Vịt trời là con gì?

Vịt trời tên tiếng anh là gì?

Các loài vịt nói chung đều mang  danh pháp khoa học tiếng Anh đó là Anatidae là một họ gia cầm tương đối rộng lớn bao gồm tất cả các loài vịt và một số loài vật khác có hình dáng trông tương đối giống như con vịt nhất, có thể kể tên một số loài gia cầm chẳng hạn có thể là ngan, ngỗng và các loài thiên nga. Đa số chúng đều là những loài chim đã có sự tiến hóa lớn đối với cơ thể để có thể dễ dàng thích nghi được tốt đối với việc bơi và lặn, có thể dễ dàng trôi nổi trên các mặt nước.

Các loài ngỗng trong thời gian gần đây nay đã không còn được mọi người coi rang chúng là một phần của họ Anatidae nữa mà chúng đã được tách ra một cách riêng biệt thành một họ khác biệt hoàn toàn và chỉ chứa chính nó, và chúng được mang cái tên riêng của mình là Anseranatidae.

Đặc điểm của vịt trời

Nền nông nghiệp là một sở trường to lớn của đất nước Việt Nam, đối với nước ta chúng đã có truyền thống từ rất lâu đời trong quá trình chăn nuôi các loại gia cầm có khả năng bơi lội giỏi, việc chăn nuôi các loại gia cầm mang hơi hướng của thủy cầm là một đặc điểm lớn của nước ta, chúng gắn liền với nền nông nghiệp sản xuất các giống lúa nước truyền thống của Việt Nam, riêng đối với Việt Nam thì số lượng các loài thủy cầm chiếm lĩnh vị trí thứ hai trên toàn thế giới. Ngoài việc có thể kể tên các giống vịt có nguồn gốc bản địa từ chính trong nước kết hợp với những loài giống vịt có nguồn gốc bên ngoài lai tạp cùng việc ngoại nhập thêm một số gioogs vịt mới thì trong những gia đoạn gần đây thì việc thuần hóa các loài vịt Trời có nguồn gốc hoang dã kết hợp với việc nuôi các giống vịt Trời để có giá trị thương phẩm đã và đang có tiềm năng để được phát triển và nhân rộng mô hình ở nhiều khu vực và địa phương khác nhau, những mô hình này đã mang lại những kết quả rất lớn lao và đáng được ghi nhận.

Khi giống vịt trời ở trong giai đoạn đang dần dần phát triển và có dấu hiệu của việc trưởng thành, cả các loài vịt trời trống lẫn vịt trời mái đều có đặc điểm chung rất dễ nhận biết là toàn bộ cơ thể của chúng đều được bao phủ một bộ lông có màu nâu đen toàn bộ với ngực, phần lông ở bụng của chúng có màu nâu nhạt và có từng đốm nhỏ bằng đầu ngón tay cái, phần trên đỉnh đầu và giữa cổ cũng mang màu nâu đên nhưng nhạt màu hơn, lông phần đuôi có mọc ra không đáng kể; toàn bộ khóe mắt đều mang màu đen, hơn một nữa phần gốc mỏ của vịt có một màu đen đặc trưng và điều đặc biệt nhất là xuất hiện chóp mỏ phần phía trên có màu vàng tương đối đậm. Phần trán vịt kéo lên phía trên bắt đầu xuất hiện một vệt lông có màu nâu đen và  kéo rất dài, có thể qua đầu và lan ra đến phía sau gáy. Tính từ phần gốc của mỏ vịt sẽ xuất hiện thêm  một vệt lông khác có màu đen đậm và chúng cũng sẽ đi qua phần mắt đến chổ phía trước, ngay bên trên tai và có thêm một vệt lông đen khác mờ hơn từ phần mép mỏ và chúng kéo dài lan đến phần trên má. Phần cánh của vịt trời sẽ nổi bật lên hẳn với những gương cánh có các ánh xanh, các vệt màu tím, phần viền lông sẽ mang một màu trắng xáo đặc trung.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dế thương phẩm tại nhà

Phía dưới, phần màng chân vịt có màu đỏ tươi và màu cam vàng, với 3 ngón chân có hướng quay về phía trước và được bao trùm bởi một màng bơi, phía sau có 1 ngón chân có hướng quay về phía sau, toàn bộ bàn chân của vịt đều được phủ các vẩy ngang. Vịt trời mái và vịt trời trống chỉ có thể có cách phân biệt với nhau trong một vài các đặc điểm khác nhau như: vịt trời mái sẽ có phần cổ ngắn hơn hẳn so với con đực, đầu của vịt mái thường nhỏ, vịt mái mang một bộ lông có màu nhạt hơn và dễ nhận biết hơn cả là dựa vào kích thước cơ thể của loài vịt mái, chúng sẽ có kích thước nhỏ hơn rõ rệt. Đối với loài vịt trời trống thì chúng sẽ có một bộ lông gồm cả phần  đuôi có màu đen đậm và uốn cong lên ngay ở phần phía trên. Tiếng kêu cũng là một tiêu chí khác  để có thể phân biệt được con vịt trời trống và con vịt trời mái. Con trống thường sẽ có tiếng kêu rất ngắn, rời rạc và tiếng kêu yếu thì đối với con mái lại khác, chúng có tiếng kêu dài hơi hơn, kêu một cách liên tục hơn, to và khỏe hơn hẳn so với con đực nhưng lại khàn hơn.

Đối với một số các loại vịt trời biến thể khác thì chúng sẽ có một bộ lông biến dị mang màu trắng sáng, xuất hiện thêm một số vệt lông khác có màu xám nhạt và chúng sẽ xuất phát từ phía gốc của mỏ kéo dài hẳn ra phần phía ngay sau đầu, sẽ xuất hiện một số vệt lông khác cùng màu và chúng sẽ đi qua phần mí mắt ra phía ngay sau phần tai, các hệ thống lông ở trước ngực và ngay dưới phần bụng sẽ mang màu trắng và một vài chấm đốm nâu hơi ngã sang màu vàng ở ngay chính giữa. Phần lông ở ngay phía trên của lưng và cánh của vịt sẽ dần dần chuyển từ màu vàng nhạt có ánh sáng sang màu nâu đen đậm ở ngay gần cuối của phần lông đuôi. Hệ thống lông bao mọc xung quanh cánh có một số điểm nâu khá lớn ở ngay chính giữa viền và ngay bên phần xung quanh của chúng có một màu vàng nhạt. Phần Lông bao đuôi trên thường sẽ mang một màu đen đậm và có ánh lục, có độ cong khá lớn đối với chim trống. Còn đối với chim mái, lông ngay chính giữa đuôi của chúng có một màu nâu đậm, hai bên sẽ có màu nâu hơi ngã vàng, ngay phía 2 bên của phía dưới đuôi sẽ có đốm nâu khá lớn. Một cách tổng quát thì các biến dị này  màu sắc lông sẽ rất dễ phát hiện được khi những cá thể này ở trong đàn.

Ở trong một số điều kiện khác, ngay cả viẹc nuôi nhốt cũng sẽ do một số giới hạn về không gian sống chật hẹp cũng như việc chịu tác động của khá nhiều yếu tố khác mà đã tạo nên những tập tính khác nhau của Vịt trời, và đương nhiên là các tập tính này sẽ có rất nhiều sự sai khác, rất nhiều khác biệt so với các tập tính ở bên ngoài, với cuộc sống tự nhiên hoang dã của loài vịt trời. Nhưng sẽ luôn tồn tại một số tập tính mang tính chất đặc trưng riêng và các đặc điểm khó thay đổi khác của loài vịt trời vẫn sẽ luôn tồn tại, ngay cả trong điều kiện nuôi nhốt, đặc biệt là tập tính bay nhay giống như đối với môi trường tự nhiên hoang dã. Trong thiên nhiên hoang dã, loài Vịt trời sẽ có cách sống, cách kiếm ăn ở khoảng cách rất xa so với con người vì vậy mà chúng thường sẽ rất nhạy cảm với việc tồn tại sự xuất hiện cùng các hoạt động mà con người gây ra. Mặc dù vậy,ta cũng có thể nuôi vịt  trong điều kiện nuôi 1 cách thuần dưỡng tại các trang trại, sẽ có một khoảng thời gian để cho vị tập quen với quá trình thích nghi, và càng ngày thì các cá thể Vịt trời càng quen thuộc với môi trường, quen thuộc với con người cà dần dần sẽ có những biểu hiện gần gủi và ít sợ các hoạt động khác của con người.

 Vịt trời có bao nhiêu loại cách phân biệt

Vịt trời Châu Á

Chúng là là loại vịt có kích thước lớn với toàn bộ chiều dài của cơ thể lên đến hơn 60cm

Đặc điểm để có thể nhận dạng loài vịt này là khắp toàn bộ thân người có mang một màu vằn và các sọc nâu kéo dài, màu nâu cũng xuất hiện ở phần đầu và phần cổ nhưng có màu nhạt hơn. Phía sau gáy và phần chóp của đầu thường sẽ mang màu nâu đen tương đối tối, toàn bộ mỏ loài vịt này sẽ có màu đen hơi nhạt màu cùng phần chóp mỏ có màu vàng. Lông của vịt trời châu Á có dạng ba cấp màu trắng theo từng độ đậm và rất dễ quan sát được khi con vịt này không di chuyển.

Loài vịt này có phạm vi phân bố tương đối rộng khắp và xuất hiện khắp tất cả các khu vực của  Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ đặc biệt là tại các vùng rừng núi có thiên nhiên hoang dã. Loài vịt trời châu Á là loài động vật thuộc loại có chổ ở cố định, đặc biệt phân bố rất phổ biến trong các vùng có đầm lầy, các vùng có đồng cỏ ngập nước, vùng ao hồ và các loại kênh rạch. Vịt trời sẽ thường làm tổ để đẻ trứng ở các vùng bụi rậm, vùng đầm lầy có cây cối, các địa điểm ven bên các bờ hồ hoặc có thể là ở ngay trên các đám cỏ nhô cao hẳn ra khỏi mặt đất hoặc hệ thống các loại cây thủy sinh có thể được sử dụng để làm tổ…

Loài vịt trời này hiện nay đang ngày càng được thuần hóa và nuôi dưỡng cũng như buôn bán rất phổ biến tại các thị trường tiêu thụ gia cầm lớn của Việt Nam. Thịt vịt có chất lượng cao, bổ dưỡng và đặc biệt là rất thơm và có vị ngon, giống vịt này thường sẽ đẻ được khối lượng trứng rất lớn.

Vịt trời Bắc Mỹ

Đây là giống vịt có kích thước cơ thể tương đối to lớn. Chúng có chiều dài toàn bộ cơ thể  có thể lên đến 58 cm.

Một số đặc điểm có thể nhận dạng được là loài vịt trời đực sẽ có một màu sắc rất tương phản ở bộ lông nhiều, phần đầu và phần cổ có màu xanh biếc và tương đối đậm màu, cổ vịt sẽ có một số vòng có màu vàng, phần ngực của vịt trời sẽ có màu nâu đậm, đuôi của vịt tương đối cong và mang màu đen, thân hình vịt tương đối và có màu trắng xám, toàn bộ mỏ vịt có màu vàng. Còn đối với vịt cái và vịt con cũng sẽ có một số dặc điểm tương tự, chúng sẽ có một bộ lông trên toàn thân hình có màu nâu và từng chấm lốm đốm có lích thước bằng ngón tay cái, trên mỏ của chúng sẽ có khá nhiều màu khác nhau nhưng vẩn có màu sắc chủ đạo là màu vàng cam. 

Loài vịt này sẽ phân bố khá nhiều ở vùng Đông Bắc (vì đặc tính ưa lạnh của chúng) của đất nước ta, Loài vịt này sẽ sống lang thang và rất hiếm khi bắt gặp được chúng ở trong các khu vực đầm lầy, các vùng cửa sông lớn và các hệ thống ao hồ.

Loài vịt hiện nay đang được thuần hóa, nuôi dưỡng và có chất lượng thịt tốt cà thơm ngon, chúng được bán rất phổ biến trên các thị trường thủy cầm Việt Nam.

Vịt Mốc

Chúng là loài vịt có kích thước tương đối lớn với chiều dài toàn bộ cơ thể sẽ là 55 cm.

Một số đặc điểm quan trọng của vịt: lông của  loại vịt rất mượt mà trên  toàn bộ thân với đặc điểm dễ nhận biết là có cái cổ dài, đuôi của chúng nhọn và cong hướng lên và màu săc mỏ của chúng là màu đen nhạt của chì. Khi bơi, loài vịt này thường sẽ vươn cao hẳn lên phía bên trên mặt nước và toàn bộ cơ thể thường sẽ lật ngửa lên. Đối với loài vịt đực sẽ rất dễ phân biệt bởi chúng có đuôi rất dài, chiều dài có thể lên đến hơn 10 cm.

Trong các điều kiện bình thường và các thời điểm không nằm trong mùa sinh sản thì vịt đực, chúng cũng sẽ tương tự giống như vịt trời mái nhưng ở phần ngay chính giữa phía sau phía lưng của chúng sẽ có một màu xám, màu xám đó đậm hơn và tương đối đồng nhất. Nếu chúng ta tiến ra xa đàn vịt và nhìn thì vịt mốc bơi ở bên trên mặt nước và toàn bộ đàn vịt chủ yếu sẽ có màu nâu xám với phần đầu  có màu tối và phần giữa thân sẽ có màu trắng rất rõ ràng. Đối với vịt mái, chúng thường có các lốm đốm nhỏ màu nâu như một số loại vịt thông thường khác nhưng sẽ mượt mà hơn và đuôi của chúng sẽ nhọn hơn. Các con vịt trời con sẽ có màu sắc  trông tương đối giống như đối với vịt mái nhưng phần phía trên của đầu thường sẽ có một chõm màu nâu vàng và sáng màu rất dễ nhận thấy.

Giống vịt này có khu vực Phân bố tương đối rộng, chúng sẽ thương sinh sống ở các vùng đầm lấy, các ao hồ và kênh rạch, chúng là loài động vật thường xuyên di cư và có thể bắt gặp chúng tại các khu vực ở  Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ và một số địa phận ở khu  vực Nam bộ.

Vịt Mỏ thìa

Chúng nằm trong nhóm vịt trời có kích thước trung bình với chiều dài toàn bộ cơ thể khá cân đối, thường sẽ dao động trong khoảng 50cm

Các đặc điểm dễ dàng nhận biết là loài Vịt này sẽ có cái mỏ tương đối rộng và có dạng hình cái thìa, mỏ của chúng dài và dài hơn hẳn so với đầu, đây là đặc điểm mà chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ngay từ các chổ rất xa so với đàn vịt, khi chúng bay và trong quá trình bơi lội. Vịt trời đực và vịt trời mái thường sẽ có những đặc điểm riêng và rất dễ cí thể phân biệt. trong các điều kiện phát triển bình thường và nằm ngoài thời gian sinh sản của vịt trời cái thì các loai Vịt đực sẽ có hình dáng kích thước thân thể trông sẽ gần như là tương tự các loài vịt trời mái nhưng phần  đầu của chúng lại có màu xám hơn, phía hai bên của hông sẽ mang màu vàng hoe và mắt của chúng sẽ khác với các loài vịt khác là có màu vàng. Đối với một số con vịt đặc biệt khác thì chúng sẽ có một chum lông dạng hình bán nguyệt và có màu màu trắng nhạt nằm ở chính  giữa phần mắt và mỏ. Vịt trời con chưa trưởng thành và vịt trời mái sẽ có một số nết khá tương đồng với nhau, phần lông trên cơ thể sẽ  có một số vị trí có những chấm lốm đốm nâu nhỏ như đối với những loài vịt khác nhưng phần mỏ sẽ có kích thước lớn hơn.

Chúng là loài động vật di cư và sinh sống chủ yếu cũng ở các vùng đầm lấy, các ao hồ kênh rạch, các lùm cây cao để làm tổ và Khu vực Bắc bô, Bắc Trung bộ, Trung trung bộ thường sẽ là những nơi có thể dễ dàng bắt gặp giống vịt trời này.

Vịt Cánh trắng

Chúng là loài gia súc có kích thước cơ thể ở mức vừa phải với chiều dài toàn bộ cơ thể là khoảng 50cm

Một số đặc điểm có thể dễ dàng nhận biết được chúng là Khi loài vịt trời này bay thì hầu hết  chúng sẽ có đặc điểm chung là xuất hiện một dải lông có màu trắng và rất dễ có thể nhận thấy được ở phần phía trên lông ở cánh và lông bụng của chúng sẽ mang màu trắng khá tương phản nên rất dễ nhận biết. Loài vịt đực sẽ có 1 bộ lông tương đối nhiều màu sắc là sự pha trộn lẫn nhau giữa các màu xám nhạt và màu nâu kết hợp cùng  với đuôi màu đen là đặc điểm rất dễ dàng để có thể nhận thấy. Trong những điều kiện bình thườn của quá trình phát triển và ngoài những thời gian sinh sản của vịt trời cái thì vịt đực sẽ có hình dáng gần gần giống như những con  vịt mái nhưng chúng sẽ có màu sắc với độ tương phản cao hơn và hệ thống lông ba cấp màu xám sẽ có sự phân biệt rõ ràng hơn. Vịt mái khi nhìn vào thì hình dáng của nó sẽ nhỏ hơn và có thân hình thanh hơn so với các loài vịt trời mái khác.  Phần đầu và cổ vịt sẽ mang màu xám nhưng có màu sắc nhạt hơn, mỏ vịt có màu nâu và ở phía hai bên của mỏ sẽ là màu da cam. Các con vịt trời con chưa trưởng thành sẽ trông rất giống vịt trời mái nên khi chúng bay ở độ cao lớn sẽ rất khó khan trong việc nhận biết.

Chúng là loài chim di cư và độ phổ biến không quá cao ở Việt Nam, là động vật ưa lạnh nên thường tập trung ở các khu vực Đông Bắc đặc biệt là đồng bằng sông Hồng. Nơi ở yêu thích của chúng là các vùng đầm lầy các ao hồ có nước, các kênh rạch và các lùm cây.

Vịt Vạn hoa

Đây cũng là loài vịt có hình dáng cơ thể ở mức trung bình với chiều dài toàn bộ cơ thể khoảng hơn 53 cm

Một số đặc điểm dễ có thể nhận biệt đó là đối với vịt trưởng thành thì thường là chúng sẽ có các dải lông có trắng phía sau mắt và đi một mạch qua tai, mũi miệng, cằm và phần cổ. Chung có bộ lông đen ở phần đầu, và màu nâu hung đỏ ở hai bên cổ, lông ở phần họng của chúng có màu hơi trắng, nhưng phần phía trên thì lại có màu nâu tối, phần phía dưới của cơ thể vịt vạch 1 đường lông có màu nâu và màu trắng trông chúng khá tương phản đối với nhau, là giống vịt có mào, mào của chúng dài và nông rậm và có màu đen. Đầu của vịt trời non lại có màu nâu tối. Phần Đầu và cổ cùng với lưng đều nằm trên điểm trắng. Phần lông ở gáy khá ngắn.

Đây là loài vịt trời có xu hướng di cư và chúng rất hiếm gặp ở Việt Nam và chúng ko có khu vực phân bố cụ thể, hiện nay thì giống vị này đang bị de dọa với nguy cơ mức rất cao và nguy hiểm trên toàn bộ thế giới. Chúng thường thích sinh sống ở các vùng rừng rộng và phải có khu vực đầm lầy, các vùng sông ngòi, ao hồ, các vùng cây có tán rộng, các bui cây như lau và sậy.

Vịt Bai can

Đây là giống vịt có kích thước rất khiêm tốn với ngoại hình nhỏ nhắn. toàn bộ thân hình của giống vịt này chỉ khoảng 40 cm

Các đặc điểm dễ dàng nhận biết nhất ccuar chúng là loài vịt đực sẽ có một số họa tiết ngay trên phần mặt nên rất dễ để quan sát. Con vịt trời cái sẽ có một đốm trắng nhỏ bằng nữa đầu ngón tay ở ngay giữa gốc mỏ và trông chúng cũng sẽ hơi giống mặt của vịt trời đực. màu hung đỏ tươi  bao trùm lên toàn bộ phần ngực  của nó.

Chúng cũng giống các loài vịt trời thuông thường, sẽ thích sống ở các khu vực đầm lầy, các ao hồ, kênh rạch, các hệ thống sông có độ sau không quá lớn, địa bàn hoạt động của chúng tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng.

Thức ăn của vịt trời là gì?

Các loại thức ăn cho vịt trời là gì?

Thức ăn chủ yếu của vịt trời là các loại cám, tấm, có thể là lúa gạo và cá loại rau xanh khác như như: bèo, các loại cây rong rêu ở mặt nước … Ngoài ra, khi chăn nuôi vịt trời thì ta nên cung cấp dinh dưỡng thêm cho vịt nhờ các nguồn protein từ động vật băm nhuyễn như cua ốc, tôm, giun, dế, ếch nhái,…. Đặc biệt là cho vịt ăn thêm các  loại rau xanh khác có thể trồng trọt được như cây  bắp cải, su hào, rau muống, rau khoai, các loại cây họ đậu… để có thể cải thiện và nâng cao thêm nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm trong quá trình chăn nuôi vịt trời.

Cách cho vịt trời ăn theo từng độ tuổi

Đối với vịt đẻ nuôi nhốt thì thức ăn chính cho chúng thường sẽ có các dạng phổ biến và được nhiều người chăn nuôi tin dùng sau đây, các dạng này sẽ tùy thuộc vào điều kiện về mặt kinh tế kết hợp với việc tính toán có hợp lý 1 cách hiệu quả nhất theo đúng giá cả trên thị trường mà có thể xác định đúng loại hình và cách thức đầu tư các loại thức ăn phù hợp  nhất cho từng đối tượng vịt. có thể dùng toàn bộ là loại thức ăn hỗn hợp (thức ăn viên) để nuôi vịt đẻ.

Nhưng một hạn chế chính đó là việc dùng các hổn hợp thức ăn dạng viên sẽ có chi phí về việc mua các loại thức ăn tương đối cao, nhưng ưu điểm của chúng lại chính là sự thuận tiện trong việc nuôi theo bầy đàn, rất dễ sử dụng, có tính chủ động cao trong số lượng thức ăn cho vịt, và việc theo dõi khả năng ăn uống hằng ngày của vịt cũng rất dễ dàng,… Hiện nay, việc buôn bán các loại thức ăn cho vịt trời đẻ được xảy ra rất thường xuyên trên thị trường chăn nuôi. Một điều cấm kị trong chọn thức ăn là tuyệt đối không nên có bất kì sự nhầm lẫn nào giữa thức ăn dành cho vịt trời nuôi lấy trứng trứng với loại thức ăn dành cho vịt trời nuôi để lấy thịt.

Thức ăn cần được cố định trong từng bữa và hạn chế việc thay đổi thức ăn  liên tục bởi vì nếu người nuôi làm như vậy sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cho trứng của vịt đẻ. Một điều quan trọng khác chính là  nguồn thức ăn dành cho vịt đẻ phải đảm bảo được độ sạch sẽ phải có chất lượng cao, các nguyên liệu phải được xuất phát từ những loại đầu vào phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo  chất lượng cao cho quá trình sản xuất thức ăn. Một số phương thức cho ăn khác của giống vịt đẻ CV Super-M2 được cải tiến và đã áp dụng được khá hiệu quả chính là việc kết hợp các nguồn thức ăn như: thức ăn công nghiệp dạng viên, là loại viên hỗn hợp tổng hợp các nguồn dinh dưỡng và nguồn thức ăn từ các động vật tự nhiên như ốc tươi, còng tươi và lúa. 

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt trời nhanh lớn nhất

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt trời trong vườn cây

Người chăn nuôi có thể tận dụng diện tích để có thể kết hợp giữa nuôi nhốt các loại vịt trời ở ngay trong khuôn viên vườn nhà mình như là các loại vườn cây ăn quả hoặc các cây lớn, sống lâu năm, và cũng có thể là các loại dây leo bình thường vừa có được rất nhiều lợi ích khác nahu như có chổ ở tương đối giống môi trường tự nhiên cho vịt , tiếp theo là việc tận dụng được các nguồn phân vịt để có thể bón thêm để cho cây nhanh lớn, lại có thể tránh được các cây cỏ hoang mọc xung quanh vườn cũng như việc tạo ra một lượng cây cối để che chăn, tạo được bóng râm cho toàn bộ đàn vịt, để chúng có thể có chổ trú nấp khi trời nắng hoặc mưa. Đặc biệt, một số điều mà người nuôi cần chú ý để có thể có cách chăm sóc vịt thật tốt như sau:

Xây dựng thêm một hoặc một vài chuồng nuôi khác để cho vịt có chổ che mưa che nắng.

Tuyệt đối không được nuôi nhốt các loài vịt trời trong các vườn, trong vườn trồng nhiều loại cây thân mềm, vì vịt sẽ thường xuyên mỗ và sẽ làm hỏng cây trồng. Cần nuôi các loại vịt trời trong các vườn cây to, các cây đều có độ cao đồng đều từ 1m trở lên, để đảm bảo được răng vịt không bứt lá được, cũng như cây không quá mềm khiến vịt giẫm đạp lên cây.

Cần xây dựng thêm hệ thống rào chắn để  có thể quây riêng vịt trời trong 1 khu vực ngay bên trong vườn để có thể đảm bảo cách ly các loại vịt với nhau.

Vườn nuôi vịt được thiết kế phải đảm bảo được rằng là có một độ dốc tương đối, không quá ngheeng và vẩn đảm bao được cho sự thuận tiện cho việc thoát nước và công tác vệ sinh phân vịt.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt trời trong mô hình nhốt có sân chơi

Xây dựng sân chơi dành cho vịt chơi cần phải tráng qua một lớp xi măng hoặc có thể là lát một lớp gạch hoa để có thể cọ rữa và thực hiện công tác vệ sinh một cách dễ dàng và việc vệ sinh sân chơi này phải được diễn ra hằng ngày.

Phần sân chơi dành cho vịt phải đảm bảo có diện tích lớn và có độ rộng phải lớn gấp khoảng từ 4 – 5 lần toàn bộ phần diện tích của chuồng nuôi.

Bên ngoài sân chơi cho vịt cần phải có sự bố trí thêm hệ thống máng ăn uống để vịt có thể dễ dàng ăn uống

Xây dựng sân chơi cần phải chọn những địa điểm có các gốc cây lướn và đảm bảo có đủ bóng râm để đảm bảo che nắng được cho vịt vào những ngày hè.

Sân chơi cho vịt phải đảm bảo có sự sạch sẽ hằng ngày nên cần ohair vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là vào thời điểm vịt trời bắt đầu hiện tượng giao phối, nếu không vệ sinh sạch sẽ toàn bộ sân, sân có nhiều vết bẩn sẽ gây ra nhiễm trùng khi vịt cái tiến hành giao phối đối với vịt đực.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt trời trong mô hình nhốt có chổ bơi

Tuyệt đối không nên lựa chọn những địa điểm gần khu vực sông, suối và các máng mương…dể thực hiện quá trình nuôi nhốt vịt, phải có sự cách ly kịp thời để tránh hiện tượng dịch bệnh ở vịt lây lan.

Người nuôi chỉ nên quây vịt lại bằng lưới và nhốt toàn bộ vịt trong ao, không để vịt bơi đi bơi lại tự do.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhốt vịt trời trong ao nuôi cá

Nên xây dựng hệ thống chuồng trại cho vịt ngay bên cạnh các khu vực xung quanh bờ ao hoặc cũng có thể là ở ngay trên mặt ao cũng đều có thể, điều này giúp chúng ta dễ dàng trong công tác dọn dẹp vệ sinh, đồng thời có thể tiết kiệm được nguồn thức ăn cho cá nhờ phân vịt trời rơi xuống nước.

Quá trình vịt bơi lội trong nước sẽ làm lượng oxy trong nước tăng lên, điều này tốt cho sự sinh trưởng của cá.

Loài vịt thường sẽ rất thích bơi lặn để mò các loại thức ăn như cua, cá, ốc, vì điều này mà chúng ta tuyệt đối không được thả vịt vào trong các ao nuôi các loại cá giống.

Xung quanh bờ ao cần được xây đăó bê tông và xây dựng bờ kè kiên cố và có hệ thống lới xung quanh bờ bởi vì lúc mà vịt trời mò cua bắt cá xung quanh bờ đất sẽ rất dễ gây ra hiện tượng sạt lở bờ ao.

Cần phải luôn luôn đảm bảo được mật độ nuôi và chăn thả vịt một cách hợp lý có thể là từ 1 con vịt trên phần diện tích khoảng 5 mét vuông, hạn chế việc nuôi với mật độ lớn và quá dày khiến cho nước trong ao hồ bị đục, sẽ dẫn đến làm chết cá.

Trong ao nuôi vịt cần phải luôn luôn có công tác vệ sinh khử trùng nguồn nước và cần phải được thay nguồn nước định kì và khử trùng toàn bộ phân và các chất thải trong quá trình chăn nuôi vịt ra môi trường.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt trời ở ruộng lúa có kiểm soát

Đầu tiên chúng ta cần phải xây dựng chuồng trại riêng trên các ruộng lúa để nhốt toàn bộ đàn vịt, cố định chúng ở một khu ruộng lúa  nhất định, để dễ dàng kiểm soát cà tránh được hiện tượng các con vịt đi lại tự do dẫn đến giẫm đạp lên lúa và làm nát lúa.

Phân mà vịt thải ra ruộng lúa sẽ góp phần tăng các chất có hàm lượng dinh dưỡng cao cho lúa và làm phân bón rất hữu ích cho lúa phát triển, có thể lợi dụng việc vịt đi kiếm ăn như quá trình vịt mò các loại cua ốc, trộn toàn bộ hệ thống bùn sẽ làm sạch các loại cỏ lúa, vịt sẽ ăn các loại côn trùng và sâu bọ có hại và đồng thời có thể đuổi được chuột.

Một điều lưu ý là không được thả đàn vịt vào các ruộng lúa mới cấy hoặc là lúc lúa rễ lúa chưa bén xuống đất hay là khi lúa đã bắt đầu có hiện tượng trổ bông.

Cần có mật độ nuôi dưỡng hợp lý thông thường sẽ là 1 con vịt trời trong khoảng diện tích từ 8 đến 10 mét vuông.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt trời con

Vịt trời con từ 1 đến 3 ngày tuổi

Trong giai đoạn này thì vịt trời sẽ chỉ mới nở được hơn 1 ngày tuổi, các bộ phận trên cơ thể lúc này sẽ còn chưa phát triển được đến mức cần thiêt mà vì vậy người nuôi chỉ có thể tập cho vịt ăn bằng các loại bột ngô hoặc tấm nhỏ lưu ý là nghiền nhỏ nhất có thể, cần phải cho các con vịt trời giống uống dầy đủ lượng nước và có thể là pha thêm các chất điện giải tăng cường quá trình trao đổi chất cho vịt, các loại vitamin như B complex và C. Người nuôi cần có những lưu ý, đặc biệt là từ các nhu cầu cao về các loại nước uống cần thiết cho sự phát triển của Vịt trời con từ 1 ngày đến một tuần tuổi là vào khoảng 130 ml / con / ngày. Khoảng vào ngày thứ 3 trở đi thì người chăn nuôi sẽ có thể bắt đầu sử dụng các dạng thức ăn hỗn hợp chuyên dụng dành cho các loại vịt con vịt và cũng dùng được cám dạng viên nhỏ.

Một điểm cần đặc biệt lưu ý là người nuôi  nên có các biện pháp để đề phòng các bệnh về dịch tả cho vịt trời con, phải tiêm các mũi vắc xin lần thứ nhất đầy đủ cho vịt, khi mà vịt có độ tuổi khoảng 3 ngày tuổi.

Trong những giai đoạn này thì vịt trời con cũng sẽ cần một lượng nhiệt độ để úm và nhiệt độ thích hợp là ở nhiệt độ 26 – 34 độ C, trong quá trình úm thì người nuôi nên sử dụng đồng thời cả 2 loại bóng đèn với 2 chức năng khác nhau là:

+   Bóng đèn sinh nhiệt: Mục đích chính của loại đèn này là để có thể  sưởi ấm một cách dễ dàng và thuận tiện nhất cho đàn vịt trời, tùy thuộc vào số lượng của đàn Vịt trời là nhiều hay là ít mà người chăn nuôi sẽ tính toán được số lượng các bóng đèn để sưởi ấm cho vịt phù hợp nhất với toàn bộ diện tích chuồng nuôi, lưu ý là tuyệt đối không được úm trong một phần nào đó của chuồng mà người chăn nuôi cần phải úm một cách tản đều xung quanh và lượng nhiệt đủ trong khu úm, người nuôi nên ngăn các phần diện tích của từng bóng nhiệt riêng lẻ để tránh những tình huống lúc mà với số lượng đàn Vịt trời nhiều quá thì chúng sẽ có hiện tượng đè lên nhau, một số con khác còn lại trong sẽ không thể đi lại và ăn uống được, chúng sẽ bị phần ngạt hơi thở, dần dần dẫn đến chết.

+   Bóng đèn chiếu sáng: Mục đích chính của loại đền này là dùng để chiếu sáng toàn bộ khu úm, khu thức ăn, nước uống với lượng ánh sáng đầy đủ và thích hợp để góp phần giúp cho toàn bộ đàn Vịt trời có thể ăn và uống bất cứ lúc nào vì đã đủ lượng ánh sáng cho chúng, 1 phần giúp quan sát đàn Vịt trời con nằm tản đều và ăn uống, đi lại linh hoạt nhanh nhẹn là được.

Xây dựng chuồng úm cho vịt trời cần phải đảm bảo thoáng mát sạch sẽ và khô ráo, trên nền của chuồng thì chúng ta có thể dải các lớp rơm hoặc là trấu. Đối với vịt trời con 1 đến 2 ngày tuổi thì người nuôi cần phải thay các rơm rạ ở nền chuồng ngày 2 đến 3 lần còn đối với vịt trời con đã 4 ngày tuổi thì số lần thay rơm rạ trong ngày sẽ là 3 lần, trước khi thay hệ thống rơm rạ thì ta cần thực hiện công tác dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ để tăng sự thoáng mắt khô ráo và độ trong lành của không khí trong chuồng úm.

Vịt trời con từ 4 đến 10 ngày tuổi

Nên để vịt trời trong giai đoạn này ăn thêm các loại thức ăn có hàm lượng các chất đạm cao như: các loại bột từ cá tôm cua cùng các loại động vật không xương sống có tịt mềm như giun, ốc, các động vật lưỡng cư như ếch nhái… Người nuôi nên chăn nuôi các loại vịt trời thịt thì nên tập thêm cho các con vịt trời này ăn các loại thức ăn từ các loại rau xanh đã được thái nhỏ mềm đồng thời trộn lẫn thêm với các loại chất chứa nhiều bột đường từ các loại bột gạo, bột ngô và bột mỳ. Trong giai đoạn này chỉ nên cho vịt trời con tắm trong khoảng thời gian không quá lâu, chỉ từ khoảng dưới 8 phút là đủ rồi sau đó, thời gian tắm sẽ dần dần tăng lên, sau hơn 1 tuần tuổi trở đi thì chúng ta có thể thoải mái cho toàn bộ đàn vịt con di chuyển xuống dưới nước một cách thoải mái. Người nuôi cần lưu ý thời gian để tiêm đúng thời điểm để tiêm phòng các loại vacxin về dịch tả cho vịt đông khô TW2 thời gian thích hợp để tiêm loại vặc xin này là tròn một tuần tuổi.

 Một điều cần đặc biệt lưu ý đó là người nuôi không úm trong thời gian dài quá nếu chúng ta úm cho vịt trời con quá lâu thì sẽ dẫn đến việc vịt sẽ bị vào hơi, toàn bộ chân của vịt sẽ khô và không có độ ẩm, vịt sẽ đi ỉa nhiều…dần dần dẫn đến vịt trời con bị sinh ra những bệnh tật không đáng có và sẽ bị chết đi. Khi nuôi vịt đến khoảng 4 ngày tuổi rồi thì người nuôi có thể thoải mái trong việc thả toàn bộ đàn vịt ra bên ngoài tự nhiên và nên cho chúng đi trên nền đất ẩm để chúng làm quen với môi trường rồi dần dần để cho toàn bộ đàn vịt trời con có thể thích nghi được dần dần với môi trường tự nhiên vì bản chất thật sự của vịt trời vốn thích nghi trong các loại đầm lầy của môi trường mang tính chat thiên nhiên hoang dã, vì theo nghiên cứu chúng vốn là là giống vịt có thể có khả năng di cư trong tự nhiên nên những con vịt trời con sẽ cần phải có thêm một môi trường nước để có thể thích nghi dễ dàng và phù hợp với bản năng sinh trưởng của chúng.

Vịt con từ 10 – 15 ngày tuổi

Đây là giai đoạn bắt đầu thời sinh trưởng và phát triển của loài vịt trời nếu người nuôi có điều kiện về tài chính thì nên cho vịt trong giai đoạn này ăn đầy đủ các loại chất dinh dưỡng từ các loại thức ăn hỗn hợp có chất lượng cao. Người chăn nuôi không nhất thiết phải để cho Vịt trời ăn những thức ăn cố định hoặc các loại thức ăn đơn thuần từ các loại cám tổng hợp hoặc là tấm, trong giai đoạn này nên bổ sung thêm đầy đủ các loại bột có chiết xuất từ động vật như tôm cua cá cùng các động vật khác băm nhuyễn. Đến giai đoạn mà vịt trời đạt khoảng hơn 2 tuần tuổi thì bà con có thể cho vịt con trong giai đoạn này kết hợp giữa nuôi nhốt trong chuồng trại và việc chăn thả vịt trời ngoài đồng để cho đàn vịt trời có thể nhanh chống thích nghi và tạo điều kiện thoải mái giúp chúng có thể kiếm thêm được các nguồn thức ăn từ bên ngoài các đầm lầy và đồng ruộng vì bản chất của vịt trời vốn là loài thủy cầm sống một cách đầy hoang dã trong tự nhiên.

Đến giai đoạn vịt trên 20 ngày tuổi trở đi thì người nuôi có thể là tập thêm cho vịt trời ăn thêm các loại thóc, gạo. cần phải tiêm phòng vacxin đầy đủ các liều và chũng loại để có thể phòng được các bệnh mà điển hình là bệnh dịch tả cho toàn bộ đàn Vịt trời, lúc này ta tiêm mũi vacxin lần thứ 2 cho bệnh tả, lúc Vịt trời con đạt đến hơn 3 tuần tuổi  ta sử dụng loại  vacxin Kapevac hoặc vắc xin dịch tả đông khô TW2.

Hướng dẫn kỹ thuật cách làm chuồng trại nuôi vịt trời

Để có thể xây dựng được chuồng nuôi cho các loại vịt trời thì chúng ta cũng có thể áp dụng được từ các kiểu chuồng đã được ứng dựng trong thực tế như các mô hình nuôi vịt trời trong vườn cây, nuôi vịt trời trong mô hình nhốt có sân chơi, nuôi nhốt vịt trời trong ao nuôi cá, nuôi vịt trời ở ruộng lúa. Các đặc điểm riêng đối với các loại chuồng nuôi chính là việc phải giữ cho toàn bộ nền chuồng được khô ráo, thoáng mát và có thể tránh được các động vật nguy hiểm đến vịt con như chuột, mèo, các loài rắn rếtvà các động vật khác nhằm muốn phá ổ trứng. Tránh mưa nắng cho ổ đẻ.

Xây dựng các ổ đẻ cho vịt đẻ được bố trí sát xung quanh các vách chuồng. cần có tính toán trong việc xây dựng ổ đẻ, phải làm ổ đẻ đảm bảo sao cho chúng ở phía trong chuồng đủ thời gian từ khi khi vịt leo lên bờ từ ao, di chuyển qua khu vực sân chơi rồi vào đến chuồng để đẻ trứng thì toàn bộ chân chúng đã khô, và đặc biệt là không để các ổ đẻ bị làm dơ ướt. Cần xây dựng để có thể ngăn cách, chia riêng các khu vực khác nhau cho ổ đẻ, mỗi ngày khoảng sau thời gian 8 giờ sáng thì cần ngăn các khu vực của phần này đi để tránh việc các con vịt vừa chơi bẩn rồi vịt vào nằm ngay bên trong ổ đẻ khiên ổ đẻ bị làm dơ.

Để đảm bảo mật độ hợp lý thì ta nên nuôi 2 đến 3 con vịt trên 1 mét vuông. Cần phải lót toàn bộ nền chuồng của chúng cùng các ổ đẻ bằng các loại rơm khô, cỏ khô hoặc có thể là trấu. Cần đặc biệt chú ý đến việc lót phía bên dưới ổ đẻ cần phải thường xuyên thay mới các loại rơm rạ cỏ khô này để tránh việc ẩm ướt và lên mối mốc nếu thời tiết ở điều kiện ẩm ướt thì các loại nấm mốc và  vi  khuẩn gây bệnh rất dễ sinh trưởng. Có thể dùng các loại gỗ, tre, và tấm cót,… để xây dựng ổ đẻ cho vịt và cần phân chia riêng thành từng ô có kích thước vào khoảng 30 x 60 x 50 cm.

Toàn bộ lượng nước để chăn nuôi vịt đẻ cần phải được thay thể hằng ngày và đảm bảo được công tác vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo các yêu cầu của người nuôi về số lượng trứng. Chú ý độ nghiêng của ao nuôi không được vượt quá 25 độ và đáy của ao không bị trơn trượt, đảm bảo bằng phẳng không gồ ghề để tránh các va đâp làm vỡ buồng trứng của vịt.

 Bảng giá thịt vịt trời hiện nay trên thị trường

Bảng giá thịt vịt trời hơi

Vịt trời Châu Á : 130.000 – 150.000 đ/kg

Vịt trời Bắc Mỹ: 120.000 – 140.000 đ/kg

Vịt Mốc: 120.000 – 138.000 đ/kg

Vịt Mỏ thìa: 135.000 – 155.000 đ/kg

Vịt Cánh trắng: 140.000 – 160.000 đ/kg

Vịt Vạn hoa: 140.000 – 165.000 đ/kg

Vịt Bai can: 125.000 – 150.000 đ/kg

Bảng giá thịt vịt trờ làm sẵn

Vịt trời Châu Á: 140.000 – 160.000 đ/kg

Vịt trời Bắc Mỹ: 130.000 – 150.000 đ/kg

Vịt Mốc: 130.000 – 152.000 đ/kg

Vịt Mỏ thìa: 150.000 – 170.000 đ/kg

Vịt Cánh trắng: 160.000 – 170.000 đ/kg

Vịt Vạn hoa : 150.000 – 175.000 đ/kg

Vịt Bai can: 135.000 – 160.000 đ/kg  

Mua vịt trời ở đâu giá rẽ uy tín

Trại giống Việt Pháp

Địa chỉ: Trại giống Việt Pháp, làng Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoại: 024 666 36 223 – 0163.237.4885

Trang trại VAC

Văn phòng giao dịch

+ Hà Nội: Tầng 10, Tòa CT33 Phạm Hùng, Hà Nội

+ Bình Dương: Vĩnh Phú 40, Thuận An, Bình Dương

+ Đắc Lắk: Y Nuê, Eatam, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắk

Trang trại chính:

+ Trang trại số 1: Lam Điền Chương Mỹ, Hà Nội.

+ Trang trại số 2: Vạn Thái Ứng Hòa, Hà Nội.

Điện thoại: 0915 900 366

Trang trại gà giống Thu Hà

Địa chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý, Hà Nam

Website: traigiongthuha.com

Trang trại vịt trời của anh Nguyễn Văn Vượng – Đăk Nông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *