Chim bồ câu là một loài chim khá là dễ nuôi trong khâu chuẩn bị thức ăn, cũng như trong khâu chăm sóc bởi chim bồ câu có tính hằng nhiệt, không quậy phá, dễ chăm sóc nên được rất nhiều hộ gia đình chọn đến, một phần thì nuôi để làm cảnh, phần thì để chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, cũng cần tránh các bệnh thường gặp hay mắc phải ở loại chim này như:

Bệnh thương hàn ở chim bồ câu

Nguyên nhân: do vi khuẩn salmonella gallinacerum và s.enteritidis gây ra.

Triệu chứng mắc bệnh ở chim: bỏ ăn, không còn linh hoạt, vận động nhanh nhẹn như trước, phân màu vàng, phân lỏng, thở nhanh gấp, đứng ủ rủ, xù lông, mắt lờ đờ. Triệu chứng xuất hiện trong 3 ngày và sau đó dần dần chim ỉa ra máu, nếu không phát hiện và chữa trị kịp lúc thì chim sẽ chết.

Phòng bệnh: khử trùng khu vực trong và ngoài chuồng nuôi bằng vôi trắng hoặc thuốc khử trùng. Khi xuất chuồng lứa này và thả lứa khác vào cũng cần khử trùng và để chuồng trống trong 2 ngày mới được thả vào. Phải vệ sinh chuồng thường xuyên 4 lần/ tuần. Khi chim có dấu hiệu bị bệnh cần tách chim bệnh sang nơi khác và khử trùng xung quanh. Dụng cụ ăn uống cho chim phải được vệ sinh sạch sẽ. Khẩu phần ăn phải đảm bảo đúng theo qui trình, không để thức ăn bị hỏng, mốc

Điều trị: phối hợp 2 loại thuốc là tetracylin và bisepton với liều lượng 50mg/kg. Dùng thuốc pha chung với nước uống, cho chim uống liên tục trong 5 ngày. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm vitamin, thuốc tăng sức, trợ lực cho chim.

Bệnh thương hàn ở chim bồ câu

Bệnh cầu trùng ở chim bồ cầu

Bệnh thường xuất hiện ở bồ câu từ 2-4 tháng tuổi. Thời điểm lây lan nhiều dịch bệnh là vào cuối mùa xuân hoặc mùa đông.

Nguyên nhân: bệnh do ký sinh đơn bào giống Eimeria gây ra. Cầu trùng sau khi xâm nhập vào dường tiêu hóa của bồ câu qua nước uống, thức ăn sẽ kí sinh trong niêm mạc ruột của chim. Gây hại đến hệ tiêu hóa và làm cho chim ỉa lỏng, cầu trùng sẽ theo phân ra bên ngoài nên chính phân là nguyên nhân lây lan bệnh. Khi chim ăn phải thức ăn có dính cầu trùng thì sẽ vào ruột và tiếp tục lây bệnh.

Triệu chứng: chim kém ăn, chậm phát triển, phân lỏng, có khi phân có máu do niêm mạc ruột xuất huyết. Nếu lâu ngày không phát hiện thì chim có thể chết do ỉa lỏng quá nhiều và kiệt sức mà chết.

Hướng điều trị: dùng thuốc pharticoc-plus, dùng thuốc liên tục trong 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục lại, với liều lượng 10g/7 lít nước, dùng pha trộn chung với nước để chim bồ câu uống. Dùng kèm thuốc với thuốc kháng sinh như pharmequin, pharamox g liều lượng 1g/ lít nước uống như trên.

Phòng bệnh: vệ sinh chuồng trại thật kỹ, tiêm ngừa vacccine, phun thuốc khử trùng, vệ sinh dụng cụ ăn uống của chim, không cho chim ăn thức ăn mốc, bẩn.

Hướng dẫn kỹ thuật, cách nuôi chim bồ câu thương phẩm, sinh sản tốt

Bệnh giun sán ở chim bồ câu

Nguyên nhân: do sán dây hoặc giun đũa gây ra.

Triệu chứng: chim bỏ ăn, ăn kém, đứng ủ rũ, xù lông, mắt lờ đờ, kém vận động, ỉa lỏng phân có màu vàng hoặc xanh nhạt.

Phòng bệnh: khử trùng chuồng trại, cho chim uống thuốc giun định kỳ cứ 4 tháng/lần bằng thuốc Piperazin, dùng pha trộn chung với nước để chim uống.

Cách điều trị: tẩy giun bằng thuốc Piperazin định kỳ cho chim, với liều lượng 0,3g/kg trộn chung với nước uống, sau 3 giờ, giun theo phân ra bên ngoài.

Điều trị một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu

Bệnh nấu diều ở chim bồ câu

Nguyên nhân: do dùng thuốc kháng sinh dài ngày, dụng cụ đựng thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh.

Triệu chứng: xuất hiện lớp vảy da màu vàng ở miệng, có thể rớt ra, sau đó lây lan xuống họng và diều. Chim bỏ ăn, ít vận động, uống nhiều nước, mệt mỏi, ủ rũ.

Cách phòng bệnh: khử trùng chuồng nuôi, không cho chim ăn thức ăn mốc, hôi, nước uống phải sạch.

Điều trị: cho chim uống nấm phổi GVN, 10g/2,5 lít nước. Kết hợp với kháng sinh như Pharamox G,.. cho chim uống liên tục trong 5 ngày.

Bệnh mổ lông, rụng lông ở chim bồ câu

Nguyên nhân: do hàm lượng thức ăn không đủ, thiếu chất dinh dưỡng, do diện tích nuôi chim bị hẹp, quá chật, không có ánh sáng.

Triệu chứng: chim tự mổ lông dẫn đến rụng lông nhiều.

Điều trị: cho chim uống thường xuyên Pharotin 10g/ 3 lít nước, uống liên tục trong 5 ngày. Bổ sung thêm vitamin cho chim uống thêm.

Bệnh newcatxon ở chim bồ câu

Nguyên nhân: do vi rút gây bệnh.

Triệu chứng: chim ỉa lỏng, ủ rũ, mắt lờ đờ, kém vận động, chân khô, diều căng lên do không tiêu hóa được thức ăn. Tỷ lệ chết khá cao. Có khi tự lăn ra chuồng rồi chết. Bệnh này rất nguy hiểm và lây lan cao nên nếu phát hiện bệnh cần tiêu hủy ngay.

Điều trị: tiêm vaccine đầy đủ cho chim, đặc biệt khi chim còn nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *