Đặc điểm của con vịt.

Loài vịt có tên tiếng Anh là duck. Là  một loại gia cầm phổ biến ở Việt Nam, có thể cho trứng và cho thịt. Vịt là loài gia cầm tương đối dễ nuôi nên hiện nay nền nông nghiệp chăn nuôi vịt phát triển mạnh.

Vịt có bao nhiêu loại, cách phân biệt.

Vịt là loài chim thuộc họ Vịt nằm trong bộ Ngỗng. Vịt là một vật nuôi ưa nước, có thể sống được ở cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn, tuy nhiên đa số trong chăn nuôi, người ta nuôi vịt ở các vùng sông hồ nước ngọt, vịt có thân hình nhỏ bé hơn so với các bật nuôi khác trong bộ Ngỗng đó là ngan, ngỗng, thiên nga. Chiếc mỏ của vịt dẹt nên có thể lặn tìm và bắt các xinh vật nhỏ dười nước. Ngoài ra, côn trùng như châu chấu, ếch nhái hay giun cũng là thức ăn của loài vịt

Vịt được chia làm rất nhiều loại nhưng sau đây chúng ta chỉ tìm hiểu các loài vịt thường có trong chăn nuôi và đem lại hiệu quat kinh tế cao cho người nuôi.

Vịt cỏ, vịt tàu.

Vịt cỏ hay còn gọi là vịt tàu, vịt đồng là vật nuôi có nguồn gốc từ Việt Nam và được chăn nuôi rộng rãi. Vịt có nhiều màu lông khác nhau màu vàng, trắng, đen hoặc trắng có chấm đen. Mỏ vịt dẹt, khỏe và dài, thường có màu vàng. Cổ dài, thân hình thon nhỏ, ngực lép. Chân vịt dài so với thân màu vàng và có lớp màng bên ngoài. Có dáng đi khỏe mạnh, tỷ lệ sống tương đối cao. Khi trưởng thành, cân nặng của vịt thường dao động khoảng 1.5 kg. Thịt vịt cỏ ít mỡ, thơm ngon, có nhiều món được sản được chế biến từ vịt. Trung bình hằng năm, vịt có thể đẻ khoảng trên dưới 200 quả, phù thuộc vào điều kiện thời tiết và cách nuôi.

Vịt chạy Ấn Độ.

Vịt Chạy Ấn Độ tên tiếng Anh là Indian Runner duck. Là loài vịt có nguồn gốc từ miền đông Ấn Độ và được cải tạo theo hướng công nghiệp. Chúng có dáng chạy như chim cánh cụt, chạy rất nhanh và linh hoạt nên có cái tên là vịt chạy. Vịt có lông màu trắng ngà hoặc màu da bò. Lông phát triển và ôm sát vào thân vịt. Vịt chạy Ấn Độ thường đẻ rất sớm và năng suất đẻ trứng cao khoảng 200 trứng / năm,  và trứngvịt rất  thơm ngon. Lúc trưởng thành vịt có thể nặng đến 1.9 kg. Vì vậy ở Việt Nam, ngoài vịt cỏ thì vịt chạy Ấn Độ cũng thường được nuôi để lấy trứng vì độ dinh dưỡng có trong trứng vịt.

Vịt Triết Giang.

Vịt Triết Giang còn được nông dân Việt Nam gọi là vịt Siêu cò xuất xứ từ tỉnh Triết Giang của Trung Quốc. Là giống vịt siêu trứng được nuôi phổ biến ở Việt Nam vì dễ nuôi thích hợp với khí hậu Việt Nam và tỉ lệ sống sót cao. Lông vịt màu xám đen hoặc lông cánh sẻ nhạt, cổ cao, đầu nhỏ, mỏ dài và ngực hóp, thân hình dài, có háng bầu và rất rộng, phù hợp với giống vịt siêu trứng. Vịt trưởng thành có cân nặng vào khoảng 1.3kg. Vịt đẻ trứng rất sớm từ lúc 4 tháng tuổi. Mỗi năm, số lượng trứng mà vịt đẻ lên đến 250-270 quả. Ở Việt Nam, nhiều hộ dân đã thoát đói giảm nghèo nhờ giống vịt Triết Giang này.

Kỹ thuật cách nuôi cá mè trắng giống, thương phẩm lớn nhanh nhất

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con gà thịt, thả vườn, đẻ trứng tốt

Vịt Anh Đào

Vịt Anh Đào có xuất xứ từ thung lũng Anh Đào của nước Anh và có nhiều dòng khác nhau. Lông màu trắng, mỏ dài và chân có màu da cam, ngực rộng, thân hình to lớn và nặng nề. Vịt có khả năng cho trứng và thịt. Trong lượng thịt vị lúc 2 tháng tuổi có thể lên đến 3kg, vịt đực trưởng thành nặng đến 4kg còn vịt cái là 3.5kg. mỗi năm, sản luộng trứng đạt vào khoảng 150 quả. Ở Việt Nam có giống vịt Anh Đào lai được cho phép nuôi đại trà. Hiện nay, vịt đang được nuôi với mục đích lấy thịt và là nguồn tiềm năng sản xuất thịt vịt ở miền Nam.

Vịt siêu trứng VC 2000 layer

Vịt siêu trứng VC 2000 layer là giống vịt có nguồn gốc từ Anh nhập vào Việt Nam và có khả năng thích ứng cao với khí hậu Việt Nam. Vịt có bộ lông trắng tuyền, đầu tròn mắt tinh, khoảng cách 2 chân rất rộng, chân và mỏ đều có màu vàng. Tuổi vịt đẻ vào khoảng 5 tháng tuổi, lúc bày trọng lượng vịt là khoảng 2kg. Lượng trứng hằng năm vào khoảng 300 quả.

Vịt siêu thịt supper

Giống vịt siêu thịt supper là giống vịt cho năng suất cao có xuất xứ từ Anh và được nhập vào Việt Nam từ năm 1990. Là động vật ăn tạp dễ nuôi, tỉ lệ sống sót cao, trong 1 tháng tuổi rưỡi cân nặng vịt có thể lê đến 3.5kg. Lông vịt màu trắng, mỏ vàng dài và to, thân dài, ngực nở, đùi và chân phát triển. Vịt có khả năng chạy đồng kiếm mồi tốt và thích nghi với mọi hệ sinh thái. Đối với vịt trống trưởng thành, cân nặng là 4.2kg còn đối với vịt mái là 3.5kg. Vịt nuôi dùng để lấy thịt theo hình thức nuôi nhốt và cho thức ăn tại chổ. Nếu vịt đẻ thì hiệu quả kinh tế sẽ bị giảm hơn 1 nữa.

Vịt Bạch Tuyết     

Là vị nội địa của Việt Nam, lai giống giữa vịt cỏ và vịt Anh Đào. Là giống vịt được chọn lai từ các con giống khỏe mạnh nên vịt có năng suất tương đối ổn định. Lông vịt màu trắng tuyền, vóc dáng vừa phải, cổ thanh, ngực nở. Vịt có khả năng lặn tìm các sinh vật, thức ăn dưới nước rất tốt, phù hợp với hình thức chăn thả và duy trì khả năng kiếm nhặt thức ăn, duy trì sức khỏe tốt. khi trưởng thành, vịt trống có khối lượng dao động trong khoảng 2.3kg còn vịt mái là 1.8kg, sản lượng trứng trong năm là khoảng 150 quả.

Vịt siêu nạc grimaud

Là giống vịt công nghiệp có nguồn gốc từ Pháp và được ứng dụng rộng rãi vì đem lại hiệu quả kinh tế cao vì có thời gian thích nghi nhanh và thời gian nuôi dưỡng ít hơn so với vịt khác. Vịt có lông trắng, mỏ vàng, thân gọn, cổ thanh, dáng trung bình, là giống vịt có tỉ lệ thịt cao, ít mỡ, tiêu tốn thức ăn ít và khả năng phát triển nhanh. Giai đoạn trưởng thành vị có thể có cân nặng đến 3kg. Trung bình trong năm vịt có thể đẻ được 240 trứng. Hiện nay, vịt được nuôi chủ yếu ở khu vực miền Nam và được người nuôi gọi là thịt siêu nạc.

Vịt Đại Xuyên

Là giống vịt được nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, thuộc viện chăn nuôi Việt Nam. Đây là loại vịt đầu tiên ở Việt Nam có thể uống nước biển và săn tìm con mồi trên biển, vì vậy đây là vật nuôi có thể đáp ứng được nhu cầu biến đỏi khí hậu và tạo ra nền kinh tế biển đảo phát triển, đặc biệt ở khu vực quần đảo Trường Sa. Đây là loại vịt có thể cho trứng và thịt và thích nghi tốt và có thể sinh sản được với mọi điều kiện của nước, chống chịu dịch bệnh, tỉ lệ nuôi sống cao chất lượng thịt tương đối cao. Vịt có lông cánh sẻ đậm. Khi trưởng thành, trọng lượng của vịt lên đến 3.2kg và năng suất trứng dao động trong khoảng 240 quả/năm.

Vịt Cổ Lũng

Đây là giống vịt có xuất xứ từ xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là giống vịt quý được người dân Cổ Lũng giữ gìn sự di truyền của vịt. Vịt có bộ lông khoan và mướt, chân nhỏ và ngắn, cổ rụt. Giống vịt này ưa môi trường sạch sẽ, thoáng mạt, kiếm ăn ở các khu vực suối. Thịt vịt Cỗ Lũng nổi tiếng thơm ngon, xương nhỏ và nhiều nạc vì vậy thịt vịt được đánh giá là có chất lượng cao, hấp dẫn. Cân nặng trung bình của vịt trưởng thành khoảng 1.8 đến 2kg. Hiện nay số lượng vịt đang giảm.

Vịt bầu

Đây là giống vịt có nguồn gốc từ Việt Nam, được nuôi chủ yếu ở khu vực nông thôn, phân bố rộng rãi ở khu vực miền Bắc, miền Nam và các tỉnh thuộc đồng bằng Duyên hải miền Trung. Lông vịt có rất nhiều màu phổ biến là màu xám, trắng hoặc khoang đen trắng, thân hình lừ khừ vững chắc và chạy rất nhanh, kiếm ăn giỏi ở các khu vực đồng ruộng, vị có đầu to, cổ ngắn, bụng sâu, dáng đi lạch bạch. Vịt nuôi 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu đẻ. Trung bình, cân nặng trưởng thành của vịt đực dao động ở mức 2.4kg cong vịt cái là 2.1kg.

Hướng dẫn kỹ thuật cách cho vịt ăn.

Thức ăn của vịt là gì?

Đối với thức ăn tự nhiên, nguồn thức ăn phong phú nhất là thóc, thóc được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, thóc có tỉ lệ protein là 8.5% và hàm lượng lizin cũng khá cao, ngoài ra để cung cấp thêm các nguyên tố đa lượng và vi lượng thì ta dùng thêm ngô, ngô có hàm lượng protein cao hơn là thóc. Ngoài các loại ngô, thóc ra, vịt cũng có thể ăn thêm các loại cây họ đâu, các sinh vật nhỏ dưới nước, các loài lưỡng cư nhỏ như ếch nhái, các động vật không xương sống như giun.

Đối với thức ăn công nghiệp ta cũng có thể sử dụng bộ cá có chứa lượng protein từ 30 đến 50%, khoáng 20 đến 35% và hệ số tiêu hóa rất cao có thể lên đến 92%. Ngoài sử dụng bột có, để bổ sung thêm lizin và canxi ta cho vịt ăn thêm bột đầu tôm, bột đầu tôm có giá trị dinh dưỡng rất lớn và thích hợp cho vịt ăn. Ngoài ra còn có thể cho vịt ăn bột vỏ sò và bột xương.

Một số lưu ý đối với thức ăn dành cho vịt: Vịt được nuôi thả tự do nên dùng máng tự động, mối ngày đổ vào máng ăn cho vịt một lần, sau mỗi ngày cần kiểm tra và vứt bỏ lượng thức ăn thừa gây ẩm mốc gây bệnh tả cho vịt và để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý. Giai đoạn trưởng thành sắp tiêu thụ, vịt cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cần bổ sung protein và chất khoáng nhiều hơn. Nhu cầu uống nước của vịt cũng thay đổi theo từng tuần tuổi cho nên cần thường xuyên theo dõi và có chế độ hợp lý nhất.

Nên cho vịt ăn bao nhiêu lần một ngày.

♦ Giai đoạn 1 đên 3 ngày tuổi, cho vịt ăn 4 đến 6 bữa một ngày với thức ăn là ngũ cốc đã nấu chính kết hợp với bột cá, vitaminC.

♦ Giai đoạn 4 đến 10 ngày tuổi, cho vịt ăn 4 bữa trên ngày, dùng máy ép để nghiền nhỏ các loại cua ốc cho vịt ăn.

♦ Giai đoạn 11 đến 1 tháng tuổi thì cho vịt ăn các loại rau củ, ngũ cốc, các loại cua ốc đã được nghiền nát và cho ăn 2 đến 3 bữa trên ngày

♦ Giai đoạn trên 1 tháng tuổi cho vịt ăn 1 bữa trên ngày với thức ăn là các loại ngô, thóc, bột cá, bột đầu tôm, các động vật không xương sống băm nhuyễn.

Tinh tế cho vịt ăn theo mùa.

Mùa hè: Với thời tiết mùa hè cần cung cấp đủ lượng nước uống cho vịt, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, đối với vịt con cần trộn lẫn thêm vitaminC vào nước. Thời điểm mùa hè cần cho vịt ăn các loại rau củ trộn lẫn với cơm chính, có thể bổ sung them dinh dưỡng cho vịt bằng bột đầu tôm, bột cá, các loại động vật như ếch nhái, giun, ốc, cua đã được băm nhuyễn.

Mùa đông: Đối với thời tiết mùa đông, cần đảm bảo giữ ấm cho vịt. thức ăn phổ biến và dược tin dùng là bánh mì trắng, nó giúp quá trình lên men trong cơ thể được diển ra một cách dễ dàng, ngoài ra còn có thể sử dụng các loại hạt ngũ cốc như ngô, lúa, các loại thức ăn từ động vật như mùa hè, ngoài ra có thể sử dụng thêm thức ăn công nghiệp là các loại bột thức ăn chuyên dụng của vịt.

Vỗ béo vịt trưởng thành trước khi giết mổ.

Đến gia đoạn giết mổ, đẻ mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho ngườu chăn nuôi, để đem đến cho vịt có dố lượng thịt đủ lớn thì cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn, lượng thức ăn cần được bổ sung đầy đủ các loại thóc ngô, ngủ cốc, các loại bột chứa hàm lượng protein cao, các động vật không xương sống như giun, ốc, cua nghiền cùng các động vật lưỡng cư băm nhuyễn. Lượng thức ăn trong gia đoạn này cần được bổ sung gấp 2 lần so với bình thường, cần cung cấp đủ nguồn nước sạch cho vịt, trong nước cần hòa thêm một số khoáng chất, vitaminC cho vịt.

Cách cho vịt ăn thời kì đẻ trứng     

Thời kì đẻ trứng, vịt cần nhiều protein đặc biệt là protein có nguồn gốc động vật như giun, ốc, tôm, cua, sâu bọ, châu chấu, các loại vitamin như A,B và D. Một số thức ăn có chứa nhiều bột đường như thóc, ngô, sắn. Các thức ăn giàu đạm và khoáng như giun đât, ngoài ra có thể cho vịt ăn thêm các loại bột kích trứng. Mỗi ngày cần cho vịt ăn từ 2 đến 3 lần vào buổi sáng và chiều, vệ sinh máng ăn uống cho vịt thường xuyên và cách ly các lứa vịt khác với nhau.

 Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi vịt con

Hướng dẫn cách nuôi vịt con

♦ Đầu tiên ta tìm một nơi an toàn để vịt sinh sống.

♦ Tiếp đén ta lựa chọn các thùng chứa vịt đảm bảo sự thông thoáng cho vịt, rải mùn cưa lên đáy hộp, dùng đèn sợi đốt cong suất 40W để sưởi ấm cho vịt và đảm bảo phần đáy hộp không bị nóng.

♦ Đặt từng bát con chứa nước vào chuồng nuôi để vịt uống nước. thức ăn dành cho vịt là các loại thức ăn nấu chính, nghiền nhỏ hoặc được băm nhuyễn. sau khoảng hơn nữa tháng tuổi thì có thể cho ăn thức ăn viên. Lưu ý phải cho vịt ăn nhiều lần trên ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của vịt, không cho vịt ăn thức ăn của gà. Cho vịt làm quen với nước nhưng không được để vịt bơi quá lâu

Hướng dẫn cách nuôi vịt con mới nở

♦ Đầu tiên ta cần tìm hộp ủ ấm có khả năng cách nhiệt tốt và đủ độ ấm. sử dụng bóng đèn sợi đốt 100W

♦ Tách riêng vịt con vào lồng úm, dử dụng vỏ trấu, mùn cưa hoặc khan mềm để giữ ấm và đảm bảo thông thoáng cho lồng úm. Cần chú ý đến nhiệt độ của lồng úm, tránh để quá nóng

♦ Trong giai đoạn này cần cho vịt ăn thức ăn nghiền nhỏ, đã được nấu chín mềm. thêm lá hành vào thức uống cho vị với tỉ lệ 1%, sau đó cho vịt uống nước sạch. Không nên cho vịt ăn thức ăn có đạm nhiều.

Hướng dẫn cách nuôi vịt con làm thú cưng

Chuẩn bị lồng nuôi thoáng mát, có hệ thống đèn sưởi ấm cho vịt. tự tạo ra một hệ thống hồ bơi mini dành cho vịt. Hồ bơi có diện tích khoảng 1m2 và chiều cao 50cm và thay nước mỗi ngày. Đồ ăn và thức uống cho vịt được bố trí trong các bát con nhỏ, và dùng các thức ăn chuyên dụng dành cho vịt nuôi để làm thú cưng. Cho vịt ăn 4 đến 5 lần trên ngày và đảm bảo chiếu sáng sưởi ấm cho vịt 24/24.

Hướng dẫn kĩ thuật cách nuôi vịt nhanh lớn

Kĩ thuật cách nuôi vịt trên cạn

Yêu cầu cần có chuồng nuôi rộng và có hệ thống kiểm tra giám sát hoặc khu vực chăn nuôi gần nhà để dễ dàng quản lý

Nuôi vịt trên cạn có thể nuôi tự do không theo mùa, thuận tiện cho việc gom ủ phân cho cây trồng

Đầu tiên ta cần chọn các con giống khỏe mạnh, mỏ khép kín, lông khô, không bị các di tật, đi lại và bơi cứng cáp.

Bố trí máng ăn uống bên trong chuồng nuôi, làm bằng tôn hoặc mnasg treo cao ngang lưng vịt. sử dụng rơm rạ, mùn cưa để lót chuồng, và lót có độ dài 10 đến 12 cm và phải bố trí thêm chất sát trùng cho truồng trại. Lồng úm vịt cần đảm bảo mật độ thoải mái cho vịt. Khoảng 100 con trong lồng có kích thước 1.5×1.2×0.6m

Đối với vịt lấy thịt cần cung cấp thức ăn với tỉ lệ protein 20% trong tháng đầu, sau đó tăng dần lượng thức ăn đến khi vịt đủ cân nặng thì giữ nguyên lượng thức ăn.

Đối với vịt lấy trứng cung cấp thức ăn có tỉ lệ protein 20% trong tháng đầu, tháng sau ăn với tiêu chuẩn 75gram/con/ngày

Sân chơi cho vịt cần đảm bảo khô ráo sạch sẽ, bố trí lưới cao 1m xung quanh, có thể trồng thêm một số cây trồng bóng mát cho vịt.

Kĩ thuật cách nuôi vịt đẻ trứng

Cần chọn chuồng trại nơi khô ráo thoáng mát, tránh ồn ào vì có thể vịt di chuyển làm trứng dập hoặc đẻ non, có ngăn cách từng chuồng riêng. Mỗi chuồng thiết kế 4 đến 6 ổ đẻ cho vịt (thường dùng thúng).

Cho vịt ăn 2 lần trên ngày vào thời gian mát mẻ. thức ăn dành cho vịt là các loại ngũ cốc, các loại cây họ đậu hoặc có thể sử dụng thức ăn dạng viên cho thuận tiện. đảm bảo nhu cầu uống hằng ngày vì lượng nước gấp 3 lần thức ăn.

Kĩ thuật cách nuôi vịt siêu thịt

Cần chọn vịt giống có thân dài, ngực sâu, cổ dài và đi lại cứng cáp. Chuồng nuôi cần có ao nước cho vịt và bố trí xa khu dân cư và các trục đường giao thông để tránh gây ô nhiễm môi trường, bố trí thêm màn che để tránh mưa bão.

Đảm bảo chuồng úm cho vịt trong 2 tuần đầu 8x8m cho khoảng 2 nghìn con và cách xa nóc nhà để đảm bảo thông thoáng.bố trí máng ăn uống bằng tôn và bóng đèn sưởi ấm 75W

Đối với vịt 3 ngày tuổi thì cần pha thêm 15g vitamin và 50g glucozo vào 1 lít nước. cho vịt làm quen với thức ăn là cơm nguội sau đó bổ sung thêm ngô luộc xay mịn.

Đối với vịt nữa tháng tuổi thì cho vịt làm quen với các thức ăn từ động vật như giun, ốc, tôm, cua và các động vật lưỡng cư xay nhuyễn.

Vịt 1 tháng tuổi duy trì mật độ 16 con/m2 chuyển dần thức ăn sang gạo, bột cám và một ít rau xanh cùng lượng protein từ động vật. sau đó tăng dần lượng thức ăn đến khi vịt có cân nặng têu chuẩn thì giữ nguyên trọng lượng thức ăn.

Kĩ thuật cách nuôi vịt xiêm

Đảm bảo nhiệt độ chuồng vịt trong khoảng 30 độ C. sau một tuần tuổi thì có thể giảm xuống 20 độ.

Vịt nuôi khoảng 2 tháng tuổi là có thể giết thịt. Lượng thức ăn mà vịt tiêu thụ không nhiều. trong ngày vịt ăn khảng 35 gram thức ăn và uống 200ml nước trong tuần đầu. các tuần tiếp theo lượng thức ăn tiêu thụ sẽ nhiều lên. Thức ăn dành cho vịt chủ yếu từ các loại ếch nhái, ngũ cốc, các loại bột.

Vịt ăn xong cần phải dọn máng, loại bỏ các thức ăn thừa, ôi thiu và mốc hỏng, vệ sinh máng thường xuyên cho vịt. vệ sinh chuồng trị và tiêm vắc xin đúng định kì, liều lượng

Kĩ thuật cách nuôi vịt thả vườn

Chuẩn bị chuồng trị khô ráo và tránh được gió mùa, vệ sinh sạch sẽ hệ thống máng ăn uống cho vịt. Khử sạch chuồng trại bằng vôi bột, thuốc tím.

Đối với vịt 10 ngày tuổi cần có hệ thống sưởi ấm 30 độ C và đảm bảo độ ẩm 65% và đảm bảo đủ ánh sáng không để vịt bị liệt. thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của vịt, phải cách ly ngay vịt có hiện tượng nhiểm bệnh.

Mật độ vịt trên sàn lưới

♦ Đối với vịt con 1 tháng tuổi có thể nuôi khoảng 30 con/m2  

♦ Máng ăn được bố trí với số lượng vịt trên 1 máng là 80 đến 100 con.

Chi phí nuôi vịt thịt

♦ Chi phí con giống: 10.000 đến 12.000 đ/con

♦ Chi phí thức ăn: Cám vịt 1: 230.000/bao

                              Cám vịt 2: 200.000 /bao

♦ Chi phí thuốc thú y: Vaccine, Chi phí kháng sinh điều trị , Thuốc bổ trợ,… Tổng chi phí thú y: 3.250.000 VNĐ

♦ Chi phí điện nước: 2.000.000 VNĐ

♦ Chi phí xây dựng chuồng trại, thiệt bị: 2.000.000 VNĐ

Kỹ thuật làm chuồng trại cho vịt

Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt con

Tỉ lệ vịt con chết do gió rất cao, nên chuồng vịt con cần có hệ thống che chắn gió.

Về kích thước: Xây dựng chuồng nuôi không quá rộng. Đối với vịt con nữa tháng tuổi, ta xây chuồng 5x10m với chiều cao 1.5m cách mái 3m để nuôi khoảng 1000 con.

Tường được xây dựng bằng gạch hoặc tre cao 1.5m, sử dụng lưới cht B41 bên ngoài và có phủ bạt bên ngoài để tránh sương mù.

Đối với phần mái chuồng nuôi ta sẽ sử dụng ngói xi măng, mái tôn hoặc sử dụng lá cọ hay rơm rạ có độ dốc khoảng 30 đến 45 độ

Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trên cạn

Cách làm chuồng trại cho vịt tương đối đơn giản, có thể sử dụng gỗ, lá cọ, rơm rạ hoặc muốn chắc chắn hơn ta sử dụng gạch. Đối với vịt lấy trứng cần chuẩn bị thêm các ổ đẻ có đường khính 0.5m.

Cần chọn chuồng vịt theo hướng Đông Nam để tránh gió lùa và đủ ánh sáng cho vịt phát triển

Tường chuồng: có thể xây tường bằng gạch hoặc bằng tre nứa có độ cao từ 1 đến 1.5m, có lưới rào B41 bên ngoài và bạt để tránh sương mù. Vào mùa đông,  có thể sử dụng thêm bạt để quay xung quanh chuồng và lắp thêm đèn để sưởi ấm cho vịt.

Kỹ thuật làm sàn lướt nuôi vịt

Hệ thống lưới được đặt vững chắc trên cao 0.5m trên mặt sàn xi măng có trải trấu, rơm rạ bên dưới, phía trên có lưới che mưa chắn gió. Ba mặt tường được giăng lưới còn mặt còn lại được xây tường sát vách. Bố trí các lồng đẻ trứng có đường kính 1m và tấm bạt vuông để hứng thức ăn văng ra từ mỏ vịt.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt thả vườn 

Cách làm chuồng trại cho vịt tương đối đơn giản, có thể sử dụng gỗ, lá cọ, rơm rạ hoặc muốn chắc chắn hơn ta sử dụng gạch. Đối với vịt lấy trứng cần chuẩn bị thêm các ổ đẻ có đường khính 0.5m.

Thiết kế sàn bằng gạch hoặc xi măng, đảm bảo hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Cần chọn chuồng vịt theo hướng Đông Nam để tránh gió lùa và đủ ánh sáng cho vịt phát triển

Đối với phần mái chuồng nuôi ta sẽ sử dụng ngói xi măng, mái tôn hoặc sử dụng lá cọ hay rơm rạ có độ dốc khoảng 30 đến 45 độ.

Bảng giá một số thịt vịt hiện nay

Vịt cỏ Vịt siêu thịt supper Vịt bầu Vịt Cổ Lũng

Giá thịt vịt hơi

80.000đ/kg

70.000đ/kg

75.000đ/kg

125.000/kg

Giá thịt vịt làm sẵn 100.000đ/kg 85.000/kg 90.000đ/kg

150.000/kg

    

Các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho vịt

♦ Bệnh giun chỉ thường khiến vịt chậm phát triển khiến giá thành sản phẩm thấp. ta có thể sử dụng dung dịch thuốc tím 0.5% hoặc Natri Chloride NaCl 5%. Hoặc sử dụng các loại thuốc tẩy giun khác như Mebendzol 10% hoặc Levamysol 7.5%.

♦ Bệnh nấm phổi khiến vịt chán ăn, khó thở, suy nhược cơ thể và có thể gây ra bại liệt. đẻ đề phòng loại bệnh này, trước hết ta cần đảm bảo sự thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ cho chuồng trại, bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho vịt. Sát trùng định kì chuồng trại bằng các dung dịch Vimekon, Vime – Iodine, Vime – Protex

♦ Bệnh cúm ở vịt con khiến vịt con gầy yếu, chảy nước mũi và gây ra co giật. để phòng bệnh, ta cần vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, đảm bảo độ ẩm trong khoảng 65%. Cho vịt ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin.

♦ Bệnh dịch tả thường có biểu hiện vịt chán xuống nước, ủ rũ, chân bị tê liệt. để phòng bệnh này, cần cách ly và giết bỏ các vịt nhiễm bệnh và chôn chung với vôi sống và chuyển dàn vịt còn lại sang nơi khác, tiến hành sát trùng chuồng trại và bổ sung vitamin cho vịt.

♦ Bệnh tụ huyết trùng thường gây triệu chứng vịt chết đột ngột, xác chết tụ vết tím bầm, ngũ tạng đều bị xâm huyết. Để phòng bệnh ta cần dùng vôi tẩy uế toàn bộ chuồng trại và máng thức ăn. Dùng Tetramycine hay Chloramphenicol và Sulfamide trộn vào thức ăn hay nước uống cho vịt.

♦ Bệnh E.coli là bệnh khá phổ biến ở vịt gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột xâm nhập chủ yếu qua đường thức ăn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy, trước tiên ta cần sát trùng kĩ chuồng trại và các máng awnn uống cho vịt, đảm bảo không có thức ăn bị ôi thiu còn trong máng. Dùng kháng sinh E.coli và tiêm vắc xin E.coli cho vịt. Khi vịt nhiemx bệnh, cần sử dụng các loại kháng sinh sau:  Norfloxacin 200, Enro-haneocol, Enro-trimecol, Bio-anflox 50.

Mua vịt giống ở đau thì khỏe mạnh và giá rẽ

♦ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Chèm, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội): ĐT: (04) 8389773.

♦ Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bình Thắng (Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương): ĐT: (0650) 751615 – 749270.

♦ Công ty Gia cầm TP.HCM (43 Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM): (08) 8833302 – 8833293

♦ Trung tâm Phát triển Chăn nuôi miền Trung (420 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *