Đặc điểm lan Kiều Vuông

Sở dĩ được gọi với cái tên lan Kiều Vuông vì giả hành của loại này có dạng hình vuông. Lan Kiều Vuông có đặc điểm đặc trưng rất khác với những dòng lan khác nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được chúng. Dựa vào những đặc điểm sau để nhận dạng được lan Kiều Vuông.

Đầu tiên là phần thân, thân cứng có dạng hình vuông 4 cạnh rõ ràng và không dài lắm. Ở phần gốc thì nhỏ và phình to dần ở đoạn giữa thân. Lúc giả hành còn tơ thì thân căng mọng và có màu xanh mượt, đến khi già thì hơi teo lại tạo nên những đường nhăn và hơi ngả vàng.

Về phần lá thì ở mỗi giả hành có từ 3 đến 4 lá nằm ở phần đỉnh và có hình dáng thuôn nhọn, có chiều rộng từ 4 – 5cm và dài từ 8-10cm. Trên lá có những đường gân dọc và những sọc màu trắng nhạt. Lá của dòng lan này thường không rụng và xanh tốt quanh năm.

Phần quan trọng và cũng chính là phần tạo nên vẻ đẹp cho cây lan Kiều Vuông đó là hoa. Hoa của loại này mọc thành chùm, mỗi chùm có kích thước từ 20-30cm. Hoa có một màu trắng tinh khiết, phần họng hoa được điểm nhẹ một màu vàng giúp bông hoa trở nên đẹp hơn. Hoa Kiều Vuông nở kéo dài khoảng 1 tuần thì bắt đầu tàn.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kiều vuông

Hướng dẫn chọn giống lan Kiều Vuông

Để có được một chậu lan Kiều Vuông đẹp sau này thì khâu chọn giống là một trong những khâu cực kỳ quan trọng. Chọn đúng giống tốt và biết cách chọn sẽ giúp cho việc chăm sóc sau này dễ dàng hơn. Đầu tiên chúng ta phải nắm bắt được những đặc điểm của lan Kiều Vuông để không chọn nhầm loại lan khác. Tiếp theo, khi chọn nên chọn những giả hành to, khỏe không bị dập nát và trên thân không bị sâu bệnh. Phần rễ đảm bảo nguyên vẹn và không bị thối rửa.

Các bước xử lý giống lan Kiều Vuông trước khi trồng

Sau khi chọn được giống thì việc tiếp theo là xử lý giống. Dầu tiên chúng ta tưới nhẹ nước vào phần gốc cho mềm sau đó tách từng giả hành ra. Sử dụng mũi dao nhỏ và bén, khi tách tránh làm tổn thương đến phần gốc. Sau đó cắt bỏ hết những phần rễ già, chỉ chừa lại khoảng 2-3cm làm việc này giúp kích thích rễ mới ra nhanh hơn để lấy chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Sau khi tách và cắt rễ chúng ta đem ngâm với dụng dịch B1 theo đúng tỉ lệ pha.

Chọn và xử lý giá thể

Lan Kiều Vuông không kén giá thể, chúng ta có thể ghép với các loại gỗ lũa, trồng với vỏ thông, than,.. Tuy nhiên một trong những giá thể tốt nhất và dòng lan này thích nhất đó là dớn. Dớn có nhiều loại và chúng ta sử dụng loại nào cũng đều được, trước khi sử dụng thì chúng ta mang dớn ngâm vào nước vôi trong để khử khuẩn và tiêu diệt các mầm bệnh có thể gây hại cho cây sau này. Sau khi ngâm mang rửa sạch với nước là có thể sử dụng được.

Tiến hành trồng lan Kiều Vuông

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ và xử lý hết các khâu từ chọn giống, xử lý giống cũng như chọn và xử lý giá thể thì bây giờ chúng ta tiến hành trồng ghép lan Kiều Vuông. Khi ghép chúng ta nên ghép những giả hành cùng lứa với nhau để sau này cho hoa đều và đẹp nhé anh em. Cố định gốc chắc chắn vào chậu hoặc lũa không để gốc bị lung lay, hướng phần ngọn về phía lấy ánh sáng. Hạn chế lạm dụng những thanh kẽm quá nhiều sẽ không tốt cho cây.

Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp lan Kiều Vuông

Lan Kiều Vuông thích hợp với ánh sáng từ 30-50%, tốt nhất chúng ta nên sử dụng lưới che không để cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp của mặt trời, treo lan cách lưới ít nhất 1m. Nước tưới là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây khi mới trồng, với mỗi loại giá thể chúng ta có cách tưới khác nhau. Nếu trồng trong chậu cùng với dớn thì tưới ít hơn vì chúng giữ được độ ẩm tốt, còn khi ghép vào giá thể gỗ lũa thì việc tưới tắn thường xuyên hơn. Lưu ý một điều là tránh tưới nước vào thời điểm trời đang nắng nóng, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Kỹ thuật bón phân cho lan Kiều Vuông

Lúc mới trồng ghép chúng ta không cần bón phân, đến khi cây được 2-3 tháng tuổi lúc này bộ rễ bắt đầu phát triển cũng là lúc bắt đầu bón thêm phân cho cây phát triển. Nên sử dụng phân Hi – Control tan chậm của Nhật. Khi bón không nên bón gần sát phần gốc mà bón đều xung quanh từ 10 đến 15 hạt là vừa. Vì cây còn mới, bộ rễ chưa phát triển nên bón sát gốc có thể làm chết sót cây.

Khi cây phát triển được khoảng 7 tháng tuổi đó cũng chính là lúc bắt đầu bón thúc cho lan. Khi bón thúc cần hàm lượng đạm tương đối để giúp thân phát triển tốt nhất. Bạn có thể cân nhắc và sử dụng loại Acidifier với hàm lượng NPK theo tỉ lệ 30x10x10 là phù hợp.

Khi cây lan đến thười điểm thắt ngon chuẩn bị cho mùa ra hoa thì chúng ta bón tăng Lân và Kali và giảm lượng đạm lại, như vậy sẽ giúp đảm bảo chất lượng khi trổ hoa.

Trên đây là những đặc điểm nhận biết cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Kiều Vuông tốt nhất. Hy vong với những thông tin chia sẻ trên có thể giúp ích được cho những ai đam mê chơi dòng lan này nắm được một chút kiến thức để trồng và chơi loại lan này tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *