ốm để điều trị riêng, sử dụng thuốc Chloramphenicol liều 50 mg/kg thể trọng trộn lẫn với nước theo tỉ lệ 1:10. Để hỗ rợ thêm sức lực cho bồ câu cần bổ sung thêm vitamin B1, C, K và cho chim ăn các thức ăn dạng hỗn hợp bột mềm dễ tiêu hóa.

Bệnh cầu trùng ở bồ câu

Nguyên nhân:

Bệnh gây ra do một số loài cầu trùng thuộc giống Eimeria: Eimeria acervulina, Eimeria tenella, Eimeria praecox, Eimeria mivatis… xâm nhập qua đường tiêu hóa,  thường phát bệnh ở những loại bồ câu còn non và sắp trưởng thành.

Biểu hiện bệnh lý:

Giảm trọng lượng của bồ câu, khiến bồ câu yếu ớt và chậm phát triển phân lỏng và nhiều dịch nhầy. có thể chết do kiệt sức.

Phòng bệnh:

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và sử dụng một số chất tiêu độc cho máng ăn uống của bồ câu.

Trị bệnh

Pha 2 gam thuốc Esb3 do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất trong 1 lít nước sôi để nguội, cho bồ câu uống 2 ngày liền sau đó nghĩ một ngày. Tiếp tục làm như thể trong 1 tuần, nếu bồ câu chưa hết hienj tượng thì tiếp tục dùng.

Bệnh giun sán ở bồ câu

Nguyên nhân:

Bệnh giun sán do tác nhân chính là loại giun tròn Epomidiostomum uncinatum gây ra ở phần bụng qua đường tiêu hóa. Các vi khuẩn gây bệnh ký sinh ở niêm mạc diều của bồ câu. Đối với giun đực chiều dài trung bình khoảng từ 6,5 – 7,5 mm và  đối với giun cái thì có chiều dài trung bình từ  2.5 – 3.5 mm.

Biểu hiện bệnh lý:

Chúng gây tổn thương diều bồ câu, có khi gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.

Phòng bệnh:

Thường xuyên vệ sinh hệ thống chuồng trại và máng ăn uống cho gà, thường xuyên tẩy uế định kì mỗi tháng 1 lần cho chuồng trại.

Trị bệnh:

Để có thể điều trị dứt điểm các loài giun sán này ta cần  cho bồ câu uống thuốc Decto-pharm, 1g/1,5kgP/lần.

Sau mỗi lần tẩy giun sán định kì, ta nên cho cả đàn uống men tiêu hóa trong vòng 1 tuần đến 10 ngày, dung dịch Pharbiozym (2g/lít nước) và liên tục cho chim uống Phar-M comix để bổ sung các chất khoáng và nguyên tố vi lượng.

Bệnh nấm diều ở bồ câu

Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Candidia albicans gây ra. Bệnh lây qua dụng cụ, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh. Cũng có thể do dùng kháng sinh phổ rộng dài ngày.

Biểu hiện bệnh lý:

Đầu tiên xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt ở trong mỏ, có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Sau đó tạo những mụn loét ăn sâu xuống ngã tư hầu họng và diều. Chim khi mắc phải bệnh này sẽ kén ăn và ăn ít đi, khả năng tăng trưởng bị kém đi, chim sẽ gầy đi nhiều, và bị tiêu chảy. Đôi lúc, chim sẽ nôn ra 1 lượng chất nhầy lẫn thức ăn, có mùi hôi và rất khai. Nhìn vào miệng chim ta sẽ thấy các vết lở lóet. Nếu bệnh ở chim non thì sẽ bị nặng hơn so với chim trưởng thành, chim sẽ chậm mọc lông, còi cọc, không hấp tụ dinh dưỡng dẫn đến tử vong. 

Phòng bệnh

Cần phải nhanh chống tiêu hủy sạch sẽ các loại vật chất bị ô nhiễm, các thức ăn bị lên men, ôi thiu và phân của chim ở trong chuồng, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hệ thống chuồng trại, đặc biệt là các máng ăn uống. định kì phun sát trùng cho chuồng traị và khu vực ăn uống, khu vực chăn nuôi bằng dung dịch hỗn hợp chứa Iod, CuSO4 1% hoặc formol 2,5%. Đối với một số loại thức ăn có khả năng bị nhiễm nấm như ngô hay khô dầu đậu tương thì ta cần loại bỏ ngay. Có thể choc him ăn thêm thức ăn của gà như cám gà đẻ với khối lượng = 1/8 – 1/10 khối lượng bồ câu.

Trị bệnh:

Cho chim uống nước kèm theo một trong một số các loại kháng sinh như sau: Pharamox G, Pharmequin, Enroflox 5%, Orain-pharm…choc him uống liên tục trong 5 ngày liền để có thể tiêu diệt sạch sẽ các loại vi khuẩn bội nhiễm.

Để đem lại hiệu quả cao nhất, ta nên hòa tan lượng thuốc cần thiết, phun ướt đều lên từng cám rồi cho ăn, để chim bồ câu mẹ vừa có thể mớm được thức ăn vừa có thể mớm thuốc cho bồ câu con.   

Bệnh newcastle ở bồ câu

Nguyên nhân do virus gây ra

Biểu hiện bệnh lý:

Bệnh này sẽ khiến cho chim ủ rũ và bị tiêu chảy khá nặng, phân chim sẽ có màu trắng bốc mùi tanh và cực kì thô rap, phần diều của chim bị đầy hơi và căng lên hoặc có thể lượng thức ăn chim ăn vào không thể  tiêu hóa được. Tỷ lệ chim chết do bệnh này rất cao, có thể lên đến 92%.  Một vài chim có biểu hiện nặng thì bị ngữa cổ, đầu ngẩng lên trên, chân đi xoay vòng về phía phần cổ bị vặn. Đứng không vững chắc, không đi được và năm lăn quay ra nền chuồng.

Phòng, trị bệnh:

Đối với chim có độ tuổi dưới 1 tháng thì cần nhỏ Laxoota hoặc ND-IB 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau nữa tháng. Trong lần nhỏ đầu tiên có thể nhỏ cho chim vừa đủ một tuần tuổi.

Đối với chim trên 1 tháng tuổi nếu trước đây đã nhỏ vacxin phòng NCX, nay tiêm ngay 0,3ml vacxin nhũ dầu hoặc các loại vacxin phòng NCX với liều như tiêm cho gà.

Kết hợp cho uống các loại thuốc kháng sinh (Pharamox G, Oracin-pharm, Gatonic-plus, Pharmequin …) và dùng thuốc khử trùng để diệt các loại vi khuẩn bội nhiễm và thuốc để tăng thể trạng và khả năng miễn dịch cho chim (Dizavit-plus).

Bệnh mổ lông, rụng lông

Nguyên nhân:

Do cặp chim bố mẹ của chim non thiếu các chất  khoáng các nguyên tố vi lượng, các loại vitamin trong thời kỳ sinh đẻ và nuôi con, chim phải sống trong môi trường có cường độ ánh sáng quá mạnh, mật độ nuôi chim dày, chim thường xuyên bị stress (môi trường có tiếng ồn, có chó mèo và chuột đe dọa…), nguồn thức ăn không đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng để nuôi chim  ( trong thức ăn chứa các loại gián, mot, mốc,…..), kích thích hiện tượng rụng lông sang các con khác.

Phòng trị bệnh:

Cho uống thuốc như sau:

♦ Pharotin – K, 10g/2,5 – 3 lít nước uống, liên tục 7 ngày.

♦ Phar – Calci  B12, 10 – 20ml/lít nước uống, liên tục 7 ngày.

♦ Sau đó bổ sung thường xuyên khoáng vi lượng Phar- M comix, 1g/lít nước uống.

Bảng giá thịt bồ câu hiện nay

Giá thịt bồ câu hơi

Bồ câu Pháp: 110.000 – 130.000 đ/kg

Bồ câu gà: 110.000 – 130.000 đ/kg

Bồ câu ta: 100.000 – 120.000 đ/kg

Giá thịt bồ câu làm sẵn

Bồ câu Pháp: 130.000 – 150.000 đ/kg

Bồ câu gà: 130.000 – 160.000 đ/kg

Bồ câu ta: 120.000 – 150.000 đ/kg

Mua chim bồ câu ở đâu giá rẻ khỏe mạnh

Trang trại bồ câu Hồng Phúc

            Đc, Hiệu Chân,Tân Hưng, Sóc Sơn, Tp Hà Nội

            ĐT 0973 143 996  096 235 1138

Trạm nghiên cứu chăn nuôi gia cầm Thụy Phương

            Địa chỉ: Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

            Điện thoại: 0969.297.488

Trại bồ câu Tuy Hòa

             Địa chỉ: đường Đinh Tiên Hoàng, phu phố 6, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

              Điện thoại: 01647.403.136

Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng KHKT nông lâm ngư – Trường ĐH Nông Lâm

           Địa chỉ: Ấp Gò Cát, phường Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM

           Điện thoại: 028.8966.780 – 028.8966.056 – 028.8963.353

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *