Hoa súng là loại hoa có nhiều công dùng và ý nghĩa khác nhau được thể hiện qua từng màu sắc riêng biệt. Chúng mang đến một vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật và nhân văn ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói chung. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa súng nhé.

Đặc điểm của hoa súng

Hoa súng có tên khoa học là Nymphaea Spp, thuộc dòng họ thực vật Súng, có xuất xứ nguồn gốc từ các nước thuộc châu Á, châu Úc, châu Mỹ với hơn 200 loài khác biệt. Hoa súng là loại cây sống lâu năm, chúng thường sống ở các khu vực đầm lầy, ao, hồ, sông, suối,… Bao gồm có 2 loại hoa súng chính: súng chịu rét thường nở vào ban ngày, và súng nhiệt đới nở vào ban đêm, và nếu khí hậu ấm áp loại hoa này có thể nở suốt cả năm.

Hoa súng có thân thuộc loại thân nước thủy sinh, thân rễ bò dài trong bùn ao hồ. Lá cây hoa súng là lá đơn, có hình tròn, mặt trên nhẵn bóng và có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh lam hoặc xanh tím  đậm, xẻ thùy sâu đến cuống, mép lá uống lượng sóng. Hoa súng thường có màu hồng hoặc màu trắng, mỗi cuống hoa chỉ nở 1 bông, và nổi hẳn lên trên mặt nước. Cánh hoa súng mềm mịn, hình những chiếc thuyền nhỏ, được xếp chồng lên nhau thành từng lớp từ tâm hoa dần ra ngoài. Nhụy hoa màu vàng, và hoa có rất nhiều quả mọc ở giữa. Hoa súng có mùi thơm dịu nhẹ, khi được trồng thành những đầm hoa súng, mỗi độ mùa hoa nở tạo cho người ta không khí thoáng mát, và luôn thoang thoảng hương thơm rất dễ chịu.

Hoa súng mang ý nghĩa phong thủy tốt, đem lại sự may mắn, thịnh vượng, sung túc cho gia chủ. Hoa súng rất đa dạng về màu sắc, mỗi màu hoa lại mang một ý nghĩa khác nhau. Hoa súng tím tượng trưng cho tinh yêu đôi lứa, chung thủy và sắc son. Hoa súng đỏ lại tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt, nồng cháy. Hoa súng hồng tượng trưng cho sự trẻ trung. Màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, tinh khôi.

Hoa súng được xem là một loại cây mang ý nghĩa thiết thực về cả vật chất lẫn tinh thần. Khi mùa màng bội thu, chúng mang lại một mức thu nhập cao cho những người nông dân. Chúng được trồng để làm đẹp cho môi trường, trang trí cho khuôn viên gia đình thêm xanh đẹp. Ngoài ra, hoa súng còn có công dụng điều chế những bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh như thanh nhiệt, cầm máu, chống co thắt, trợ tim, tăng cường sinh lực.

Cách trồng và chăm sóc hoa súng

Hoa súng là loại cây trồng mang đặc tính thủy sinh nên chăm sóc rất đơn giản. Nếu trồng tại các ao hồ, ta không cần phải quan tâm quá nhiều đến việc chăm sóc chúng, khá là dễ dàng. Ngày nay, mọi người hay trồng hoa súng vào các chậu, thì cần lưu ý một số điểm sau:

Chậu trồng: trồng hoa súng nên lựa chọn những chậu có đường kính lớn, không có lỗ thoát nước, và có độ sâu, bởi đặc tính loại hoa này phát thường phát triển theo bề ngang, nên chậu càng to, thì cây có thể cho nhiều hoa và phát triển tốt.

Đất trồng: ưu tiên sử dụng những loại đất thịt, trộn chung với các loại như phân chuồng hoai mục, vỏ trấu, mùn hữu cơ để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Lưu ý, bạn phải loại bỏ hết tất cả sỏi, đá, than bùn.

Cây giống: thông thường, mọi người trồng cây súng bằng cách trồng củ giống. Sau khi loại bỏ hết các rễ già mục, và các cành lá thì trồng củ vào chậu đã chuẩn bị sẵn. Trồng củ ở sát thành chậu, theo góc nghiên 45 độ và hướng lên trên để củ có thể nảy mẩm.

Nước: súng là loại thực vật thủy sinh, nên sau khi trồng củ giống, cần đổ nước đầy chậu, để nơi thoáng mát và có ánh sáng mặt trời để cây có thể phát triển tốt. Phải chú ý duy trì lượng nước trong chậu, và nếu nước quá đục có thể thay nước cho cây. Khi thay nước, cần để nước trong xô 1 ngày để cân bằng nhiệt độ của nước và môi trường.

Ánh sáng và nhiệt độ: hoa súng là loại cây ưa sáng, mỗi ngày chúng cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 6 giờ để cây có thể quang hợp, phát triển và ra nhiều hoa. Súng ưa thích sự ấm áp, không ưa quá lạnh, cũng không ưa quá nóng, nhiệt độ thích hợp để cây có thể nở hoa quanh năm là từ 15 độ đến 30 độ. Nếu quá nóng, chúng có thể không phát triển và không nở hoa. Nếu quá lạnh, thì chúng khép lại mà đợi đến khi thời tiết ấm áp hơn.

Phân bón: trước khi trồng thì đất đã được chúng ta trộn xử lý bằng phân chuồng hoai mục, NPK, phân hữu cơ. Sau khi củ nảy mầm và phát triển tầm 1 đến 2 tháng thì chúng ta nên bón thêm 1 thìa phân bón được gói vào giấy báo, rồi để ngay gốc cây để bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp cây có thể phát triển tốt hơn.

Sâu bệnh: hoa súng rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên khi trồng loại hoa này cần lưu ý 2 loại sâu bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cây là rệp sáp và ruồi bọ. Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ 2 loại bệnh này bằng cách sử dụng thuốc diệt côn trùng.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc hoa súng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết có thể giúp những bạn đang trong quá trình tìm hiểu và có mong muốn trồng loại hoa này. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *